アセットパブリッシャー アセットパブリッシャー

フルページに戻る

Xã Liên Chung

|
ページビュー:
 Liên Chung là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm cách trung tâm huyện thị trấn Cao Thượng khoảng 3 km về phía Đông Nam.

Liên Chung là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm cách trung tâm huyện thị trấn Cao Thượng khoảng 3 km về phía Đông Nam.
Xã Liên Chung trong những năm gần đây, kinh tế xã đã có những chuyển biến tích cực sang hướng sản xuất nông nghiệp hỗn hợp, TTCN và dịch vụ. Tuy nhiên sự phát triển chưa chú ý tới bảo vệ môi trường cũng như cảnh quan nông thôn truyền thống, xây dựng chưa có quy hoạch nên vẫn chưa tạo lập được bộ mặt nông thôn mới. Hệ thống kỹ thuật chất lượng còn thấp và chưa đồng bộ.
Tiềm năng kinh tế Liên Chung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản), tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, xây dựng cánh đồng thu nhập cao chưa đạt chỉ tiêu, các cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất chưa nhiều, sản phẩm nông dân làm ra có giá trị cạnh tranh thấp. Chăn nuôi – thuỷ sản phát triển chưa bền vững, dịch bệnh còn xảy ra, mô hình trang trại phát triển chậm….Thu nhập bình quân đầu người 11,5 triệu đồng/năm.
Các hoạt động văn hoá xã hội ở các thôn xóm đã và đang được duy trì và phát triển. Công tác giáo dục, tuyên truyền, chăm sóc sức khoẻ và các chính sách xã hội được quan tâm; đời sống sinh hoạt văn hoá đang dần được nâng cao.

Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp xã Hợp Đức.
+ Phía Nam giáp xã Quế Nham.
+ Phía Đông giáp xã Dương Đức huyện Lạng Giang.
+ Phía Tây giáp xã Việt Lập.
Quy mô dân số năm 2011: 7.427 người.
Quy mô đất: 1.228,03 ha.
Điều kiện tự nhiên
Liên Chung là một xã miền núi của huyện Tân Yên, có địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, xã có hai loại dạng địa hình chính; Địa hình trung du xen vùng trũng chiếm 80% diện tích tự nhiên; Địa hình đồi núi nằm tập trung ở phía tây nam, phía tây và phía bắc của xã chiếm gần 20% diện tích tự nhiên, do có địa hình phức tạp nên chỉ thuận lợi lợi cho các loại cơ giới hóa vừa và nhỏ, thiết kế đồng ruộng chủ yếu bậc thang phù hợp với xây dựng hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó còn có một diện tích đồi núi tương đồi lớn, dàn trải trên khắp diện tích tự nhiên của xã nên ảnh hưởng nhiều tới việc phát triển sản xuất của xã. Tuy nhiên cũng có nhiều chỗ không đồng nhất giữa các thửa. Hệ thống giao thông, kênh mương phục vụ sản xuất chưa được đầu tư nhiều, đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển xã nông thôn mới, nên cũng gây không ít khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Khí hậu
Xã Liên Chung cũng như nhiều địa phương khác thuộc trung du miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm 25 oC
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất 35 - 37 oC (tháng 7).
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,6 oC (tháng 2 - 3).
- Gió: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng là gió đông nam từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô chủ yếu là gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
- Bão: Xã Liên Chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm thường từ 1600 - 1820 mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 90%, thấp nhất trung bình là 45%( tháng 12), cao nhất trung bình là 88% (tháng 3 & 4).
Thủy văn
- Thuỷ văn: Liên Chung có mạng lưới ao hồ, kênh mương dày đặc nên việc đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Xã có Sông Thương ôm trọn phần phía Đông của xã là nguồn tưới tiêu chính cho diện tích đất canh tác. Tuy nhiên hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh đất nên rất khó khăn trong việc phát triển. Nhiều tuyến kênh còn bị sạt lở, bồi lắng tác động đến dòng chảy. Trong thời gian tới xã cần có kế hoạch nâng cấp, cải tạo các kênh tưới tiêu chính.
- Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong xã chủ yếu lấy từ giếng khoan và giếng khơi.
Địa chất công trình
- Nhìn chung xã có nền địa hình, địa chất thủy văn và địa chất công trình tương đối tốt. Nền đất khu vực tương đối ổn định. Các công trình xây dung ở mức đơn giản mà khả năng chịu tải tương đối tốt theo thời gian.
HIện trạng kinh tế xã hội
Là xã nông nghiệp kết hợp dịch vụ thương mại. Cơ cấu kinh tế như sau:
- Sản xuất nông nghiệp chiếm: 79,9%.
- Công nghiệp, dịch vụ thương mại: 20,1%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt: 11,5 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 14%.
- Y tế: + Trạm Y tế xã đạt chuẩn năm 2008. Trạm có 200 m2 nhà được đầu tư xây dựng bán kiên cố, tổng diện tích khuôn viên 868 m2, có 7 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sỹ; hàng năm khám chữa bệnh cho trên 6.000 lượt người.
+ Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 53%.
- Giáo dục:
+ Phổ cập giáo dục trung học phổ thông đạt: 85 %.
+ Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề đạt 85 %.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,2%.
- Hiện trạng sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: 750,81ha, chiếm 61,14%.
+ Đất phi nông nghiệp: 402,18ha, chiếm 32,75%.
+ Đất chưa sử dụng: 75,04ha, chiếm 6,11%.
