アセットパブリッシャー アセットパブリッシャー

フルページに戻る

Xã Đại Hóa

|
ページビュー:
Đại Hoá là xã nằm phía Bắc huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, Đại Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường Tỉnh lộ 294 chạy qua, do vậy Đại Hoá có điều kiện rất thuận lợi trong vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và các trung tâm kinh tế lớn khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Đại Hoá là xã nằm phía Bắc huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, Đại Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường Tỉnh lộ 294 chạy qua, do vậy Đại Hoá có điều kiện rất thuận lợi trong vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và các trung tâm kinh tế lớn khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Ranh giới:
+ Phía Bắc: Giáp xã Lan Giới, xã Tân Đức.
+ Phía Nam: Giáp xã Lam Cốt;
+ Phía Đông: Giáp xã Quang Tiến;
+ Phía Tây: Giáp xã Phúc Sơn.
- Diện tích lập quy hoạch chung toàn xã: 501,19 ha, tỷ lệ 1/5.000. Dân số hiện rạng: 5.012 người, dân số quy hoạch đến năm 2025 khoảng 7.200 người
Các điều kiện tự nhiên
Xã Đại Hóa có vị trí địa lý thuận lợi cách thị trấn Nhã Nam 4km và thị trấn Cao Thượng 12km, có tỉnh lộ 294 đi tỉnh Thái Nguyên chạy qua là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.
Địa hình
- Căn cứ vào bản đồ địa chính, bản đồ rải thửa sơ bộ đánh giá địa hình của xã Đại Hóa nằm trên vùng chuyển tiếp giữa địa hình trung du và đồng bằng của vùng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng : bao gồm dạng gò đồi thấp và đồng bằng, cụ thể:
+ Phía Đông và phía Bắc là vùng đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp với việc trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao, hồ, kênh mương tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ dốc địa hình trung bình < 0,005.
+ Phía Tây và phía Nam là vùng gò đồi, phù hợp với việc trồng lâu năm và các cây ăn quả, hệ thống kênh mương nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Độ dốc vùng gò đồi biến thiên trong khoảng: (0,004- 0,01).
+ Về tổng thể, địa hình tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt tự chảy, tạo cảnh quan sinh thái hài hoà.
Khí hậu
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình không khí: 23,5C (max: 39,6C; min: (7-9)C
- Độ ẩm không khí trung bình năm: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 91% ; Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 62%
- Chế độ nắng: Tổng giờ nắng trung bình hàng năm là 1.651h, trung bình vào mùa hè 12 - 14 h/ngày, trong mùa đông là 8-10h/ ngày.
Lượng mưa:
+ Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình năm: (2001300)mm. Lượng mưa ngày lớn nhất: 218mm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 17- 26 mm vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm: 955 mm, cao nhất vào tháng 7 là 92 mm và thấp nhất vào tháng 2,3 là 58 mm.
Gió, bão: Hướng gió chủ đạo gồm gió Đông và Đông Bắc (từ tháng 11-3 năm sau), mùa hạ gió là gió Đông Nam (từ tháng 4 10), mang theo hơi nước và không khí ẩm.
+ Tốc độ gió mạnh nhất 35 m/s.
+ Bão, áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa lớn
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 13, ít ảnh hưởng đến nông nghiệp.
- Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Đại Hóa tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Địa chất công trình, địa chấn
- Địa chất công trình: Nhìn chung địa chất trong vùng, đặc biệt là các khu vực gò đồi và các khu vực đã xây dựng có nền địa hình ổn định. Địa chấn: Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất . Cần có giải pháp hợp lý về kết cấu công trình khi xây dựng.
Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 501,19 ha. Trong đó: đất nông nghiệp khoảng 329,69ha, đất phi nông nghiệp 168,77ha.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4 - 15m, chất lượng nước tốt.
