Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyển tới trang đầy đủ

xã Ngọc Châu

|
Lượt xem:
 Ngọc Châu là một xã miền núi thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm cách trung tâm huyện thị trấn Cao Thượng khoảng 4 km về phía Tây.

Ngọc Châu là một xã miền núi thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm cách trung tâm huyện thị trấn Cao Thượng khoảng 4 km về phía Tây.
Ngọc Châu nằm về phía Tây Nam của huyện, là xã miền núi nhưng địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng độ nghiêng theo hướng Bắc xuống Nam. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.
Tiềm năng kinh tế Ngọc Châu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, xây dựng cánh đồng thu nhập cao chưa đạt chỉ tiêu, các cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất chưa nhiều, sản phẩm nông dân làm ra có giá trị cạnh tranh thấp. Chăn nuôi – thuỷ sản phát triển chưa bền vững, dịch bệnh còn xảy ra, mô hình trang trại phát triển chậm….Thu nhập bình quân đầu người 14,1 triệu đồng/năm.
Các hoạt động văn hoá xã hội ở các thôn xóm đang được duy trì và phát triển. Công tác giáo dục, tuyên truyền, chăm sóc sức khoẻ, và các chính sách xã hội được duy trì quan tâm, đời sống sinh hoạt, văn hoá đang dần được nâng cao.
Song song với những hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Ngọc Châu. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cũng được quan tâm, nâng cấp, bổ xung. Tuy nhiên do ngân sách xã, cũng như vốn phúc lợi xã hội còn hạn hẹp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phục vụ cho các hoạt động sản xuất, văn hoá xã hội còn hạn chế. Đầu tư Xây dựng manh mún, tự phát, chắp vá. Quy hoạch xây dựng sử dụng đất không đồng bộ, thiếu dự báo, định hướng cụ thể. Gây khó khăn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, cũng như các hoạt động xã hội.
Từ những phân tích trên, nhằm hạn chế những tồn tại, đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài cho Ngọc Châu nói riêng và cho huyện Tân Yên nói chung thì việc đánh giá, định hướng, lập đồ án quy hoạch tổ chức không gian sinh hoạt, sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, xã hội là rất cần thiết và cấp bách, là cơ sở cho việc quản lý xây dựng, sử dụng đất, phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và định hướng phát triển kinh tế – xã hội bền vững, là cơ sở cho việc quản lý xây dựng; sử dụng đất, phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, của Huyện uỷ, HĐND huyện và UBND huyện Tân Yên.
+ Phía Bắc giáp xã An Dương.
+ Phía Nam giáp xã Ngọc Thiện.
+ Phía Đông giáp xã Cao Xá.
+ Phía Tây giáp xã Lam Cốt và Song Vân.
Điều kiện tự nhiên.
- Ngọc Châu có tổng diện tích tự nhiên là 962,12 ha, nằm ở phía tây của huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du miền núi phía bắc) cách trung tâm huyện 4 km theo đường Tỉnh 295.
- Địa hình: Có địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, có 2 dạng địa hình chính: Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng chiếm khoảng 99% diện tích tự nhiên; Địa hình đồi núi chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên.
- Về khí hậu: xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 7 - 9oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 - 1800 mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Ngọc Châu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
- Về thuỷ văn:
+ Ngọc châu có sông Cầu chạy dọc từ Bắc xuống Nam và hệ thống kênh mương phân bổ đều trên khắp địa bàn xã cơ bản đáp ứng cho sản xuất Nông Nghiệp.
+ Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã khá dày, khả năng tưới tiêu chủ động là 66%. Tuy nhiên hệ thống kênh mương xuống cấp nhiều, cần được nâng cấp trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Nguồn nước ngầm: Theo điều tra khảo sát sơ bộ ở các điểm thuộc các thôn xóm khác nhau kết quả cho thấy có nhiều điều kiện thuận lợi: Các giếng nước khơi và khoan có mực nước ngầm không quá sâu khoảng từ 15 - 20 m, chất lượng nước khá tốt đáp ứng tốt cho nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.
- Hiện tại trên địa bàn xã có hệ thống kênh mương và ao hồ tự nhiên. Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất, đời sống và giải quyết một phần nước mưa chống úng và trữ nước cho mùa khô.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Ngọc Châu tương đối phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp, CN - TCCN. Tuy nhiên sản xuất trong các lĩnh vực này hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa được phân bổ hợp lý.
Trên địa bàn xã hiện chưa phát hiện có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế.
Hiện trạng kinh tế xã hội.
Thu từ trồng trọt: 23,75 tỷ đồng.
Thu từ chăn nuôi: 40,7 tỷ đồng.
Thu từ TTCN và XDCB: 32,8 tỷ đồng.
Thu dịch vụ thương mại:12,2 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đầu người đạt: 14,1 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo < 10%.
Chỉ số về phát triển xã hội:
- Trạm Y tế xã đạt chuẩn năm 2006. Trạm có 300 m2, trong đó có 100m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố, tổng diện tích khuôn viên 1434,6 m2, có 8 cán bộ y tế, hàng năm khám chữa bệnh cho 4556 lượt người.
- Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 61,07%.
- Năm 2010 có 7/15 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 47 %
- Phổ cập giáo dục trung học phổ thông đạt: 97%.
- Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề là 84/121 em, đạt 82,35% (trong đó Phổ thông 74 em, bổ túc 6, dạy nghề 4 em).
Hiện trạng phát triển kinh tế trong các lĩnh vực năm 2010.
Về trồng trọt:
+ Năm 2010 UBND xã có kế hoạch chỉ đạo xây dựng 01 cánh đồng thu nhập cao tại thôn Tân Châu (diện tích 3 ha với 60 hộ tham gia, một số cây trồng chính được triển khai trên cánh đồng như: Cà chua bi, dưa bao tử, bí xanh, lạc, ớt … đã mang lại hiệu quả tương đối cao cho người dân. Qua nghiệm thu,đánh giá cánh đồng đã cho thu nhập trên 80 triệu đồng/ha.
+ Tiếp nhận và chuyển giao 1250 kg thóc giống lúa lai ở vụ xuân, UBND xã trợ giá 10 000 đ/kg. Tuy nhiên do sự cố chất lượng giống từ đầu vụ nên chỉ gieo cấy được 13 ha, tập trung tại các thôn Tân Châu, Ngọc Lợi, Tân Minh, Bình An, Bằng Cục, Cầu Xi. Qua đánh giá giống lúa lai cho năng suất cao hơn giống lúa thuần khang dân 18 và chất lượng gạo tốt hơn.
+ Kết quả một số cây trồng chính:
- Cây lúa
Năm 2010, toàn xã gieo cấy được 531,5 ha, bằng 96,4 % so với cùng kì năm trước. Năng suất bình quân đạt 54 tạ/ha.
Chương trình sản xuất lúa lai vụ xuân năm 2010 có hiệu quả cao, là tiền đề để mở rộng diện tích lúa lai ở các vụ tiếp theo, năng suất đạt 65 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 2924,1 tấn.
- Cây lạc: Diện tích 92,8 ha, bằng 108,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 109 % so với kế hoạch . Năng suất bình quân khoảng 23 tạ /ha, tổng sản lượng ước đạt 213,44 tấn.
- Cà chua: Diện tích là: 8,5 ha bằng 99% so với cùng kì năm trước. Năng suất bình quân ước đạt 20 tấn / ha. Tổng sản lượng ước khoảng 130 tấn.
- Khoai lang: Diện tích 14,1 ha bằng 76 % so với cùng kì năm trước, năng suất bìmh quân ước đạt 13 tấn/ha , sản lượng ước đạt 183,3 tấn.
- Cây Ngô: Diện tích 50,8 ha, bằng 84,6 % so với cùng kì năm trước và bằng 63,5 % so với kế hoạch. Năng suất bình quân ước đạt 32 tạ/ha, sản lượng ước đạt 162,56 tấn.
- Khoai Tây: Diện tích 3 ha, năng suất bình quân ước khoảng 21.6 tấn /ha, sản lượng ước khoảng 64,8 tấn.
*Kinh tế vườn đồi: Một số năm gần đây thị trường vải nhãn có nhiều biến đổi, giá cả không ổn định, giá thấp, tiêu thụ khó khăn cùng với thời tiết diễn biến phức tạp không thuận lợi cho quá trình phát triển ra hoa kết trái, sâu bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng Vải, Nhãn đặc biệt là vải sớm sâu cuống nhiều năng suất thấp, nhiều hộ không muốn đầu tư chăm sóc đã chặt vải để trồng cây khác làm diện tích giảm còn khoảng 80 ha. Sản lượng ước đạt 200 tấn.
*Chăn nuôi - Thú y:
+ Tổng đàn trâu, bò đạt 468 con.
+ Đàn lợn đạt: 16.360 con.
+ Đàn gia cầm 150.000con.
+ Giá trị chăn nuôi: 22 tỷ đồng.
Chăn nuôi - Thú y là một nguồn thu đáng kể cho xã nên cần tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng quy mô với mô hình tập trung.
* Nuôi trồng thuỷ sản: Trong năm các hộ và các trang trại nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, một số trang trại đã mở rộng quy mô nuôi trồng từ bán thâm canh lên nuôi trồng thâm canh đạt hiệu quả cao. Đây cũng là một mô hình sản xuất có nguồn thu cho xã nên cần tiếp tục duy trì và phát triển.
- Tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ sản 120 ha.
- Diện tích vùng trũng chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản và cấy 01 vụ lúa 80 ha.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thuơng mại và ngành nghề nông thôn.
+ Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã hiện có 01 khu TTCN sản xuất gạch, số lao động trong lĩnh vực này khoảng 420 người doanh thu chiếm 0,45% tỷ trọng trong nền kinh tế xã.
+ Về phát triển dịch vụ: Toàn xã có 21 xe ôtô tải, 13 xe khách và xe con; 14 máy công cụ trong nông nghiệp góp phần tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
+ Hiện tại xã không có chợ nông thôn.
+ Trên địa bàn xã không có làng nghề sản xuất tập trung nào.
Về giao thông thủy lợi và XDCB.