Sản xuất nông nghiệp:
+ Tổng diện tích gieo trồng các cây hàng năm là 837ha trong đó diện tích lúa là 530 ha, đạt 100% so với năm 2010. Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm dần do chuyển sang các mục đích khác, nhưng tổng sản lượng lương thực năm 2011 vẫn đạt kế hoạch đề ra và đảm bảo an ninh lương thực.
+ Các loại cây canh tác chủ yếu: lúa và các cây rau màu cung cấp cho thị trường lân cận (phạm vi canh tác có bán kính tối đa khoảng 2km).
+ Chăn nuôi - Thú y: Ban thú y xã đã làm tốt công tác quản lý tình hình dịch bệnh, chống bùng phát thành dịch. Trong năm 2011 Ban chăn nuôi thú y của xã đã tổ chức tiêm phòng với kết quả:
Tổng đàn trâu, bò: tiêm phòng 850/1245 con đạt 72%.(so với KH được giao)
Tổng đàn lợn: tiêm phòng 1.750/6.000 con đạt 57,2%.(so với KH được giao)
Tổng đàn gia cầm: 100.000 con không tổ chức tiêm phòng do không có vacxin.
+ Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả diện tích lúa- cá) khoảng 66,5 ha chủ yếu chăn thả theo hướng quản canh, sản lượng 400 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 11,975 tỷ đồng.
- Sản xuất phi nông nghiệp:
+ Công tác chỉ đạo phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và sản xuất kinh doanh được quan tâm trú trọng; Đến nay trên địa bàn toàn xã có 292 hộ trong đó: cơ sở tiểu thủ công nghiệp có 95 hộ, hộ kinh doanh vận tải có 35 hộ, kinh doanh thương mại dịch vụ có 160 hộ, giá trị sản xuất từ các ngành này ước đạt 20 tỷ đồng.
+ Hiện tại xã có 01 chợ ( Chợ Bình ) thuộc thôn Sấu họp vào các ngày: 1, 3, 6, 8 các ngày âm lịch hàng tháng.
- Đánh giá chung: Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn chưa bị tác động nhiều, việc quy hoạch phát triển toàn xã tăng hiệu quả cơ giới hóa trong nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa 1 vụ, năng suất thấp có điều kiện chuyển đổi sang các hình thức canh tác hiệu quả cao khác.
Xã hội
- Dân số toàn xã: 7.427 người, 1.874 hộ, bình quân 3,9 người/hộ, phân bố trên 10 thôn thuộc địa bàn xã.
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,32%.
+ Tỷ lệ tăng cơ học: không đáng kể.
Đặc điểm về phát triển dân số: tỷ lệ tăng dân số thấp do lao động có sự chuyển dịch ra các thị trấn, thị tứ và thành thị.
+ Số điểm dân cư: 10 thôn.
- Lao động: Tổng lao động toàn xã là 3.912 người trong độ tuổi, chiếm 53% dân số toàn xã, trong đó: Lao động nông nghiệp có 3.171 người chiếm tỷ trọng lớn (79,9%), lao động phi nông nghiệp có 741 người ( 20,1% ).
- Tổng số hộ: 1.874 hộ.
Văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền chào mừng ngày thành lập Đảng, mừng xuân và các ngày lễ trong năm, tuyên truyền về bầu cử đại biểu quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016, trong năm 2011 tuyên truyền được 180 buổi tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh; cắt 28 băng zôn, khẩu hiệu tường; biên soạn 550 tin bài các loại. Tập trung vào các nội dung chính tuyên truyền an toàn giao thông, công tác phòng chống dịch bệnh, công tác chỉ đạo sản xuất.
- Chỉ đạo các thôn làng tổ chức lễ hội truyền thống, tham gia giải bóng đá, các giải cầu lông, giải chạy việt dã do huyện tổ chức; tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân;
- Hoạt động của các câu lạc bộ, hoạt động bảo tồn, lễ hội dân gian, hoạt động tâm linh tín ngưỡng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo.
- Năm 2011 có 3/10 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 30 %, 02 đơn vị đạt Cơ quan Văn hóa cấp huyện. Các thôn tổ chức tốt ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc ngày 18/11.
Tôn giáo, tín ngưỡng:
Hiện tại nhân dân trong xã chỉ đi theo Phật giáo: Xã hiện có rất nhiều điểm Đình, Chùa và các nghè, Miếu. Có tổng số 05 đình và 01 đền, 07 chùa và một số các giếng cổ nằm rải rác tại các thôn.
Các chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh gồm có; Chùa cống phường ( thuộc địa bàn thôn Hậu) Đình, Chùa Lãn Tranh.( thuộc 3 thôn Lãn Tranh 1, 2, 3) Đình Liên Bộ, Đền Dành( Thôn Hậu ).
Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia có 01; Di tích lịch sử văn hoá Đình Vường (thuộc thôn hậu). Tất cả đều là các tụ điểm tín ngưỡng của Nhân dân địa phương. Trong các di tích trên thì đền Dành được công nhận di tích cấp Tỉnh và đang được Tỉnh và Huyện quan tâm chú trọng phát triển để đưa di tích lịch sử này thành khu du lịch tâm linh sinh thái.
Hiện trạng kiến trúc cảnh quan
Cấp xã: Tập trung tại khu vực trung tâm của xã thuận tiện trong sử dụng tuy nhiên vẫn thiếu một số các hạng mục, và khu làm việc UBND đã xuống cấp. Để tạo nên một tổng thể cảnh quan của khu trung tâm hành chính xã khang trang cần bổ xung các hạng mục cần thiết (Nhà văn hóa xã, Hợp tác xã nông nghiệp, Khu thể thao trung tâm xã…) hoặc lập phương án dịch chuyển khu trung tâm hành chính xã.