- Tài nguyên nhân văn: Là một miền quê có lịch sử lâu đời, có di tích lịch sử văn hóa, chùa, đền miếu, nhà thờ họ ở các thôn và có truyền thống hiếu học. Đại Hóa còn góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hóa chung cho huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Hiện trạng kinh tế xã hội
- Giá trị sản xuất: Tổng thu nhập là 54,13 tỷ đồng, trong đó:
+ Thu từ nông nghiệp: 33,1 tỷ đồng chiếm 61,2%;
+ Thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 4,4 tỷ đồng chiếm 8,2%;
+ Thu từ thương mại dịch vụ: 13 tỷ đồng chiếm 24,1%;
+ Thu từ các nguồn thu khác: 3,63 tỷ đồng chiếm 6,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,8 triệu đồng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ là mục tiêu chủ yếu của xã. Tuy nhiên, do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn vốn đầu tư nên tỷ trọng sản xuất trong nông nghiệp vẫn còn cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi để đảm bảo cho an ninh lương thực, thực phẩm, tăng sản phẩm giá trị hàng hóa.
Tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 10,01%.
Dân số
Tính đến hết năm 2010, dân số xã Đại Hóa là 5.012 người. Trong đó ( Nam 2.515 người, nữ 2.497 người).
Hiện trạng lao động
Lao động nông nghiệp tại xã Đại Hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong vài năm trở lại đây một số hộ đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ làm thay đổi cơ cấu lao động.
Văn hóa- Nhà văn hóa xã : Hiện tại xã có 1 nhà văn hoá trung tâm, đặt tại khu làm việc của UBND xã với diện tích 350 m2. Quy mô : 200 chỗ ngồi. Cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong toàn xã
Nhà văn hoá thôn: Hiện có Có 15/15 thôn có Nhà văn hóa. Tuy nhiên diện tích các nhà văn hóa vẫn chưa đạt so với Tiêu chí nông thôn mới.
Bưu điện văn hóa: Có 1 bưu điện đặt tại thôn Đọ 1 có diện tích khoảng 171,5m2. Nhà 1 tầng mái bằng.

Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính: 501.19 ha, được phân bố khá đồng đều ở các thôn. Bình quân diện tích tự nhiên: 1000 m2/người. Đến nay, hầu hết diện tích đất của xã đã sử dụng đất vào các mục đích khác nhau.
Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Nhà ở thôn xóm được hình thành theo từng điểm, không gian sử dụng hình thành từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất từ lâu đời. Cấu trúc không gian đơn giản, kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ, chủ yếu là nhà 1 tầng, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất tự nhiên. Hình thức kiến trúc một số công trình đã khai thác được đường nét văn hoá truyền thống và chất liệu xây dựng tự nhiên của địa phương.
Các hộ kinh doanh dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, các mặt hàng chủ yếu là tạp phẩm phục phụ các nhu cầu cơ bản dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Các hộ này chủ yếu bám theo các trục chính xã.
Xã Đại Hóa hiện có 1154 nhà, trong đó: Nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng là: 1109 nhà chiếm: 96,1 % toàn xã. Nhà chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là: 45/1154 nhà chiếm 3,9 % toàn xã.
Công trình công cộng
Trường mầm non: Có 1 điểm trường đặt tại thôn Đọ 1 trung tâm xã, diện tích 3733m2, có 268 học sinh, 20 giáo viên, công trình nhà 2 tầng, diện tích bình quân 13.9 m2/học sinh. Trường chưa đạt chuẩn.
Trường tiểu học: Có 1 điểm trường đặt tại thôn Đọ 1, tổng diện tích 6124m2 với tổng số 376 học sinh, 22 giáo viên, công trình nhà 2 tầng với 15 phòng học. Diện tích bình quân 16,28 m2/học sinh. Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I năm 2006 – 2010
Trường THCS: Đặt tại thôn Đọ 1, có diện tích 4590m2, có 366 học sinh, 28 giáo viên, công trình nhà 2 tầng với 8 phòng học, diện tích bình quân 12,5 m2/học sinh. Trường chưa đạt chuẩn.