-`Về xây dựng cơ bản: Năm 2010 tiếp tục thi công xây dựng công trình chuyển tiếp năm 2009 đến nay cơ bản đã hoàn thành đó là công trình cải tạo phần mái nhà lớp học 4 phòng trường Mầm non trị giá 250 triệu đồng, khởi công xây dựng Nhà vệ sinh trường Mầm non trị giá 150 triệu đồng; xây 4 phòng chức năng 2 tầng, cổng, tường rào và lát sân trường, thay mái tôn nhà Hiệu bộ trường Tiểu học trị giá 1,9 tỷ đồng. UBND huyện đã phê duyệt bổ sung kế hoạch xây dựng năm 2010 cho xã Ngọc châu được lập dự án khảo sát thiết kế xây dựng trụ sở làm việc trong năm 2010 và khởi công xây dựng đầu năm 2011.Lập hồ sơ tiếp nhận vốn đầu tư trùng tu di tích lịch sử công trình Đình Bằng cục phần mái có giá trị 100 triệu đồng.
- Về GTTL: Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2008-2010, đã xây xong 460 m kênh cứng trạm bơm Quang châu trị giá 320 triệu đồng, đã lập hồ sơ thiết kế xây tiếp 800 m kênh Phú Thọ và Khánh Giàng phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong năm 2010.
Công tác duy tu, sửa chữa công trình GTTL: tiếp tục thực hiện ký hợp đồng khoán duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng 04 tuyến đường do xã quản lý dài 6,5 km trị giá 22 triệu đồng. Sửa chữa, lắp đặt 04 cống qua đường trị giá 8 triệu đồng. Xây dựng kế hoạch chiến dịch GTNT và Thuỷ lợi nội đồng năm 2010, huy động trên 10.000 ngày công và các phương tiện sẵn có trên địa bàn tham gia chiến dịch dải sỏi, cấp phối, xoá ổ gà và nạo vét nhiều mương, máng nội đồng, phát quang hành lang máng tiêu.
Công tác môi trường.
Công tác môi trường bước đầu đã được địa phương và nhân dân qua tâm, nhiều thôn xóm thường xuyên chủ động làm tốt công tác vệ sinh môi trường, làm sạch đường làng ngõ xóm nên đã góp phần hạn chế sự phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã.
Khu tập trung rác thải bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần cải thiện tình hình môi trường của địa phương. Tuy nhiên cần phải tiếp tục bổ sung về diện tích và công nghệ sử lý cũng như phương thức quản lý, tạo điều kiện nâng cao vệ sinh môi trường chung của xã.
Công tác văn hóa - Thông tin và thể thao.
+ Văn hóa: Tiếp tục duy trì thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết XDĐSVH, đã tổ chức hướng dẫn cho các thôn, các cơ quan đăng ký danh hiệu văn hoá . Đã có các cơ quan đăng ký đạt danh hiệu văn hoá là: UBND; Trường Mầm non; Trường Tiểu học, Trường THCS Ngọc Châu và Trạm y tế xã.
+ Thông tin – tuyên truyền: Mọi thông tin của cấp trên, của địa phương được chuyển tải kịp thời qua hệ thống thông tin đại chúng, qua hội nghị, bằng băng zôn, khẩu hiệu và áp phích v.v…
+ Thể thao: Phong trào TDTT từ xã đến các thôn xóm tiếp tục được giữ vững và phát triển đặc biệt trong các ngày lễ hội đầu xuân. Tập trung ở các môn như bóng đá, cầu lông, kéo co, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, v. v …
Hiện trạng phát triển Xã hội năm 2010.
+ Dân số hiện tại năm 2010 toàn xã là 7.509 người.
- Nam: 3.651 người.
- Nữ: 3.858 người.
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,1%. Tăng giảm cơ học không có, lượng dân nhập và di cư không có, lao động chủ yếu là thuần nông.
+ Tổng số lao động trong xã: 2.900 người.
- Lao động nông nghiệp: 2.840 người (97,9%).
- Lao động phi nông nghiệp: 60 người (2,1%).
+ Tổng số hộ trong xã: 1.785 hộ.
- Hộ nông nghiệp: 1.585 hộ.
- Hộ làm dịch vụ thương mại: 185 hộ.
- Hộ phi nông nghiệp: 15 hộ.

Hiện trạng sử dụng đất.
Tổng diện tích đất toàn xã: 962,12 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp chiếm: 591,93 ha Tỷ lệ: 61,52%.
+ Đất phi nông nghiệp chiếm: 350,53 ha Tỷ lệ: 36,43%.
+ Đất chưa sử dụng: 19,66 ha Tỷ lệ: 2,05%.
+ Hình thức sản xuất, canh tác manh mún nhỏ lẻ, sử dụng đất nông nghiệp chưa tiết kiệm, kém hiệu quả, năng suất, lợi nhuận thấp.
+ Phân bố dân cư tương đối tập trung. Một vài hộ phân bố manh mún, phân tán, tự phát. Cần có chính sách hỗ trợ di dời về các điểm trung tâm thôn.
+ Nhà ở nông thôn xây dựng tự do, không có định hướng.
+ Kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém. Chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người nông dân.
+ Các công trình công cộng cấp xã còn thiếu nhiều hạng mục công trình hạ tầng xã hội. Các công trình hiện có chưa đảm bảo tiêu chuẩn, kết cấu, cũng như chức năng sử dụng.
+ Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa phân bố tương đối tập trung. Tuy nhiên chưa được quy hoạch và xây dựng theo hướng quản lý thuận tiện, diện tích còn nhỏ chưa đáp ứng cho nhu cầu của địa phương.
