アセットパブリッシャー アセットパブリッシャー

フルページに戻る

Xã Lan Giới

|
ページビュー:
 Lan Giới là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp;

 Lan Giới là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp. 
Tiềm năng kinh tế xã Lan Giới chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, xây dựng cánh đồng thu nhập cao chưa đạt chỉ tiêu, các cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất chưa nhiều, sản phẩm nông dân làm ra có giá trị cạnh tranh thấp. Chăn nuôi - thuỷ sản phát triển chưa bền vững, dịch bệnh còn xảy ra, mô hình trang trại phát triển chậm. Thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/người/năm, những năm gần đây mức sống của người dân được nâng cao và nhu cầu về văn hóa du lịch nghỉ dưỡng cũng tăng lên do vậy lợi thế có 1 điểm khai thác di lịch như hồ Đá Ong là 1 thuận lợi lớn để phát triển kinh tế xã và khu vực phía Bắc của huyện Tân Yên.
Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp xã Tiến Thắng – huyện Yên Thế;
+ Phía Nam: Giáp xã Quang Tiến – Đại Hóa;
+ Phía Đông: Giáp xã Nhã Nam và xã An Thượng – huyện Yên Thế;
+ Phía Tây: Giáp xã Tân Đức – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
- Diện tích lập quy hoạch chung toàn xã: 532.16ha; tỷ lệ 1/5.000
- Dân số hiện trạng: 3.847 người dân số quy hoạch đến năm 2025 khoảng 5.426 người
Địa hình
Lan Giới là xã miền núi của huyện Tân Yên phân ra hai địa hình tương đối rõ rệt, đó là khu vực phía Bắc có địa hình đồi núi thuận lợi cho trồng cây ăn quả và trồng rừng, phía Nam có địa hình tương đối bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Khí hậu
Lan Giới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12+1+2 có tháng rét nhiệt độ xuống tới 10oC. Đặc biệt có đợt rét nhiệt độ xuống tới 8oC.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6+7+8 nhiệt độ trung bình tháng lên tới 29 - 30 0C. Có đợt nắng kết hợp gió tây nhiệt độ 35 - 370C.
Lượng mưa trung bình giao động từ 1600-1700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8. Năm mưa ít khoảng 1.264mm. Năm mưa nhiều khoảng 2.311mm.
Lan Giới chịu ảnh hưởng của hai loại gió rõ rệt, gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió tây nam và đông nam.
Địa chất công trình
- Địa chất công trình: Nhìn chung địa chất trong vùng, đặc biệt là các khu vực gò đồi và các khu vực đã xây dựng có nền địa hình ổn định. Tuy nhiên, khu vực lập quy hoạch có nhiều ao hồ, ruộng lúa nước là những vùng có lớp phủ hữu cơ khá dày vì vậy khi xây dựng cần khoan khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lý về nền móng.
Tài nguyên, khoáng sản
Lan Giới có diện tích đất tự nhiên 532,16 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 374,65 ha, chiếm 70.40% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 151,91 ha chiếm 28.55% diện tích tự nhiên và đất chưa sử dụng 5,6 ha, chiếm 1.05% diện tích đất tự nhiên. Đất đai của xã Lan Giới là loại đất phù sa cổ lâu ngày không được bồi đắp, có tính chất lý hoá kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức thấp do đó để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hoá đồng ruộng đặc biệt là khâu làm đất và phân bón.
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên, nước qua hệ thống kênh N5, mương, ao, hồ, đầm là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất. Chất lượng nước tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm nhiều, có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
- Nguồn nước ngầm: Đánh giá sơ bộ cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm khá phong phú, mực nước ngầm nông, khả năng khai thác và và sử dụng tương đối dễ dàng, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, qua kiểm tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn có chứa nhiều sắt, cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
Tài nguyên khoáng sản:
Theo tài liệu điều tra hiện có, trong lòng đất của xã chưa phát hiện được loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn nào.