- Cấp thôn: Phân bố tương đối hợp lý, bán kính phục vụ tương đối đồng đều trong phạm vi khoảng 500 - 700m.
+ Có 5/10 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn gồm; thôn Liên Bộ, Lãn Tranh 1, 2, 3 và thôn Sấu ( theo quy định của Bộ VH-TT nhà văn hóa thôn đạt chuẩn có diện tích khu đất ≥ 500m2 và diện tích XD ≥ 80m2 ): Còn lại 2 thôn có nhà văn hoá nhưng chưa đạt chuẩn đó là; thôn Nguộn, Xuân Tiến. Số thôn chưa có Nhà văn hoá là; thôn Hương, Hậu, Bến..
Hệ thống các công trình công cộng
+ UBND xã: Nằm tại thôn Hậu.
Diện tích: 1.800m2, xây dựng năm 1999, nhà làm việc 1 tầng đã xuống cấp nhiều.
+ Có 03 HTX trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.
+ Trường THCS: Chưa đạt chuẩn
- Trường có 15 lớp, 15 phòng học, phòng học chức năng chưa có, 3.000 m2 sân chơi bãi tập, 33 giáo viên (trong đó trình độ: ĐH = 16 đ/c, CĐ = 16đ/c , Trung cấp và đào tạo khác = 1đ/c ).
- Số phòng học đạt chuẩn: 10 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn: 5 phòng ; Số phòng học còn thiếu: 3 phòng, số phòng học cần xây mới 9 x 50 m2/phòng = 450 m2 ( Trường có 19 lớp song mới có 10 phòng học).
- Số phòng học chức năng đã có: 0 phòng; Số phòng còn thiếu: 5 phòng x 60 m2 = 300 m2
- Diện tích sân chơi bãi tập đã có: 3.000 m2; Diện tích còn thiếu: 2.000m2
+ Trường tiểu học: Chưa đạt chuẩn
Trường có 20 lớp, 20 phòng học, chưa có phòng học chức năng, 2.000 m2 sân chơi bãi tập, giáo viên 30 ( trong đó trình độ: ĐH = 6 đ/c , CĐ = 14 đ/c, Trung cấp = 10 đ/c).
- Số phòng học đạt chuẩn: 10 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn: 10 ; Số phòng học còn thiếu: 8 phòng x 50 m2/phòng = 400 m2.
- Số phòng học chức năng đã có: 0 phòng; Số phòng còn thiếu: 3 phòng.
- Diện tích sân chơi bãi tập đã có: 2.000 m2; Diện tích còn thiếu:1.500m2.
+ Trường mầm non: Có 3 điểm trường.
+ Trạm y tế xã: Có vị trí tại thôn Sấu, có giao thông thuận tiện với các thôn trong xã, có bán kính hợp lý.
Trạm Y tế xã đạt chuẩn Cơ sở Y tế. Trạm có tổng diện tích khuôn viên 868m2, có 7 cán bộ y tế ( 1 bác sỹ, 5 y sỹ và 1 y tá ).
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 53%.
+ Điểm bưu điện VH xã: 01 điểm tại thôn Hậu đã đạt chuẩn Quốc gia.
Số thôn có điểm truy cập Internet: 0.
Số điểm truy cập 4: gồm trung tâm UBND xã, trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.
+ Hiện tại xã có 01 chợ ( Chợ Bình ) thuộc thôn Sấu họp vào các ngày: 1, 3, 6, 8 các ngày âm lịch hàng tháng.
Hệ thống dân cư và nhà ở
Tổng số nhà ở điều tra tại thời điểm 01/9/2011 có 1874 hộ có nhà:
+ Trong đó:
- Nhà ở của hộ nghèo cần hỗ trợ cải thiện nhà ở tổng số trong toàn xã có 57 nhà chiếm 3,04%.
- Nhà ở bán kiên cố trong toàn xã có 1.625 nhà chiếm 86,71%.
- Nhà ở kiên cố trong toàn xã: có 192 chiếm 10,25%.
- Hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng đạt 76,3%.
+ Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư:
- Nhà ở của hộ nghèo cần hỗ trợ sửa sang, nâng cấp: Đại đa số là nhà có tường đất, khung nhà bằng gỗ tạp nhỏ hoặc bằng tre, mái lợp ngói sông cầu không có chống nóng; nhà thấp, các cửa thấp và nhỏ do vậy kém lưu thông không khí, thường bị ẩm mốc gây ảnh hưởng cho sức khoẻ nhân dân.
- Nhà bán kiên cố, kiên cố: Được xây dựng phù hợp với đặc điểm văn hoá của địa phương, thoáng mát và tiện lợi cho sinh hoạt.
Trong các di tích trên thì đền Dành được công nhận di tích cấp Tỉnh và đang được Tỉnh và Huyện quan tâm chú trọng phát triển để đưa di tích lịch sử này thành khu du lịch tâm linh sinh thái. Cụ thể theo Kết luận của chủ tịch UBND huyện ngày 13/09/2012 đã chấp nhận cho triển khai Đề án “Tu bổ, nâng cấp Khu du lịch tâm linh, sinh thái Núi Dành, xã Liên Chung – Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. Đây sẽ là một Đề án trọng điểm của Huyện nói chung và của Liên Chung nói riêng, giúp Liên Chung có một bước tiến dài trong công cuộc phát triển toàn xã về mọi mặt.