Chợ: Có 1 chợ dân sinh họp 12 ngày/tháng, đặt tại thôn Chợ Cũ với diện tích 5514 m2.
Công trình y tế: Tại thôn Đọ 1, có diện tích khoảng 3009 m2, gồm 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 2 y tá, 6 giường bệnh, đã đạt chuẩn Y tế giai đoạn 2006 – 2010.
Công trình hành chính sự nghiệp : Trụ sở UBND xã có diện tích 5665 m2, gồm 1 nhà làm việc 2 tầng với 13 phòng và 1 hội trường 500 chỗ ngồi được xây dựng trước năm 1982.
Hiện trạng giao thông: Tỉnh lộ 294: Chiều dài qua xã 2,0 km, mặt cắt trung bình 6m, kết cấu đường nhựa.
Đường trục xã, liên xã: Có tổng chiều dài 11,5 km, trong đó dải nhựa là 3 km, mặt cắt trung bình 6m. Đường bê tông là 5,3km, mặt cắt trung bình 4,5m. Đường đất 3,2km, mặt cắt trung bình 4,5m. Các tuyến đều có khả năng mở rộng mặt cắt.
Đường trục thôn, nội thôn: Có tổng chiều dài 35,2km trong đó: 33,5 km đường bêtông, còn lại 1,7 km đường đất, mặt cắt trung bình 3,5m. Các tuyến đều có khả năng mở rộng mặt cắt.
Đường nội đồng: Có 43 tuyến với tổng cộng 42km, mặt cắt trung bình 2m, kết cấu đường đất. Các tuyến đều có khả năng mở rộng mặt cắt
Hệ thống kênh tưới: Nguồn nước thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp chủ yếu được lấy từ suối Cầu Sắm và hệ thống kênh cấp 3 dài 3,5km trong đó đã cứng hóa được 2,2 km.
Toàn bộ xã đã cứng hóa được khoảng 30% hệ thống kênh mương do xã quản lý, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân
Trạm bơm: Toàn xã có: 01 trạm bơm. Trong đó:
- Loại bơm trục ngang,
+ Tổng công suất của các trạm bơm là: 125 m3/giờ.
+ Khả năng tưới: 10 ha.
Hiện trạng thoát nước: Trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; Với đặc thù địa hình trung du, xen kẽ trong vùng đất thổ cư là các ruộng canh tác và mặt nước ao hồ tuy nhỏ nhưng mặt độ tương đối dày đóng vai trò là những mặt đệm thu thoát nước mặt khá tốt, cần giữ lại trong quá trình phát triển xây dựng để phù hợp với đặc trưng của vùng nông thôn.
Khu vực dân cư cụm xã hầu như không bị ngập úng, khu vực ruộng thấp thường bị ngập với những trận mưa vài trăm mm.
Các khu vực chưa có hệ thống thoát, nước mặt chảy tự nhiên theo độ dốc địa hình về các khu vực ruộng canh tác, thông qua hệ thống mương tiêu nội đồng thoát vào ngòi tiêu chính.
Hiện trạng cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm, được khai thác từ giếng khơi, giếng khoan ở quy mô hộ gia đình được xử lý thủ công nên chất lượng nước chưa đảm bảo
Hiện trạng cấp điện
- Các hộ dùng điện chiếm: 100 %.
- Tổng số trạm biến áp: 03 trạm. Tổng công suất: 580KVA.
- Tổng chiều dài đường dây 0,4kv: 23,726 km.
Hiện trạng thoát nước thải - quản lý chất thải rắn - nghĩa trang.
Thoát nước thải: Xã chưa có hệ thống thoát nước, nước thải vẫn thải trực tiếp ra các rãnh, ao, hồ, sông... Nước thải sinh hoạt đa phần không được xử lý; có khoảng 375 hộ dân có xây dựng bể tự hoại.
Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt mới chỉ được thu gom của các hộ dân dọc các trục đường giao thông chính. Lượng chất thải rắn tại các điểm dân cư được gom thành đống không có biện pháp xử lý nên gây ô nhiễm môi trường.