HIỆN TRẠNG KT - XH

Thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo: Tổng số hộ nghèo là 120 hộ chiếm 12.7%.
Cơ cấu kinh tế: Tổng thu nhập là 47.05 tỷ đồng, trong đó:
+ Thu từ nông - lâm - ngư nghiệp là 36.4 tỷ đồng chiếm 77.40%;
+ Thu từ TTCN - XDCB là 2.35 tỷ đồng chiếm 5.00%;
+ Thu từ thương mại dịch vụ là 8.3 tỷ đồng chiếm 17.60%;
Sản xuất nông nghiệp:
Trong giai đoạn 2006 thực hiện các chủ chương lớn của tỉnh và của huyện như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn điền đổi thửa... Đảng bộ và chính quyền xã đã tăng cường vận động nhân dân tích cực chủ động tiếp thu đưa các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sử dụng đồng thời phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp, kết hợp với sự huy động đóng góp từ các nguồn vốn để xây dựng, củng cố hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Công tác dồn điền đổi thửa được thực hiện tốt tạo điều kiện để quy hoạch sản xuất và tích tụ quỹ đất phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Trong những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã khá phát triển cả về số lượng và chất lượng đã đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra sức kéo trong sản xuất và tạo ra sản phẩm trong sinh hoạt nâng cao đời sống của nhân dân.
- Chăn nuôi: Xã có 16 gia trại với tổng đàn bò sinh sản là 50 con, tổng đàn lợn có 4100 con, trong đó:
+ Đàn lợn nái 426con; lợn thịt 3.764 con;
+ Đàn lợn sữa ước đạt 2.000 con
+ Số lượng đàn gia cầm 83.000 con. Số lượng đàn gia cầm lên xuống thất thường do gặp nhiều khó khăn như: dịch cúm gia cầm, giá thất thường,…
+ Sản lượng thịt cá các loại ước đạt tính toán 483 tấn;
Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc luôn được quan tâm, thực hiện đúng kế hoạch, góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Trong xã đã có một số hộ đầu tư phát triển kinh tế trang trại như mô hình nuôi lợn, nuôi vịt kết hợp nuôi thả cá thâm canh, cho thu nhập cao. Tổng giá trị chăn nuôi toàn xã ước đạt 26 tỷ đồng.
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Số lao động trong lĩnh vực này là 248 người, doanh thu chiếm 22.6% tỷ trọng kinh tế toàn xã:
+ Toàn xã có 5 xe ô tô tải, 1 xe khách và 1 xe con, 6 máy công cụ trong nông nghiệp;
+ Thương mại: xã chưa có chợ;
+ Có 1 cây xăng.
Dân số
Theo số liệu thống kê tại thời điểm năm 2011 dân số của xã là 3.847 người.
Trong đó nam 1.953 người, nữ 1.894 người.
Lao động trong độ tuổi 1.951 người.
+ Lao động nông nghiệp: 1.424 người chiếm 73%
+ Lao động phi nông nghiệp: 527 người chiếm 27%

Bảng thống kê hiện trạng dân số xã năm 2011

TT

Tên thôn

Số dân
TB/hộ

Dân số(người)

Số hộ

Số nhân khẩu

Toàn xã

3,76

1024

3847

1

Ngòi Lan

3,70

105

389

2

Chính Lan

3,81

120

457

3

Bình Chương

4,30

83

357

4

Bình Lê

3,64

111

404

5

Bãi Trại

3,70

107

396

6

Bình Định

3,98

51

203

7

Chính Thễ

3,74

111

415

8

Đồn Hậu

3,67

86

316

9

Đá Ong

3,58

130

465

10

Phố Thễ

3,71

120

445

Văn hóa, bưu điện, di tích lịch sử
+ Hiện tại xã có sân thể thao nhưng chưa có nhà văn hóa.
+ Nhà văn hoá thôn : Hiện tại các thôn trong xã có 09/10 thôn có nhà văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, quy mô nhà văn hóa chưa đảm bảo so với nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
+ Sân thể thao: Trên địa bàn xã có 4/10 thôn có sân thể thao.
* Đình làng: 3 đình: Thễ, đình làng Lê và Bình Chương. Tổng diện tích : 5.715m2