Cảnh quan.
Cảnh quan của xã đặc trưng của một vùng nông thôn Trung Du miền núi. Môi trường thiên nhiên tương đối tốt, chưa có biểu hiện ô nhiễm, tuy nhiên hệ thống mương tiêu chưa đảm bảo yêu cầu.
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
* Giao thông: Mạng đường chính của xã được phát triển dưới dạng mạng lưới đường xương cá bao gồm:
- Đường trục xã, liên xã: 13,3 km đã cứng hoá 9,68 km đạt 72,7%.
- Đường trục thôn, liên thôn: 21,54 km đã cứng hoá 2,7 km đạt 12,5%.

- Đường nội thôn: 28,77 km đã cứng hoá 3,0 km đạt 10,4%.
- Đường trục chính nội đồng: 24,69 km hiện chưa được cứng hoá.
Xã Liên Chung có hiện trạng giao thông tương đối thuận lợi cho đối ngoại và đối nội. Mạng lưới giao thông nội bộ liên thông tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên chủ yếu vẫn là đường đất, một số trục giao thông là đường bê tông xi măng nhưng có một số nơi bị mặt đường bị xuống cấp và chưa đạt tiêu chuẩn NTM, cần tiến hành cải tạo.
Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường giao thông nội thôn đã xây dựng còn tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên khi phát triển mạng lưới giao thông toàn xã cần phải cải tạo lại một số công trình cầu cống.
* Sông cung cấp nước tưới, tiêu: Sông Thương.
* Hồ chứa, đập có khả năng cấp nước:
- Hồ đập tưới nước: có 1 hồ ở thôn Hương có chữ lượng nước 9100m3 tưới cho 13 ha của thôn Hương.
+ Hồ nước phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên nên chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
- Hiện trạng nền xây dựng:
Cốt cao độ các điểm dân cư, các tuyến giao thông, thuỷ lợi hiện trạng đã đảm bảo thoát nước mặt, thoát nước công trình và đảm bảo tránh úng ngập. ngoài ra xã còn hệ thống kênh mương máng, kênh tưới tiêu thoả mãn thoát nước tổng thể kịp thời.
- Hiện trạng thoát nước mưa:
- Hướng thoát và lưu vực: hướng thoát nước của toàn xã từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Phân chia lưu vực thoát nước theo dạng tập trung, tôn trọng hướng thoát theo địa hình hiện trạng. Toàn xã chia thành 2 lưu vực thoát nước bao gồm:
+ Lưu vực I: có diện tích 474,36 ha gồm các thôn: Lãn tranh 1, Lãn tranh 2, Lãn tranh 3 và Liên Bộ.thoát nước từ Tây sang Đông và Bắc xuống Nam qua hệ thống kênh mương hiện trạng ra ngòi tiêu chảy ra Sông Thương.
+ Lưu vực II: có diện tích 753,67 ha, bao gồm các thôn còn lại. Có hướng từ: Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Nước được thoát ra các ao hồ, mương máng sau đó qua hệ thống kênh mương hiện trạng ra ngòi tiêu chảy chảy ra Sông Thương.
- Đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu và quá trình điều tra thực địa, quá trình làm việc với các ban ngành tại xã Liên Chung. Sơ bộ đánh giá hiện trạng CBKT của xã như sau:
+ Nền xây dựng : địa bàn xã nằm trên nền địa hình tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng. Địa hình thuận lợi để thoát nước tự chảy, khi xây dựng có nhiều quỹ đất để chuyển đổi, việc đầu tư cải tạo nền không lớn.
+ Khí hậu, địa chất công trình và địa chất thủy văn: khí hậu hài hòa, ít gió bão, sạt lở, lũ quét... Xã có hệ thống kênh tưới, tiêu thủy lợi đủ điều kiện phục vụ nông nghiệp.
Hiện trạng cấp nước
- Hiện tại xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung, nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là giếng khoan và giếng khơi phục vụ cho sinh hoạt gia đình và sản xuất.
Hiện trạng cấp điện
* Nguồn điện : Cấp từ mạng lưới điện quốc gia thông qua TBA trung gian Chi Lễ có công suất (2x8000) KVA, có đường dây chạy qua xã với cấp điện áp 10KV.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp điện đạt 99,7%
* Lưới điện:
- Lưới 10KV : Từ thanh cái 10KV sau trạm trung gian Chi Lễ có tuyến 10KV cấp điện cho các trạm biến áp. Tổng chiều dài đường dây 10KV khoảng 16km, dùng dây AC đi nổi, tiết diện dây AC 3 x 70.
- Lưới 0,4KV : Mạng lưới hạ áp của khu vực nghiên cứu đi nổi, dùng dây nhôm, có tiết diện từ 20-50mm2. Đường dây 0,4KV tại xã có kết cấu mạng hình tia, chiều dài khoảng 47km, đảm bảo cung cấp điện đúng tiêu chuẩn ngành tới từng hộ tiêu thụ, giảm tốt thất điện năng và nâng cao chất lượng cấp điện.
- Lưới chiếu sáng : Hiện tại xã chưa có hệ thống điện chiếu sáng.
- Trạm lưới 10/0,4KV: Các trạm lưới 10/0,4KV cấp điện cho khu vực nghiên cứu dùng trạm treo, hiện tại có 03 trạm biến áp :
+ Trạm BA LãnTranh 3 công suất 250 KVA phục vụ cho 729 hộ.