+ Điểm thu gom rác thải tuy đã hình thành song chưa được giải quyết sạch sẽ, đảm bảo VSMT.
Hiện trạng không gian kiến trúc, môi trường sinh thái và hạ tầng cơ sở.
Nhà ở, thôn xóm được hình thành theo từng điểm, không gian sử dụng hình thành từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất từ lâu đời. Cấu trúc không gian đơn giản, kém tiện nghi. Kết cấu thô sơ, chủ yếu là nhà 1 tầng, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất tự nhiên.
Hình thức kiến trúc một số công trình đã khai thác được nét văn hoá truyền thống. Đa số do sự ảnh hưởng của đô thị hoá, một số công trình nhà ở nông thôn có kiến trúc pha trộn, như nhà ở lô phố, làm mất đi vẻ đẹp kiến trúc nông thôn. Vì vậy cần phải có giải pháp định hướng kiến trúc nhà ở cho người dân nông thôn đảm bảo tiện nghi, kiên cố, phù hợp với nhu cầu ở, sinh hoạt, sản xuất và thích nghi với môi trường sinh thái vùng miền.
Các hộ kinh doanh DVTM nhỏ lẻ, các mặt hàng chủ yếu là tạp phẩm phục vụ các nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt của người dân. Các hộ này chủ yếu bám theo các trục đường Tỉnh, đưòng Huyện và trục chính xã, gây ảnh hưởng đến mỹ quan, cũng như an toàn giao thông. Vì vậy cần quy hoạch tập trung khu thương mại dịch vụ tổng hợp cho các hộ này hoạt động kinh doanh.
Một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong các thôn xóm đan xen với hộ sản xuất nông nghiệp, hoặc hình thức sản xuất kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp. Vì vậy cần xây dựng mô hình kiến trúc cho nhà ở thích hợp với các hộ gia đình này.
Hệ thống đường làng ngõ xóm, trục xã, đường trục thôn, trục nội đồng bề mặt lồi lõm kết cấu thô sơ. Trục giao thông nội đồng thiếu cây xanh bóng mát, gây sự đơn điệu của tuyến đường.
Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích đang được chính quyền và người dân trùng tu, bảo vệ. Tuy nhiên các công trình chưa có giá trị văn hoá lịch sử cao. Vì vậy cần được tôn tạo duy trì nâng cao giá trị của di tích, gìn giữ được tính văn hoá, lịch sử.
Các công trình công cộng nhìn chung đều chưa khai thác được yếu tố kiến trúc truyền thống, bản sắc dân tộc. Kết cấu thô sơ, nhà gạch cũ, chủ yếu được sử dụng tạm các công trình đã quá hạn, chức năng sử dụng hạn chế như các nhà văn hoá thôn, nhà trẻ và một số công trình công cộng khác.
Hiện trạng công trình trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.
Hiện tại trụ sở UBND xã với tổng diện tích 3.390 m2. Có nhà làm việc 1 tầng, có hội trường và đầy đủ các phòng ban, đã và đang phục vụ cho nhân dân kịp thời và thoả đáng. Tuy nhiên về cơ sở vật chất còn thiếu, công trình cũng đã xuống cấp nhiều. Để cho các cán bộ xã phục vụ nhân dân trong thời kỳ xã hội hoá ngày càng phát triển cần phải nâng cấp, cải tạo lại hoạch xây mới trụ sở xã.
Hợp tác xã nông nghiệp:
Hiện xã đã thành lập 1 HTX hoạt động có hiệu quả và đáp ứng theo Đề án đã xây dựng.
Hiện trạng công trình nhà văn hoá, tôn giáo.
Các công trình nhà văn hoá một số sử dụng tạm, kết cấu nhà gạch, mục nát xuống cấp. Cần có quỹ đất xây mới lại một số nhà văn hoá tại các vị trí thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng và thuận tiện giao thông liên hệ với trung tâm xã. Cần chuyển đổi các công trình nhà văn hoá cũ đang kết hợp nhà trẻ thành công trình chỉ có một mục đích sử dụng.
Việc lựa chọn vị trí các công trình nhà văn hoá thôn xóm phần lớn sử dụng chung với các công trình văn hoá lịch sử, công trình tôn giáo, tâm linh. Nhu cầu đất đai dành cho nhà văn hoá, đất thể thao chưa đảm bảo tiêu chuẩn NTM. Các trung tâm thôn thường nằm xen kẽ giữa các khu dân cư, giao thông tiếp cận là đường thôn xóm, bề rộng nhỏ hẹp, không đảm bảo lưu thông các phương tiện cơ giới. Việc quy hoạch giao thông cần có phương án kết nối các trung tâm thôn với nhau liên hệ với Trung tâm chính tạo thành mạng lưới điểm các Trung tâm. Các tuyến liên thôn này phải đảm bảo Bn: 7-9m lòng đường tối thiểu Bm: 3,5 m. Vì vậy cần có sự ủng hộ hiến đất để giải phóng mặt bằng khi có tuyến giao thông này đi qua phần đất của các hộ gia đình, hoặc chuyển đổi các trung tâm thôn, quy hoạch tại vị trí khác cho phù hợp.
Hiện trạng công trình trạm y tế.