*Chùa: Thễ, chùa làng Lan 

Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Nhà ở
Nhà ở thôn xóm được hình thành theo từng điểm, không gian sử dụng hình thành từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất từ lâu đời. Cấu trúc không gian đơn giản, kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ, chủ yếu là nhà 1 tầng, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất tự nhiên. Hình thức kiến trúc một số công trình đã khai thác được đường nét văn hoá truyền thống và chất liệu xây dựng tự nhiên của địa phương. Còn lại do sự ảnh hưởng của đô thị hoá, một số công trình nhà ở nông thôn có kiến trúc pha trộn, như nhà ở lô phố, làm mất đi vẻ đẹp kiến trúc nông thôn. Vì vậy cần phải có giải pháp định hướng kiến trúc nhà ở cho người dân nông thôn đảm bảo tiện nghi, kiên cố, phù hợp với nhu cầu ở, sinh hoạt, sản xuất và thích nghi với môi trường sinh thái vùng miền.
Các hộ kinh doanh dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, các mặt hàng chủ yếu là tạp phẩm phục phụ các nhu cầu cơ bản dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Các hộ này chủ yếu bám theo các trục đường quốc lộ, trục chính xã, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và an toàn giao thông. Vì vậy cần quy hoạch tập trung khu thương mại dịch vụ tổng hợp cho các hộ này hoạt động kinh doanh. Một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong các thôn xóm đan xen với hộ sản xuất nông nghiệp. Hoặc hình thức sản xuất kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp. Vì vậy cần xây dựng mô hình kiến trúc cho nhà ở thích hợp với các hộ gia đình này.
Công trình công cộng
Trường mầm non:Có 01 điểm trường phân bố tại thôn Bãi Trại, tổng diện tích đất là 3.079 m2, tổng số học sinh là 170 cháu, số giáo viên là 15 người, diện tích bình quân 18.11m2/cháu, trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2016.
Trường tiểu học có một điểm trường đặt tại thôn Phố Thễ, tổng diện tích 6.682m2 với tổng số 232 học sinh, 17 giáo viên, công trình nhà 2 tầng, mái bằng gồm 10 phòng học. Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2009-2015. Diện tích bình quân đạt 28m2/học sinh.
Trường THCS: Đặt tại thôn Bãi Trại có diện tích 4.620m2 gồm 176 học sinh, 21 giáo viên, công trình nhà 2 tầng có nhà hiệu bộ với 8 phòng học, diện tích bình quân 26.25 m2/học sinh. Trường chưa đạt chuẩn.
*Chợ: Hiện tại xã Lan Giới chưa có chợ .
*Nghĩa trang liệt sỹ: Đặt tại thôn Bãi Trại có diện tích 1150m2;
*Công trình y tế: Trạm y tế: Tại thôn Phố Thễ, có diện tích khoảng 1.246m2, gồm 1 bác sỹ, 6 y sỹ, 6 giường bệnh, đã đạt chuẩn Y tế 2010.
* Trụ sở UBND xã: Diện tích 1784m2, gồm 2 nhà làm việc 1 tầng với 5 phòng và 1 hội trường 100 chỗ ngồi được xây dựng năm 1990. Hiện tại xã đang xây dựng trụ sở mới.
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường
Hiện trạng giao thông
- Đường huyện: Có 03 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.7km, mặt cắt ngang 5.5m, kết cấu bê tông, trong đó đã cứng hóa được 1.5km, còn lại 2,2km là đường đất.