+ Trạm BA thôn Sấu công suất 180 KVA phục vụ cho 381 hộ.
+ Trạm BA thôn Hậu công suất 180 KVA phục vụ cho 736 hộ.
Tổng công suất cấp cho khu vực nghiên cứu là: 610KVA.
Hiện tại các hộ trong xã 99,7% có điện, toàn bộ hệ thống điện ( TBA, đường dây) do ngành điện quản lý và bán điện đến hộ tiêu dùng.
* Đánh giá: Nguồn điện cung cấp cho khu vực nghiên cứu hiện tại đảm bảo yêu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống điện nhìn chung đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên cần cải thiện một số vấn đề sau:
+ Lưới điện hạ thế đã xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp nhiều đoạn dây dẫn đến các hộ sử dụng, chất lượng cấp điện không ổn định, dây trần đi nổi tại một số tuyến trong khu dân cư không đảm bảo an toàn điện.
+ Điện chủ yếu dùng trong sinh hoạt. Điện 3 pha hạn chế, cần phải cải tạo để thuận lợi cho cấp điện tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.
Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường
- Thoát nước thải:
+ Toàn xã đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa. Nước thải được thoát ra những điểm trũng, chủ yếu là thoát ra mương rãnh và đổ trực tiếp ra đồng, sau đó đổ ra ngòi tiêu. Một số gia đình đã áp dụng xử lý chất thải theo mô hình Bioga. Cần khuyến khích nhân ra diện rộng.
- Thu gom xử lý CTR: Hiện tại xã chưa có khu tập trung rác thải chủ yếu theo hình thức chôn dưới đất.
- Nhìn chung môi trường Liên Chung chưa bị ô nhiễm các hoá chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên các chất thải chăn nuôi đều quá tải, nên một phần đổ thẳng ra cống rãnh thoát nước mà không có biện pháp thu gom, xử lý gây ra nguy cơ ôi nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất. Đặc biệt là ở những nơi tập trung các trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi gia đình với quy mô lớn. Cần có biện pháp xử lý kịp thời trong thời gian tới, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Nghĩa trang: trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có nhiều nghĩa trang phân tán với tổng diện tích khoảng 11,2ha. (Vị trí các khu nghĩa trang hiện có xem trên bản vẽ hiện trạng tổng hợp).
- Hệ thống nghĩa trang nhân dân chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác. Do phong tục tập quán giòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha, và vấn đề tâm linh, phong thuỷ lên việc quy tập các nghĩa trang này là rất khó cần phải có hướng giải quyết thoả đáng.
- Nhận xét chung: hiện trạng môi trường sống của nhân dân trong xã nếu không có biện pháp kịp thời về lâu dài sẽ bị ô nhiễm bởi nước thải và chất thải rắn không được thu gom và xử lý. Các nghĩa trang hiện trạng gần với khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh theo quy định.
CHƯƠNG II. CÁC DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
* Dự báo dân số:
Dân số năm 2011: 7.427 người, tổng số hộ 1.874 hộ, bình quân 3,9 người/hộ.
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,32%, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.
Tổng số hộ: 1.874 hộ trong đó:
- Hộ nông nghiệp: 1.465 hộ, chiếm 78,17%.
- Hộ dịch vụ thương mại: 278 hộ, chiếm 14,83%.
- Hộ phi nông nghiệp: 131 hộ, chiếm 7,00%.
Tổng lao động toàn xã 3.912 người trong đó:
- Lao động nông nghiệp: 3.171 người, chiếm 81%.
- Lao động phi nông nghiệp: 741 người, chiếm 19%.
Theo công thức: Nn=No x(1+á)^n + Nlưu trú
Trong đó: Nn dân số dự kiến QH
No dân số hiện tại
á: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên + tăng cơ học
n: số năm dự kiến
Nlưu trú: số lượng công nhân thuê trọ
Dân số phát triển toàn xã đến năm 2020 vào khoảng 8.350 người ( tầm nhìn tới năm 2025 là 9.000), tăng hơn so với dân số năm 2011 khoảng 1.573 người và có thể lên mức cao hơn khoảng 2.000 người, do có các dự án đầu tư lớn của Huyện, Tỉnh sẽ thu hút một nguồn lao động đáng kể.
Dự báo tới năm 2020: Trong những năm tới khi xây dựng mô hình nông thôn mới, hướng dịch chuyển cơ cấu lao động nông nghiệp từ 78,17% giảm xuống 45% ( còn 950 hộ, Tỷ lệ lao động nông nghiệp <45% để đạt tiêu chí nông thôn mới). Thương mại dịch vụ tăng từ 14,83% lên 35,45% (có 757 hộ). Hộ sản xuất TTCN tăng từ 7% lên 19,155% (có 404 hộ).

QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI

Định hướng về cấu trúc phát triển không gian toàn xã.
Tập trung các khu dân cư vào khu vực trung tâm thôn, xã. Các khu vực sản xuất được đưa ra ngoài khu vực dân cư tập trung. Phương án QH này không phá vỡ hệ thống điểm dân cư làng xã tập trung, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp làng xóm. Các khu sản xuất được đưa ra xa khu dân cư tập trung.
* Ưu điểm:
+ Kế thừa các công trình công cộng hiện có.
+ Tạo lập được khu trung tâm xã tập trung, khang trang.
+ Phát triển dân cư tập trung trên địa bàn xã, thuận tiện tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
+ Các khu vực sản xuất được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.