- Trạm Y tế xó đạt chuẩn năm 2006. Trạm có 300 m2, trong đó có 100m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố, tổng diện tích khuôn viên 1434,6 m2, có 8 cán bộ y tế, hàng năm khám chữa bệnh cho 4556 lượt người.
- Tỷ lệ người tham gia cỏc hỡnh thức bảo hiểm y tế: 61,07%.
Hiện trạng công trình giáo dục.
+ Trường mầm non xã: Đã được công nhận đạt chuẩn năm 2008
Trường có 16 lớp, 15 phòng học, 2 phòng học chức năng, 800 m2 sân chơi bãi tập, 26 giáo viên (trong đó trình độ: ĐH = 1, CĐ = 10, Trung cấp và đào tạo khác = 15).
- Số phòng học đạt chuẩn: 11 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn: 4; Số phòng học còn thiếu: 09 phòng x 50 m2/phòng = 450 m2.
- Số phòng học chức năng đã có: 2 phòng; Số phòng còn thiếu: 2.
- Diện tích sân chơi bãi tập đã có: 800 m2.
Hiện nay do nhu cầu cần phải xây mới thêm 1 trường tại thôn Trại Mới: Diện tích 3.000 m2: 12 phòng học và nhà hiệu bộ = 600 m2, 2 phòng chức năng =100 m2, sân chơi bãi tập diện tích khoảng 2.000 m2.
+ Trường tiểu học: Đã được công nhận đạt chuẩn tháng 2/2011.
Trường có 21 lớp, 16 phòng học, 7200 m2 sân chơi bãi tập, 32 giáo viên.
- Số phòng học đạt chuẩn: 16 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn: 5; Số phòng học còn thiếu: 0
- Số phòng học chức năng đã có: 2 phòng đã xuống cấp.
+ Trường trung học cơ sở: Đã được công nhận đạt chuẩn năm 2004
Trường có 13 lớp, 13 phòng học, 4 phòng học chức năng, 2000 m2 sân chơi bãi tập, 21 giáo vỉên (trong đó trình độ: ĐH = 16, CĐ = 5, Trung cấp và đào tạo khác = 0).
- Số phòng học đạt chuẩn: 13 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn: 0; Số phòng học còn thiếu: 0
- Số phòng chức năng cần xây mới: 4 phòng x 60 m2 =240 m2.
- Phòng đa chức năng chưa có cần xây mới 1 phòng x 300 m2
- Diện tích sân chơi bãi tập đã có: 2000 m2;
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
Cốt cao độ các điểm dân cư, các tuyến giao thông, thuỷ lợi hiện trạng đã đảm bảo thoát nước mặt, thoát nước công trình và đảm bảo tránh úng ngập. Ngoài ra xã còn có hệ thống mương máng, kênh tưới tiêu thoả mãn thoát nước tổng thể kịp thời. Hệ thống ao hồ tuơng đối nhiều đảm bảo trữ nước cho mùa khô.
Hiện trạng về giao thông thuỷ lợi.
Hệ thống mạng lưới đường giao thông chủ yếu là đường dân sinh. Lịch sử hình thành các con đường đều từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất tự do, chưa có quy hoạch định hướng lâu dài. Vì vậy các tuyến giao thông được hình thành manh mún, phức tạp, cần phải có định hướng quy hoạch hệ thống đường giao thông tạo thành mạng lưới liên hoàn, khép kín, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất hàng hoá tập trung.
+ Giao thông: Tổng số km đường giao thông trên địa bàn xã: 90.62 km, trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: 10,22km; đã cứng hoá 1,5 km, đạt 14,71%
- Đường trục thôn, liên thôn: 27,89km; đã cứng hoá 5,5 km, đạt 19,72%
- Đường nội thôn: 15,55km; đã cứng hoá 1,5 km, đạt 9,65%
- Đường trục chính nội đồng: 36,69km; đã cứng hoá 1,9 km, đạt 5,18%
- Đường đã được cứng hoá: 10,33km/ 90,62 km, đạt 11,40%
- Đường xe cơ giới đi lại thuận tiện: 21,83 km/ 90,62 km, đạt 24,09%;
- Đường nội thôn sạch, không lầy lội: 29,23 km/90,62km, đạt 32,26 %.
+ Thủy lợi: Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi: 331,94 ha.
- Diện tích tưới qua hệ thống thuỷ nông Sông Cầu: 151,94 ha.
- Diện tích tưới Qua trạm bơm: 180 ha.
+ Trạm bơm: Toàn xã có 5 trạm bơm nằm ở các thôn Tân Minh, Trung Đồng, Quang Châu, Châu Sơn, và Khánh Giàng:
- Trạm bơm thôn Tân Minh: công suất 15 KVA.
- Trạm bơm thôn Trung Đồng: công suất 15 KVA.
- Trạm bơm thôn Quang Châu công suất 15 KVA.
- Trạm bơm thôn Châu Sơn: gồm 2 máy: 1 máy công suất 24 KVA, một máy công suất 15KVA .
- Trạm bơm thôn Khánh Giàng: công suất 22 KVA.
Hiện trạng về cung cấp điện.
- Nguồn điện: Lấy từ trạm biến áp trung gian Cao Xá ( Tân Yên ) có công suất ( 2500 KVA + 3200 KVA ).