Nghĩa trang: Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có nhiều nghĩa trang phân tán với tổng diện tích khoảng 4,04 ha.
Phân bố dân cư:
- Nhìn chung dân cư trong xã khá tập trung với 15 thôn. Tuy vậy vùng sản xuất vẫn còn bị chia cắt, hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng phát triển khó khăn, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho người dân ở các xóm trại lẻ bị hạn chế, có đầu tư thì hiệu quả thấp.
- Khu trung tâm: Khu trung tâm cũ khi xây dựng chưa được quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng sơ sài, nên các công trình trong khu trung tâm còn thiếu. Các hộ dân ở rải rác bám theo trục đường khu trung tâm, vì vậy khi xây dựng các hạng mục công trình theo tiêu chí mới gặp nhiều khó khăn.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Sản xuất nông nghiệp:
Dự kiến phân vùng khu vực sản xuất nông nghiệp theo không gian lãnh thổ của xã như sau:
- Với tổng diện tích đất nông nghiệp là 277,84ha trong đó diện tích trồng lúa là 244,79ha phân ra các vùng trồng lúa có điều kiện canh tác tốt, nguồn nước tưới thuận lợi để sản xuất lúa cao sản, lúa lai chất lượng cao ở các thôn Tân Chính, Đồi Thông, Đồi Gàng, Ngò, Chè, Vàng.
- Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân và công nghiệp chế biến như trồng hoa, rau an toàn như cà chua bi, bí xanh...tại các thôn: Quang Lâm, Phú Thành, Đồi Thông, Tân Chính, Vàng, Ngò, Chè, Bờ Vàng, Chúc
- Khu chăn nuôi tập trung quy mô 6,3 ha ở phía Tây thôn Đồng Ngò cách xa khu dân cư, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi như gia súc, gia cầm (lợn siêu nạc, lợn nái...).
- Nuôi trồng thuỷ sản: Cải tạo, khai thác triệt để mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống có năng suất và chất lượng cao. Quy hoạch các khu nuôi trồng thuỷ sản chính tại các thôn: Quang Lâm, Đọ 2, Đồi Thông, Tân chính, Vàng, Ve, Chúc.
Khu sản xuất công nghiệp, TTCN, làng nghề truyền thống
- Xây dựng 2 điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp định hướng đến năm 2025 với tổng diện tích: 8,2 ha.
+ Điểm công nghiệp 1 quy mô 4,2 ha, khai thác tuyến đường tỉnh lộ 294 phát triển công nghiệp nhẹ chế biến hàng hoá xuất khẩu...
+ Điểm công nghiệp 2 quy mô 4 ha, khai thác tuyến đường liên xã Lan Giới – Lam Cốt phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, chế biến nông lâm sản...
- Phát triển hệ thống làng nghề tại địa phương.
Quy hoạch dân cư thôn xóm
Giữ nguyên hệ thống trung tâm các thôn hiện trạng, cải tạo chỉnh trang bộ mặt trung tâm các thôn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường, điện, nước sạch, rãnh thoát nước….
Tổ chức mạng lưới dân cư trên cơ sở tôn trọng hiện trạng phát triển các thôn xóm trên địa bàn xã.
Phát triển các điểm dân cư tập trung, có điều kiện thuận lợi về hạ tầng chung, hạn chế phát triển các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán. Dịch chuyển các điểm dân cư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ vào các khu vực ở tập trung, tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt và sản xuất.
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và hệ thống đường giao thông, khai thác quỹ đất dành cho các cơ sở sản xuất, cơ sở tạo động lực phát triển. Khai thác thế mạnh tuyến giao thông quan trọng từ thị trấn Nhã Nam huyện Tân Yên đi tỉnh Thái Nguyên
Tôn trọng cấu trúc làng truyền thống đã phát triển lâu đời tại xã, bổ sung các không gian cần thiết, cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp các tiêu chí nông thôn mới.