+ Khai thác, phát huy mô hình khu du lịch sinh thái ở khu vực hợp lý về khoảng cách để phát triển du lịch tại địa phương.
+ Khu nuôi trồng thủy sản được quy hoạch trên hiện trạng có sẵn và căn cứ vào cốt cao độ san nền của địa phương.
+ Khai thác nhiều đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: nuôi trồng thủy sản, khu vực sản xuất công nghiệp tổng hợp.
* Nhược điểm:
+ Khu chăn nuôi tập trung nên có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tới khu dân cư bằng các biện pháp trồng cây và xử lý về nước sạch.
* Các đề xuất quy hoạch sử dụng đất:
+Ưu tiên sử dụng đất xen kẹp, đất canh tác có năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.
+ Đối với đất xây dựng nhà ở: Xây dựng các khu dân cư theo hướng tập trung, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hạ tầng, tận dụng các khu đất xen kẹt, đất canh tác có năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.
+ Đối với đất xây dựng công trình công cộng: Tôn trọng hiện trạng, phát triển mới phải có hướng liên kết các công trình công cộng để tạo dựng bộ mặt khu trung tâm.
+ Đối với đất xây dựng các cơ sở kinh tế: Phải phù hợp với từng loại hình sản xuất.
Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư.
- Quy hoạch phân bố mạng lưới điểm dân cư trong xã tại một số khu vực đất ruộng hoặc tận dụng khu đất xen kẹp.
Nhu cầu đất đến năm 2020 tầm nhìn tới năm 2025: với số dân 7.427 người, tăng khoảng 1.573 người so với năm 2011 ( 7.427 người ) và có thể lên tới 2.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chuẩn ≥25m2/người, vì vậy tới năm 2025 Liên Chung phải có quỹ đất ở từ 5 - 7 ha để đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.
* Quy hoạch tổ chức không gian ở :
+ Khu vực cải tạo nhà ở cần tôn trọng nét đặc trưng nhà ở truyền thống nhưng phải tạo dựng được không gian sống hiện đại, môi trường trong sạch theo các tiêu chí nông thôn mới.
+ Khu xây dựng mới cần khuyến khích xây dựng nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc, màu sắc hài hoà với cảnh quan nông thôn. Mật độ xây dựng tối đa 40%.
Quy hoạch bảo tồn phát huy các giá trị cảnh quan – kiến trúc truyền thống.
- Các vấn đề trong bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan kiến trúc truyền thống của xã:
+ Bảo tồn các công trình di tích lịch sử có giá trị: đình, chùa, cổng làng.
* Các giải pháp qui hoạch, kiến trúc (cảnh quan, khu dân cư).
+ Cải tạo chỉnh trang các thôn, làng trên cơ sở hiện có
+ Các công trình xây mới theo kiến trúc nhà 2-3 tầng theo kiến trúc TDMN.
- Các giải pháp cho khuôn viên và nhà ở: Sử dụng vật liệu địa phương.
Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng.
- Quy hoạch hệ thống các trung tâm, công trình công cộng các cấp:
+ Hoàn thiện hệ thống công trình hạ tầng xã hội và các công trình phục vụ sản xuất kết hợp dịch vụ.
+ Trong đồ án đã cập nhật dự án Bến cảng Cống Chuông với diện tích 4,5ha.
+ Trung tâm xã tập trung các công trình như: UBND, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa... được bố trí với phương án: Khu vực trung tâm xã mới, đảm bảo đi lại thuận tiện với các thôn, xóm. Các công trình hành chính của xã sẽ được cải tạo hoặc xây mới để đạt các chỉ tiêu trong các tiêu chí NTM.
+ Trung tâm thôn xóm như nhà văn hóa, trường mầm non, đình làng được bố trí tập trung để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm.
- Quy hoạch hệ thống các di tích VHLS, cảnh quan có giá trị:
+ Tăng thêm diện tích cây xanh, bảo tồn các công trình di tích, lịch sử có giá trị: đình Vường, đình Liên Bộ, đình chùa Lãn Tranh và chùa Cống Phường. Đặc biệt khu Du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành.
- Quy hoạch xây dựng các không gian văn hóa, để khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của làng, xã.
- Các công trình trung tâm xã: Hiện nay một số các công trình hành chính của trung tâm xã còn thiếu (Nhà văn hóa, Sân thể thao, Trụ sở hành chính đã xuống cấp nhiều....). Quan trọng hơn cả khu đất trung tâm xã hiện tại khó có thể mở rộng diện tích để phát triển. Trong phương án quy hoạch sẽ định hướng một khu trung tâm hành chính xã mới để có đủ điều kiện và đáp ứng nhu cầu phát tiển của xã.
- Các công trình trung tâm thôn: cải tạo, chỉnh trang, xây mới một số nhà văn hóa và sân thể thao các thôn, diện tích khu đất 500m2 và diện tích xây dựng 80m2/nhà văn hóa thôn .
Định hướng tổ chức hệ thống các công trình HTKT.
a. Giao thông
Mạng lưới: Giữ cấu trúc mạng lưới đường hiện trạng của xã bao gồm các đường giao thông liên xã, đường giao thông liên thôn, trục thôn và đường giao thông nội đồng. Ngoài ra sẽ định hướng một tuyến liên xã hiện trạng thành tuyến đường Huyện (đã có trong kế hoạch của Huyện).
b. Chuẩn bị kỹ thuật
- ¬Thiết kế san nền đảm bảo không bị lầy lội vào mùa mưa.