- Tỷ lệ hộ dân được cấp điện đạt 100%
- Lưới điện:
+ Lưới 10KV: Từ thanh cái 10KV trạm biến áp trung gian Cao xá.
+ Lưới 0,4KV: Mạng lưới hạ áp của khu vực nghiên cứu đi nổi dùng dây nhôm, có tiết diện 20  70 mm2. Đường dây 0,4KV tại xã có kết cấu mạng hình tia, chiều dài khoảng 10km, đảm bảo cung cấp điện đúng tiêu chuẩn an toàn tới từng hộ tiêu thụ, giảm tổn thất điện năng và nâng cao chất lượng cấp điện.
+ Lưới chiếu sáng: bố trí đi nổi kết hợp với tuyến điện sinh hoạt. Các tuyến đường trục chính đã được chiếu sáng bằng đèn cao áp.
- Trạm lưới 35/0,4KV: Các trạm lưới 35/0,4KV cấp điện cho khu vực nghiên cứu dùng trạm treo, có 6 trạm hạ áp:
+ Trạm 1: thôn Quang Châu: công suất 320 KVA phục vụ cho 460 hộ
+ Trạm 2: thôn Bằng Cục: công suất 200 KVA phục vụ cho 430 hộ.
+ Trạm 3: thôn Lộc Ninh công suất 160 KVA phục vụ cho 315 hộ.
+ Trạm 4: thôn Quang Châu: công suất 160 KVA phục vụ 333 hộ
+ Trạm 5: thôn Trung Đồng công suất 160 KVA phục vụ cho 168 hộ.
+ Trạm 6: thôn Tân Trung 2: công suất 200 KVA phục vụ 285 hộ.
- Tổng công suất cấp cho khu vực nghiên cứu là: 1200 KVA.
- Đánh giá: Nguồn điện cung cấp cho khu vực nghiên cứu hiện nay đảm bảo yêu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống điện nhìn chung đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, cần cải thiện một số vấn đề sau:
+ Lưới điện hạ thế chắp vá, nhiều chủng loại dây dẫn xây dựng trong nhiều thời kỳ, dây trần đi nổi trong khu dân cư không đảm bảo an toàn và mỹ quan cần cải tạo lại.
+ Điện chủ yếu dùng trong sinh hoạt.
* Hiện nay toàn bộ hệ thống điện (trạm biến áp, đường dây) do ngành điện quản lý và HTX dịch vụ điện bán điện đến tận hộ tiêu dùng.
Cấp nước và vệ sinh môi trường.
Hiện tại xã chưa có dự án cấp nước sạch. Hệ thống cấp nước chủ yếu là giếng đào. Thoát nước thải, nước sinh hoạt trực tiếp ra ao hồ, đồng ruộng, hoặc tự thấm. Một số hộ gia đình đã áp dụng xử lý chất thải theo mô hình Bioga. Cần khuyến khích nhân ra diện rộng.
Xã đã có khu tập trung rác thải trên địa bàn nhưng diện tích quá nhỏ (300 m2 ) cần phải mở rộng hoặc quy hoạch mới để đáp ứng kịp thời cho giai đoạn quy hoạch NTM.
Nhìn chung môi trường đất Ngọc Châu chưa bị ô nhiễm các hoá chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên các chất thải chăn nuôi đều quá tải, nên một phần đổ thẳng ra cống rãnh thoát nước mà không có biện pháp thu gom, xử lý gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất. Đặc biệt ở những nơi tập trung các trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi gia đình với quy mô lớn. Cần có biện pháp xử lý kịp thời trong thời gian tới, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nguồn nước sạch chủ yếu được cung cấp từ giếng khơi, giếng khoan, chưa có hệ thống nước sạch thực sự cung cấp cho xã.
Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp. Số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh tuy có tăng nhưng chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Rác thải và nước thải sinh hoạt hiện tại chưa là vấn đề nan giải vì với mật độ dân số hiện nay, sức chứa môi trường hoàn toàn ở trên ngưỡng cho phép. Tuy nhiên trong tương lai với tốc độ phát triển công nghiệp hoá tăng nhanh, điều kiện đời sống sinh hoạt nâng cao, đồng thời cũng gia tăng luợng rác thải rắn. Do vậy việc phân loại, xử lý rác thải cần phải được tính toán cụ thể.
Môi trường không khí nhìn chung trên toàn xã hiện nay chưa bị ô nhiễm về các chất khí độc hại, bụi và tiếng ồn.
Hệ thống nghĩa trang nhân dân chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác. Do phong tục tập quán dòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha, và vấn đề tâm linh, phong thuỷ nên việc quy tập các nghĩa trang này là rất khó, cần phải có hướng giải quyết thoả đáng.
Các chương trình dự án liên quan.
Hiện tại xã chưa có các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng như đường giao thông, cấp nước sạch, các dự án khai thác nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn. Nguyên nhân xuất phát từ vị trí địa lý, địa hình, tính liên hệ vùng. Do hình thức canh tác sản xuất manh mún, kém năng xuất, kém hiệu quả của người dân.
Tiềm năng và định hướng phát triển KT- XH của xã.