- Đường trục thôn, nội thôn: Có 60 tuyến với tổng chiều dài khoảng 37.55km, mặt cắt ngang 5m, đã bê tông 7.8km còn lại đường đất.
- Đường nội đồng: Có 54 tuyến với tổng chiều dài khoảng 25.63km, mặt cắt ngang 1.5m, đường đất.
Hệ thống giao thông nội đồng hầu hết chưa được đầu tư cứng hoá và vạch tuyến hoàn chỉnh, chưa được gắn kết 1 cách mạch lạc, dẫn đến khó khăn cho canh tác nông nghiệp.
Hệ thống mạng lưới đường giao thông chủ yếu là đường dân sinh. Lịch sử hình thành các con đường đều từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất tự do, chưa có quy hoạch định hướng lâu dài. Vì vậy các tuyến giao thông được hình thành manh mún, phức tạp, cần phải có định hướng quy hoạch hệ thống đường giao thông tạo thành mạng lưới liên hoàn, khép kín, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất hàng hoá tập chung. Việc quy hoạch giao thông cần có phương án kết nối các trung tâm thôn với nhau liên hệ với trung tâm chính, tạo thành mạng lưới điểm các trung tâm. Các tuyến liên thôn này phải đảm bảo mặt cắt ngang 7-9m, lòng đường tối thiểu 3,5 m. Vì vậy cần có sự ủng hộ hiến đất để giải phóng mặt bằng khi có tuyến giao thông này đi qua phần đất của các hộ gia đình, hoặc quy hoạch các Trung tâm thôn tại vị trí khác cho thuận lợi.
Nhận xét: Xã Lan Giới có hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi. Mạng lưới giao thông nội bộ liên thông tương đối hoàn chỉnh.
Hiện trạng hệ thống kênh mương thủy lợi
* Trạm bơm: Toàn xã có 1 trạm bơm trục ngang đặt tại thôn Chính Thễ
+ Tổng công suất của trạm bơm: 300 m3/h.
+ Khả năng tưới: 20 ha;
Hiện trạng thoát nước thải - quản lý chất thải rắn - nghĩa trang.
Thoát nước thải:
+ Xã Lan Giới chưa có quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng.
Chất thải rắn: Xã chưa có bãi xử lý rác thải tập trung
Chất thải rắn sinh hoạt mới chỉ được thu gom của các hộ dân dọc các trục đường giao thông chính tại các thôn khu trung tâm và vận chuyển về hố chôn rác tại thôn Phố Thễ diện tích 100m2.Còn lại lượng chất thải rắn tại các điểm dân cư được gom thành đống không có biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Nghĩa trang:
Trên địa bàn xã hiện có rất nhiều các bãi chôn lấp nhỏ lẻ, manh mún, chưa đảm bảo các yêu cầu về nghĩa trang theo tiêu chí mới. Một số bãi chôn lấp còn quá gần khu dân cư, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng về môi trường trực tiếp đến các khu dân cư.
Những thuận lợi cơ bản
Lan Giới có vị trí địa lý khá thuận lợi, gắn kết chặt chẽ với trung tâm kinh tế là thị trấn Nhã Nam, xã Quang Tiến là điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên nhân dân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông, chưa khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh của xã đặc biệt là Dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp hàng hóa;
Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, trình độ nhận thức khá, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn;
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng xuất, sản lượng cao;