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá là 4,07/19,4km đạt 20,98%.
- Cần có giải pháp phù hợp với thực tế địa phương. Kết hợp tốt giữa thoát nước theo mạng và thoát nước tự thấm tại chỗ.
- Tôn trọng hiện trạng và địa hình tự nhiên, giữ gìn bảo vệ lớp đất màu và cảnh quan hiện có.
- Khối lượng đào đắp ít nhất, cân bằng được khối lượng đào, đắp tại chỗ.
- Kinh phí cho công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng thấp nhất.
c. Cấp nước
Đảm bảo cấp nước sạch cho toàn xã.
d. Cấp điện
- Toàn xã được cấp điện 100%.
- Nâng cấp các trạm biến áp, đảm bảo có hàng rào cố định bao quanh hoặc khoảng cách ly an toàn.
- Nâng cấp, cải tạo, có khoảng cách an toàn tới khu lưới điện trung thế.
e. Thoát nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường.
- Bố trí điểm rác thu gom tại từng thôn (nếu như không bố trí được vùng rác thải tập trung toàn xã).
- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải chung, có xử lý trước khi đổ ra kênh mương, hồ, sông.
- Nghĩa trang tập trung về lâu dài sẽ quy hoạch và mở rộng một số nghĩa trang trên địa bàn toàn xã.
Quy hoạch sản xuất
Khu chăn nuôi tập trung:
- Quy hoạch 02 khu chăn nuôi tập trung:
+ Khu 1: Tại khu vực Đồng Chằm thôn Lãn Tranh 1 có diện tích khoảng 2,8 ha.
+ Khu 2: Tại khu vực Đồng Chằm Trản thôn Liên Bộ có diện tích khoảng 12 ha.
- Các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm giữ nguyên, hướng dẫn bà con xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng, bioga) đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm năng lượng. Có thể xây dựng độc lập, hoặc nhiều hộ chung nhau.
Khu nuôi trồng thủy sản:
+ Chuyển đổi vùng đất trũng thành vùng thủy sản 1 tại đồng Ruộng Cầu thôn Hậu và Nguộn có diện tích khoảng 26,6 ha.
+ Chuyển đổi vùng đất trũng thành vùng thủy sản 2 tại đồng Đầm thôn Hậu có diện tích 9 ha.
+ Chuyển đổi vùng đất trũng thành vùng thủy sản 3 tại đồng Chằm thôn Lãn Tranh 1 có diện tích khoảng 8,5 ha.
+ Chuyển đổi vùng đất trũng thành vùng thủy sản 4 tại đồng Đại Nùng thôn Lãn Tranh 3 và Liên Bộ có diện tích khoảng 13 ha.
+ Chuyển đổi vùng đất trũng thành vùng thủy sản 5 tại đồng Chằm Nẩy thôn Liên Bộ có diện tích khoảng 11 ha.
+ Vùng thủy sản đã có kế hoạch phát triển của Huyện với diện tích khoảng 30 ha tại đồng Bờ Nẩy và Đồng Cửa thôn Hương.
+ Các hộ nuôi trồng thuỷ sản hiện hữu giữ nguyên, tôn trọng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã.
+ Quy định về xây dựng và môi trường.
+ Cho phép xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất. Không xây dựng các công trình dân dụng trên khu vực sản xuất.
+ Sử dụng các hóa chất nông nghiệp tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
+ Chất thải sau sản xuất phải được thu gom, xử lý theo quy trình nuôi trồng thủy sản, không gây ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh.
Khu trồng lúa và cây hằng năm:
- Tính chất: Trồng lúa 2 vụ và cây hoa mầu
- Quy định về xây dựng và môi trường:
+ Cho phép xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất. Không xây dựng các công trình dân dụng trên khu vực sản xuất.
+ Không sử dụng nước thải, chất thải sinh hoạt để phục vụ sản xuất.
+ Sử dụng các hóa chất nông nghiệp tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
+ Chất thải rắn sau sản xuất phải được thu gom, xử lý theo quy trình, không gây ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh.
* Toàn xã gồm 10 vùng sản xuất chính, chủ yếu là trồng lúa 2 vụ xen kẽ kết hợp trồng cây hoa mầu hàng năm:
+ Vùng 1 có diện tích khoảng: 23,5 ha.
+ Vùng 2 có diện tích khoảng: 87,9 ha.
+ Vùng 3 có diện tích khoảng: 22,75 ha.
+ Vùng 4 có diện tích khoảng: 30,68 ha.
+ Vùng 5 có diện tích khoảng: 15,95 ha.
+ Vùng 6 có diện tích khoảng: 9,25 ha.
+ Vùng 7 có diện tích khoảng: 30,77 ha.
+ Vùng 8 có diện tích khoảng: 9,12 ha.
+ Vùng 9 có diện tích khoảng: 44,25 ha.
+ Vùng 10 có diện tích khoảng: 9,45 ha.
- Có bố trí quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cho khu quy hoạch nông nghiệp thật rõ ràng, ví dụ như đường giao thông nội đồng cần được mở rộng và cải tạo; trạm bơm tưới tiêu cho ruộng lúa cần được đề xuất nâng cấp; có bãi tập kết vật liệu nông nghiệp cho người dân thuận lợi hơn trong việc thu hoạch lúa...
Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Quy hoạch 01 điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ kết hợp tiểu thủ công nghiệp diện tích khoảng 1,5 ha nằm sát khu đất UB xã hiện trạng thuộc thôn hậu.