Với tài nguyên đất đai đa dạng thích hợp với sản xuất nông nghiệp, cùng với nguồn lực lao động dồi dào là tiềm năng, động lực chính để phát triển kinh tế nông nghiệp của Ngọc Châu. Ngoài ra với vị trí địa lý và tính chất liên hệ vùng, Ngọc Châu có tuyến đường Tỉnh 295 đi qua tiếp cận với thị trấn Cao Thượng (trung tâm của huyện Tân Yên). Đây chính là tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho Ngọc Châu phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của xã.
Về đặc thù loại hình sản xuất của xã có 2 loại hình sản xuất chủ đạo góp phần tăng trưởng kinh tế đó là: chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Đây chính tiềm năng kinh tế phát triển, đồng thời tạo nên bản sắc riêng trên địa bàn xã.
Định hướng phát triển.
- Nâng cấp bổ sung các tuyến giao thông phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo tiêu chuẩn NTM.
- Xác định các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phục vụ cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Xác định vị trí các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu chế xuất sản phẩm nông nghiệp.
- Xác định vị trí đất dành cho các doanh nghiệp, hộ phi nông nghiệp như chợ nông sản, thương mại dịch vụ tổng hợp.
- Xác định vùng quy hoạch nghĩa trang tập trung.
- Xác định vùng quy hoạch rác thải tập trung.
Những vị trí này phải được bố trí hợp lý trong đồ án có tính chất liên hệ vùng cao. Thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, và trao đổi hàng hoá. Đồng thời phù hợp và đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Mối quan hệ giữa các không gian xã, thị trấn, thị tứ.
Ngọc Châu có 01 tuyến giao thông đối ngoại đặc biệt quan trọng là đường Tỉnh 295 đi qua, và liên hệ với thị trấn Cao Thượng qua xã Cao Xá khoảng 4 km. Do vị trí địa lý như trên, nên Ngọc Châu sẽ có những khó khăn nhất định trong việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Vì vậy Ngọc Châu cần phải phát triển, nỗ lực tự cường tận dụng tiềm năng đất đai, nhân lực sẵn có của mình để phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
Dự báo quy mô dân số, lao động và đất đai các công trình bổ sung.
a. Dự báo dân số.
Dân số 2010: 7.509 người
Tỷ lệ tăng tự nhiên 2010: 1,1%, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.
Lao động nông nghiệp: 2.840 người.
Lao động PNN, sản xuất TTCN: 60 người.
Dân số phát triển toàn xã đến năm 2025 vào khoảng 9.260 người, tăng hơn so với dân số năm 2010 khoảng 1.751 người (và có thể lên tới 2.000 người do doanh nghiệp và các ngành nghề nông thôn thu hút nguồn lao động).
Dự báo lao động.
Với số dân 7.509 người và tổng số hộ 1.785 thỡ trung bỡnh sẽ có 4,2 người/hộ.
Dự báo tới năm 2025 số dõn toàn xó tăng khoảng 1.751 – 2.000 người. Do đó số hộ sẽ tăng thêm khoảng: 419 hộ.
Dự báo tới năm 2025: Trong những năm tới khi xây dựng mô hình nông thôn mới, hướng dịch chuyển cơ cấu lao động nông nghiệp từ 88,9% giảm xuống 44,14% ( còn 972 hộ). (Tỷ lệ lao động nông nghiệp <45% để đạt tiêu chí nông thôn mới). Thương mại dịch vụ tăng từ 10,36% lên 34,3%.(có 757 hộ). Hộ sản xuất CN, TTCN tăng từ 0,74% lên 21,56% (có 457 hộ).
Đánh giá nhu cầu sử dụng đất cho các hạng mục cần bổ sung trên địa bàn xã tới năm 2025.
Trong tương lai đất đai nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm đất dành cho các công trình phục vụ sản xuất tăng. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này, việc thay đổi phương thức sản xuất, và hình thức canh tập trung, việc dồn điền đổi thửa, phá bỏ các bờ thửa, thùng vũng, mương máng tự nhiên, cứng hoá hệ thống kênh mương, diện tích đất canh tác sẽ tăng thêm.
Hiện nay dân cư tại 15 thôn của xã phân bố khá tập trung, mật độ dân số khá dầy. Vì vậy việc bổ sung quỹ đất ở phát triển mới sẽ tập trung thành một điểm dân cư mới kết hợp các hạng mục hạ tầng xã hội cấp xã, cấp thôn tạo thành điểm dân cư trung tâm thôn, xã mới.

Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã( QH mạng lưới điểm dân cư nông thôn

và phân vùng sản xuất nông nghiệp).

Vùng Trồng trọt.
- Được phân thành 6 vùng sản xuất, tổng diện tích 309,64 ha:
+ Vùng 1 có diện tích: 30 ha lúa của 2 thôn Bằng Cục, Đồng Chằm thôn Tân Minh ( Trạm bơm thôn Tân Minh cấp nước);
+ Vùng 2 có diện tích: 38 ha lúa của thôn Trung Đồng (Trạm bơm thôn Trung Đồng cấp nước);
+ Vùng 3 có diện tích: 12 ha của thôn Quang Châu (Trạm bơm thôn Quang Châu cấp nước );
+ Vùng 4 có diện tích: 68,3 ha lúa của 5 thôn Châu Sơn, Trại Mới, Tân Trung 1, Tân Trung 2, và Lộc Ninh (Trạm bơm thôn Châu Sơn cấp nước);
+ Vùng 5 có diện tích: 12,5 ha cho thôn Khánh Giàng (Trạm bơm thôn Khánh Giàng cấp nước );
+ Vùng 6 có diện tích còn lại: 148,84 ha (Diện tích tưới qua hệ thống thuỷ nông Sông Cầu ).