Là khu vực có quỹ đất thuận lợi, phát triển mạnh về công nghiệp với các loại hình sản xuất công nghiệp sạch, giải quyết được nhiều lao động, không gây ảnh hưởng đến môi trường: may mặc, lắp ráp điện tử.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, để đáp ứng được Tiêu chí Nông thôn mới, cần tiếp tục được hoàn thiện đồng bộ cả về chất lượng và số lượng.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã (Mạng lưới điểm dân cư nông thôn)
Quy hoạch dân cư, thôn xóm
Giữ nguyên hệ thống trung tâm các thôn hiện trạng, cải tạo chỉnh trang bộ mặt trung tâm các thôn;
Tổ chức mạng lưới dân cư trên cơ sở tôn trọng hiện trạng phát triển các thôn xóm trên địa bàn xã;
Phát triển các điểm dân cư tập trung, có điều kiện thuận lợi về hạ tầng chung, hạn chế phát triển các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán. Dịch chuyển các điểm dân cư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ vào các khu vực ở tập trung, tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt và sản xuất;
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và hệ thống đường giao thông, khai thác quỹ đất dành cho các cơ sở sản xuất, cơ sở tạo động lực phát triển. Khai thác thế mạnh tuyến giao thông quan trọng;
Tôn trọng cấu trúc làng truyền thống đã phát triển lâu đời tại xã, bổ sung các không gian cần thiết, cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp các tiêu chí nông thôn mới;
Các điểm dân cư hiện có tiếp tục cải tạo chỉnh trang cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường, điện, nước sạch, rãnh thoát nước….
Hệ thống trung tâm của xã, thôn và các công trình công cộng
- Phát triển các điểm dân cư tập trung, các khu chức năng chính: Khu trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, trung tâm văn hoá... Được bố trí dọc theo đường trục chính xã.
- Giữ hệ thống 10 thôn trên địa bàn xã.
Khu trung tâm xã :
- Hình thành 1 khu trung tâm tại vị trí UBND xã hiện tại. Đầu tư cải tạo và xây mới các hạng mục phụ trợ.
+ Xây mới trụ sở UBND, mở rộng diện tích đất UBND từ 1.800m2 lên quy mô 3.600m2;
+ Cải tạo, mở rộng sân thể thao trung tâm xã quy mô 9.160m2;
+ Xây mới nhà văn hóa trung tâm xã quy mô 1.700m2, cạnh sân thể thao trung tâm xã;
+ Quy hoạch 1 khu khuôn viên cây xanh, giải trí cho thanh thiếu niên cạnh sân thể thao trung tâm xã quy mô 3.100m2 tạo thành 1 quần thể khu cây xanh văn hóa thể thao;
- Cải tạo trạm y tế 1.300m2, xây thêm các phòng khám chữa bệnh và vườn thuốc nam;
+ Xây mới điểm bưu điện văn hóa xã 300m2 trong khuôn viên đất trụ sở UBND xã mở rộng;
+ Cải tạo nghĩa trang liệt sỹ, trồng thêm cây xanh;
+ Cải tạo trường mầm non quy mô 3.079m2, cải tạo khuôn viên cây xanh, sân chơi cho các cháu, tiến tới chuẩn mức độ II;
+ Trường tiểu học, xây mới khuôn viên cây xanh, sân chơi, phòng thư viện và phòng tập đa năng, tiến tới chuẩn mức độ II năm 2015-2020;
+ Trường THCS cải tạo, xây mới khuôn viên cây xanh, sân chơi, phòng thư viện và phòng tập đa năng phấn đấu chuẩn năm 2012-2015;
+ Có tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh ít nhất đạt từ 10 m2/học sinh trở lên;
+ Cơ cấu các khối công trình gồm có: Phòng học và phòng học bộ môn.