Mở rộng diện tích chợ để chợ đủ diện tích đạt chuẩn tiêu chí NTM, với diện tích 0,5 ha. Nâng tổng diện tích chợ xã 5.886m2.
Với quy mô lớn hơn thì mô hình sản xuất này không có trong kế hoạch phát triển của Tỉnh, Huyện nên để đảm bảo đất nông nghiệp cũng như về an ninh lương thực sẽ không quy hoạch thêm mô hình sản xuất này trong quy hoạch NTM của xã.
Trong đồ án đã cập nhật dự án Bến cảng Cống Chuông với diện tích 4,5ha và 02 bến đò: Đò Đồng, Đò Mom.
Đối với thôn và khu dân cư mới.
+ Các công trình trung tâm thôn: các thôn quy hoạch theo tiêu chí NTM: cải tạo, chỉnh trang, xây mới một số nhà văn hóa, sân thể thao:
Qui hoạch phân bố mạng lưới điểm dân cư:
Phát triển dân cư tập trung dựa trên diện tích làng xóm cũ, tận dụng các khu đất xen kẹp, đất canh tác năng suất thấp, đất trống chưa sử dụng.
Dân số phát triển toàn xã đến năm 2020 vào khoảng 8.350 người ( tầm nhìn tới năm 2025 là 9.000), tăng hơn so với dân số năm 2011 khoảng 1.573 người và có thể lên mức cao hơn khoảng 2.000 người, do có các dự án đầu tư lớn của Huyện, Tỉnh sẽ thu hút một nguồn lao động đáng kể. Chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chuẩn ≥ 25m2/người, vì vậy tới năm 2025 Liên Chung phải có quỹ đất ở từ 5 - 7 ha để đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.
- Quy hoạch tổ chức không gian ở :
+ Khu xây dựng mới cần khuyến khích xây dựng nhà ở từ 2 đến 3 tầng, có mái dốc, màu sắc hài hoà với cảnh quan nông thôn. Mật độ xây dựng tối đa 40%.
Các giải pháp đối với phát triển và cải tạo không gian khu dân cư:
+ Mật độ xây dựng trong lô đất tối đa 40%.
+ Khai thác các quỹ đất trống để làm các điểm nghỉ, điểm tránh và quay xe.
+ Tăng cường trồng cây xanh dọc đường.
Đối với khu trung tâm xã và quy hoạch không gian xã:
Theo kết luận của Chủ tịch Huyện tại cuộc họp ngày 16/10/2012: cho phép định hướng khu đất quy hoạch Trung tâm hành chính xã; Chuyển vị trí Trạm y tế xã; Giữ nguyên Chợ xã chỉ mở rộng diện tích.
- Quy hoạch định hướng một khu đất mới chuyển khu trung tâm hành chính xã, tại cánh đồng Ác Náu thôn Nguộn với diện tích khoảng 1,2 – 1,5 ha bao gồm các hạng mục: Trụ sở UB, Nhà văn hóa, Sân thể thao, Quỹ tín dụng và một số công trình phụ trợ khác (Ghi chú: Diện tích các công trình công cộng cấp xã được áp dụng theo Thông tư 31/2009/TT-BXD).

- Quy hoạch mới khu trung tâm xã có những lợi thế:
+ Tiếp giáp với đường Huyện, liên xã thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển.
+ Nằm gần khu du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành tạo nên một không gian tổng thể khang trang hơn.
+ Quan trọng hơn cả khu trung tâm mới này không nằm trên đất 2 lúa của nhân dân, đảm bảo được an ninh lương thực của địa phương.
- Do diện tích Trạm y tế cũ có tổng khu đất 886m2 không còn đảm bảo theo tiêu chí (diện tích XD ≥ 500m2, diện tích vườn thuốc ≥ 1.000m2). Cạnh đó lại có điểm rác thải đã hình thành của dân cư trong xã gây khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân. Vì vậy phương án quy hoạch mới Trạm y tế xã về khu vực UB cũ thôn Hậu với diện tích khoảng 0,2ha là rất cần thiết và cấp bách.
- Quy hoạch một khu trung tâm Thể thao – Văn hóa với diện tích 4,5ha thuộc Núi Dành đối diện bãi đỗ xe hiện có của xã. Mục đích quy hoạch khu Trung tâm này để phục vụ cho Dụ án đưa Núi Dành thành Khu du lịch tâm linh sinh thái.
Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật
Giao thông.
- Đường Đê Sông Thương: Tương lai trục đường này sẽ được mở rộng theo quyết định của Tỉnh ( Bn = 31,4m).
- Đường Huyện: Đề nghị duy tu, cải tạo mặt đường, mặt hè trong giai đoạn đầu đảm bảo mỹ quan và chất lượng đường. Tương lai trục đường này sẽ được mở rộng theo quyết định của Huyện.
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Đường liên xã: Được xây dựng nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường AHmn. Mặt đường Bmặt = 3,5m; nền đường Bnền = 6,5m.
Đường liên thôn: Được xây dựng nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường AHmn. Mặt đường Bmặt = 3,5m; nền đường B nền = 6,5m.
Đường thôn xóm: Mặt đường rộng Bmặt = 2,5  3,0m, nền đường rộng Bnền = 4,0  5,0m.
Đường sản xuất: Mặt đường Bmặt = 2,5  3,0m; nền đường Bnền = 4,0  5,0m.
Cầu cống:
- Hệ thống cống qua đường chủ yếu là cống tròn bêtông cốt thép với tải trọng đạt tối thiểu H13.