- Phá bỏ các bờ thửa nhỏ lẻ, các mương máng, thùng vũng tạo thành những thửa ruộng lớn. Thuận lợi cho cơ giới hoá và sản xuất tập chung quy mô lớn.
- Định hướng các tuyến giao thông nội đồng, chủ yếu là đường bờ vùng có mương tưới kết hợp. Khoảng cách giữa 2 đường bờ vùng từ 500-800m, bờ thửa từ 100-300 m đường trục chính nội đồng Bm =5 m. Blề =1,25x2, cách 300-500m có một điểm tránh xe.
Vùng Chăn nuôi.
- Quy hoạch 02 khu chăn nuôi tập trung kết hợp nuôi trồng thủy sản: khu 1 tại thôn Tân Châu, diện tích khoảng 4,5 ha, khu 2 tại thôn Tân Minh diện tích khoảng 1,6 ha. Xử lý chất thải bằng các phương pháp hiện đại như xây hầm bioga trước khi thải ra môi trường.
- Các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm giữ nguyên, hướng dẫn bà con xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng, bioga) đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm năng lượng. Có thể xây dựng độc lập, hoặc nhiều hộ chung nhau.
Vùng Nuôi trồng thuỷ sản.
Các hộ nuôi trồng thuỷ sản hiện hữu giữ nguyên, chuyển đổi các vùng đất thấp trũng thành đất thuỷ sản. Với tổng diện tích 8,8 ha được định hướng như sau:
+ Vùng thủy sản 1 quy hoạch có diện tích: 1,7 ha thuộc cánh đồng của thôn Khánh Giàng và thôn Trại Mới.
+ Vùng thủy sản 2 quy hoạch có diện tích: 2,5 ha thuộc cánh đồng Khu 1 và Khu 2 của thôn Châu Sơn.
+ Vùng thủy sản 3 quy hoạch có diện tích: 3,1 ha thuộc cánh đồng của thôn Phú Thọ và thôn Tân Minh.
+ Vùng thủy sản 4 quy hoạch có diện tích: 1,5 ha thuộc cánh đồng của thụn Bỡnh An.
Quy hoạch khu công nghiệp, TTCN và sản xuất ngành nghề nông thôn.
Quy hoạch định hướng 01 khu TTCN và sản xuất tập trung với diện tích: 12 ha ( thuộc các cánh đồng: Sau Nhâm, Đồng Đánh và Chọn Giống của thôn Cầu Xi ).
Quy hoạch khu buôn bán, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp.
- Quy hoạch một khu Thương mại – Dịch vụ tổng hợp ( có chợ toàn xó trong khu này ) tại cánh đồng Năm Tấn thuộc thôn Cầu Xi, với diện tích khoảng: 1,5 – 2 ha; QH một khu KD – DV có diện tích 2000m2 tại thôn Khánh Giàng. Khi thiết kế xây dựng phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
+ Thuận lợi cho trao đổi hàng hoá.
+ Thuận lợi người dân mua sắm, kinh doanh thương mại. Thu hút các nhà đầu tư.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ.
+ Các quy phạm, quy chuẩn, và tiêu chuẩn liên quan.
Quy hoạch các thôn xóm, điểm dân cư phát triển.
Tổng diện tích đất dành cho dự báo phát triển trong tương lai khoảng 51,25 ha gồm: đất ở, đất công trình dịch vụ, đất cây xanh, đất hạ tầng, đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật…(xem bảng tăng giảm đất tới năm 2025).
- Xác định vị trí các Trung tâm thôn, các điểm dân cư¬ có mật độ dân c¬ư lớn. Kết nối các không gian Trung tâm thôn bằng đ¬ường giao thông liên thôn, trục chính nội đồng.
- Các thôn xóm có mật độ phân bố dân cư lớn tiếp tục ổn định, không được mở rộng đất ở, chỉ được phép phát triển mở rộng các điểm dân cư tại điểm dân cư mới. Diện tích đất ở mới sẽ áp dụng cho các hộ gia đình mới theo tiêu chí nông thôn mới: 300m2/hộ sản xuất nông nghiệp và 30m2/người.
Theo dự báo tới năm 2025 dân số toàn xã sẽ tăng khoảng 1.751 người và có thể lên tới 2.000 người. Do đó đất ở giãn dân cần khoảng 8 - 10 ha. Nhưng do nhu cầu cũng như tính chất của việc xây dựng NTM, cần phát triển thêm một số khu đất ở có giá trị kinh tế cao để làm nội lực cho địa phương trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.
Quy hoạch hệ thống trung tâm của xã, thôn và các công trình công cộng.
- Các điểm dân cư tập trung: Quy hoạch cải tạo, hoặc bổ sung các hạng mục hạ tầng xã hội cần thiết như NVH, Sân TDTT, nhà trẻ vào khu trung tâm xã và thôn hoặc Điểm dân cư đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí nông thôn mới. Thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, văn hoá, và an ninh chính trị của xã...