+ Phòng học bộ môn xây dựng theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng học xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành; phòng học có đủ bàn ghế học sinh phù hợp với lứa tuổi, bàn ghế của giáo viên, bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát);
+ Nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ và viên chức nhà trường, phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực; khu sân chơi, bãi tập (có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn); khu vệ sinh và khu để xe.
+ Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường.
+ Xây mới chợ dân sinh, khu kinh doanh - dịch vụ quy mô 20.000m2;
+ Xây dựng 1 bãi đỗ xe và cơ sở sửa chữa xe cơ giới quy mô 13.600m2, tại khu đồng Giành thôn Phố Thễ.
Điểm dân cư các thôn :
- Cải tạo hệ thống giao thông các thôn, bố trí rãnh mương thoát nước theo trục đường giao thông;
- Xây dựng mới các cổng làng văn hóa và cải tạo các công trình tâm linh tại mỗi thôn;
- Về cơ bản, các điểm dân cư tại các thôn vẫn giữ nguyên tại vị trí cũ, quy hoạch phân bố mạng lưới điểm dân cư trong xã tại một số khu vực đất ruộng hoặc tận dụng khu đất xen kẹt.
- Cải tạo nhà ở và cổng, tường rào theo chuẩn xây dựng. Khu xây dựng mới cần khuyến khích xây dựng nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc, màu sắc hài hoà với cảnh quan nông thôn, mật độ xây dựng tối đa 40% .
Quy hoạch sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 374.65 ha trong đó: Đất trồng lúa là 196.96ha.
Theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn năm 2012-2025 thì đến năm 2025 đất nông nghiệp xã Lan Giới có 336.84 ha trong đó đất trồng lúa là 107.37ha.
* Diện tích đất nông nghiệp giảm 37.81 ha do chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó:
- Sang cơ quan 0.16ha;
- Sang đất ở 4.17ha;
- Sang đất điểm tiểu thủ công nghiệp 8.39 ha;
- Sang đất vật liệu xây dựng, mỏ đất san lấp mặt bằng 5.18ha;
- Sang đất kinh doanh dịch vụ - chợ 2ha;
- Sang đất cở sở sản xuất kinh doanh (bãi đỗ xe) 1.36ha;
- Sang đất phát triển hạ tầng 18.89 ha;
- Sang đất bãi thải, xử lý chất thải 0.5 ha;
- Sang đất nghĩa địa 0.76 ha;
- Sang đất quốc phòng 2.5ha;
- Sang đất du lịch 1.5ha.
Đất trồng cây hàng năm còn lại của xã đến năm 2025 là 42.75 ha tăng thêm so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 là 19.33ha do quy hoạch mới các khu vực sản xuất nông nghiệp hang hóa.
Đất trồng cây lâu năm của xã đến năm 2012 là 67.23ha biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 là 0.5ha do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nghĩa trang.
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2025 có 58.16ha tăng 29.58 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước kém hiệu quả.
Đất nông nghiệp khác của xã đến năm 2025 là 17.75ha biến động so với quy hoạch giai đoạn 2005-2025 là 12.55ha do chuyển mục đích sử dụng đất từ đất bằng chưa sử dụng và đất chăn nuôi tập trung.
Vậy đến năm 2025 đất nông nghiệp của xã theo quy hoạch bổ sung là 336.84 ha chiếm 63.30% diện tích đất tự nhiên.

Quy hoạch đất phi nông nghiệp
Đất ở:
- Việc dự báo diện tích đất ở nông thôn dựa vào tính toán dân số đến năm 2025 của xã là tăng 390 hộ và 1579 nhân khẩu;
- Định mức cấp đất ở nông thôn 100-250m2/ hộ tùy theo vị trí cấp đất;
- Quy hoạch đất ở tại vị trí nhỏ lẻ của các thôn bằng hình thức chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp (rừng sản xuất), đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở từ 2012-2020, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng và đất thủy sản là 1.5ha, đất trồng lúa là 2.67ha tại các khu vực như sau:
+ Thôn Ngòi Lan: tại dọc đường trục thôn khu Đồng Giếng và dọc bờ kênh 5 khu đồng Cầm;
+ Thôn Chính Lan: Khu cống Ba Cửa;
+ Thôn Bình Chương: Khu Cửa Đình;
+ Thôn Bình Lê, thôn Bãi Trại: Khu Đồng Cấp;
+ Thôn Bãi Trại: Khu Gốc Táo;
+ Thôn Bình Định: Khu nhà văn hóa thôn;
+ Thôn Chính Thễ: Khu Đồng Cửa, Khu Rừng Lùi;
+ Thôn Đồn Hậu: Khu Đồng Mua, Đồng Non Rau;
+ Thôn Đá Ong: Khu Cửa Sáu;
+ Thôn Phố Thễ: Khu Đám Mạ, cửa bà Bé.
Quy hoạch năm 2025 là 51.07ha, tăng 4.17ha so với hiện trạng năm 2012 là 46.90ha do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa nước.
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2025 có diện tích là 0.36ha biến động so với quy hoạch sử dụng đất (2006-2015) là 0.16ha, tăng từ diện tích đất trồng lúa và đất giao thông;
Đất điểm tiểu thủ công nghiệp: Tăng so với giai đoạn quy hoạch 2006-2015 là 8.39ha, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa.
Đất sản xuất kinh doanh: Tăng so với giai đoạn quy hoạch 2006-2015 là 1.36ha, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất bãi đỗ xe;
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ: Tăng so với giai đoạn quy hoạch 2006-2015 là 5.18ha, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng rừng sang khai thác đất san lấp mặt bằng.
Đất cho hoạt động khoáng sản: giữ nguyên so với giai đoạn sử dụng đất 2006-2015;
Đất di tích danh thắng: tăng 0.14ha so với giai đoạn sử dụng đất 2006-2015 là 0.35ha do hộ ông Sự hiến đất vào đất chùa Thễ.
Đất xử lý, chân lấp rác thải: Tăng so với giai đoạn quy hoạch 2006-2015 là 0.5ha, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Tăng so với giai đoạn quy hoạch 2006-2015 là 0.76ha, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, đất trồng cây ăn quả;
Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: Biến động so với giai đoạn quy hoạch sử dụng đất (2006-2015) là 8ha đất mặt nước do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất du lịch;
m. Đất phát triển hạ tầng:
+ Trong giai đoạn 2025 dự kiến xây mới mở rộng các tuyến như sau:
Quy hoạch mở rộng, cứng hóa tuyến đường bờ kênh 5 liên xã từ cầu Trắng xã Nhã Nam đi thôn Bình Lê - đi xã Tiến Thắng, mặt đường bê tông 5.5m, lề đường 3m với tổng chiều dài qua địa bàn xã là 4.8km;
Nâng cấp tuyến đường huyện dài 3.7km mặt đường 7m, lề đường mỗi bên 1.5m, đối với các đoạn qua khu dân cư thiết kế lòng đường 7m, lề đường mỗi bên 5m, kết cấu bê tông.
Xây mới tuyến đường mở rộng khu trung tâm xã từ TBA Lan Giới 5 – đến đường liên xã đi Tiến Thắng dài 800m, lòng đường 7m lề đường mỗi bên 5m kết cấu nhựa.
Hệ thống các tuyến đường, trục thôn, nội thôn, nội thôn nội đồng với tổng chiều dài trên 55.39km.
+ Đất cơ sở giáo dục: theo quy hoạch bổ sung đến năm 2025 không biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015.
+ Đất cơ sở thể dục thể thao: Theo quy hoạch bổ sung thêm đến năm 2025 là 0.58ha biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015;
+ Đất cơ sở văn hóa: theo quy hoạch bổ sung đến năm 2025 là 0.47ha biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015;
+ Đất cơ sở y tế: không biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015;
+ Đất chợ: theo quy hoạch đến năm 2025 là 2ha biến động so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015;
+ Đất phi nông nghiệp khác: không có
Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của xã theo quy hoạch cũ là 5.6ha; dự kiến quy hoạch bổ sung đến năm 2020 là 5.6ha,giảm do chuyển sang các loại đất như: đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp khác.
Quy hoạch nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản
- Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiến tiến vào sản xuất để phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng hiện đại.
- Với diện tích trồng lúa 107ha, phát triển các loại giống lúa ngắn ngày cho năng suất và giá trị kinh tế cao như lúa thơm, lúa nếp tẻ…
- Quy hoạch khu trồng mầu, trồng rau an toàn quy mô 19.33ha tại các thôn Phố Thễ, Chính Thễ, Ngòi Lan áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng hóa, phục vụ nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu.
- Khu chăn nuôi tập trung: Quy mô 11.21ha tại các thôn Chính Lan, Đôn Hậu, Phố Thễ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như nuôi lợn siêu nạc, lợn nái …

 - Khai thác triệt để mặt nước nuôi trồng thủy sản hiện có, chuyển một số diện tích lúa hiệu quả thấp ở vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản; áp dụng quy trình nuôi cá sạch, thâm canh để nâng cao giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản và nâng cao hiệu quả sử dụng đất với tổng diện tích đất quy hoạch là 29.58ha.

- Giảm dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm 50% và đến năm 2025 còn khoảng 35%.
- Đổi mới hoạt động của HTX nông nghiệp, ngoài việc hoàn thiện các khâu dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt, cần tăng cường dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác để tăng thu nhập cho các hộ gia đình và góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp.
Quy hoạch phân khu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi
Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Yên;
Căn cứ Kế hoạch số 471/KH-SNN ngày 13/6/2011 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang Về Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ vào điều kiện đất đai, thực trạng sản xuất ở các xứ đồng và định hướng phát triển nông nghiệp của xã giai đoạn 2012 - 2020 như trình bày ở trên;
Dự kiến phân vùng khu vực sản xuất nông nghiệp theo không gian lãnh thổ của xã cơ bản giữ nguyên hiện trạng, tập trung phát triển các cây trồng thế mạnh của xã như: lúa, rau màu, lạc…
Khu sản xuất công nghiệp, TTCN, làng nghề truyền thống
Định hướng quy hoạch công nghiệp, TTCN, làng nghề truyền thống
- Thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng để xây dựng điểm tiểu thủ công nghiệp của xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công, tập trung phát triển các ngành nghề có lợi thế như chế biến nông sản (bao bì rau sạch, xay sát, làm bún, mỳ, giết mổ gia súc), mộc, cơ khí, điện lạnh, may,...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động địa phương tham gia các lớp đào tạo nghề để có đủ điều kiện tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
- Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, tranh thủ tối đa các nguồn lực để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiêu chí nông thôn mới, nhằm đạt mục tiêu xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng.
- Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế chiếm 35% năm 2020 và đến năm 2025 đạt 40%;
Quy hoạch công nghiệp, TTCN, làng nghề truyền thống
- Hiện tại tiềm năng về TTCN, làng nghề truyền thống ở Lan Giới vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Việc sản xuất mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ trong từng hộ gia đình. Nhằm đưa Lan Giới trở thành một thế mạnh kinh tế của huyện Tân Yên dự kiến phát triển:
Khu vực phát triển vùng sản xuất thương mại dịch vụ:
+ Khu vực trung tâm xã : Xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại tại trung tâm xã bao gồm các loại hình kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, bách hoá tổng hợp...
+ Xây mới chợ dân sinh, khu kinh doach - dịch vụ quy mô 20.000m2, tại khu đồng Giành thôn Phố Thễ;
+ Xây dựng 1 bãi đỗ xe và cơ sở sửa chữa xe cơ giới quy mô 13.600m2, tại khu đồng Giành thôn Phố Thễ.
Khu vực phát triển vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
+ Quy hoạch 1 điểm tiểu thủ công nghiệp quy mô 8.39ha tại khu đồng Giành thôn Phố Thễ.
Khu vực phát triển vùng kinh doanh dịch vụ du lịch:
+Vị trí quy hoạch nằm ở phía Bắc của xã nằm sát hồ Đá Ong thuộc xã Tiến Thắng có diện tích mặt hồ và rừng cây khoảng 10ha với nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa phục vụ cho tập thể nhân dân trong xã và xa hơn là phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của nhân dân trong huyện;
+Cải tạo mặt hồ không cho chăn nuôi, trồng thêm cây xanh bóng mát như cây thông và bố trí khu kinh doanh như nhà hàng, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng tại gò đất giữa lòng hồ với diện tích 1,5ha.