Thứ năm, 25/04/2024

Giới thiệu chung về Tân Yên

|
Lượt xem:

Ngày 6/11/1957 Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) ra Nghị định số 523/TTg chia huyện Yên Thế thành 2 huyện Tân Yên và Yên Thế. Trước thời điểm ấy Tân Yên là phần đất phía nam của huyện Yên Thế mà sử sách dân gian vẫn quen gọi là miền Yên Thế Hạ.
I. THÔNG TIN TỔNG THỂ

* vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên


Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là 204 km2, ở toạ độ 106000’20” - 06011’40” độ kinh đông và 21018’30” - 21023’00” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển KT – XH với thành phố Bắc Giang cách 15 km theo tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ), huyện Sóc Sơn – Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295), thành phố Thái Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294 (đường 287 cũ)… 

*Đặc điểm địa hình:

1. Đặc điểm chung. Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; Vùng trung du nằm ở phía Tây; Vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình của huyện từ 10 – 15 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn), điểm thấp nhất 1,0 m (thuộc cánh đồng Chủ, xã Quế Nham). Đất độ dốc nhỏ hơn 8 độ có 12.563 ha chiếm 61,5 % ; Từ 8 – 15 độ có 1.563 ha; Từ 15 – 25 độ có 2.960 ha ; Trên 25 độ có 3.346 ha chiếm 16,4 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

2. Tài nguyên đất. Trên địa bàn Tân Yên có 17 loại đất chính, chủ yếu có 3 nhóm: Đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc, chiếm khoảng 20 % tổng diện tích tự nhiên; Đất phù sa cũ bạc mầu nằm chủ yếu ở phía Tây Nam, chiếm khoảng 70 % tổng diện tích tự nhiên; Đất phù sa có địa hình thấp trũng nằm chủ yếu ở phía Đông Nam, chiếm khoảng 10 % tổng diện tích tự nhiên.

3. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất đến 31/12/2008.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 20.441,85ha; Trong đó:

3.1.  Đất nông nghiệp. 12.825,62 ha, chiếm 62,74 %; Trong đó:

- Đất SX nông nghiệp: 11.343,94 ha.

- Đất lâm nghiệp: 665,14 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 776,24 ha.

- Đất nông nghiệp khác: 40,3 ha.

3.2.  Đất phi nông nghiệp 7.112,65 ha, chiếm 34,79 %; Trong đó:

- Đất ở: 2.585,73 ha.

- Đất chuyên dùng: 3.364,83 ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 56,17 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 844,95 ha, cụ thể:

+ Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối: 485,98 ha.

+ Đất mặt nước chuyên dùng: 358,97 ha.

- Đất phi nông nghiệp khác: 5,26 ha.

3.3.  Đất chưa sử dụng. 503,58 ha, chiếm 2,46 %; Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng: 271,01 ha.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 204,93 ha.

- Đất núi đá có rừng cây: 27,64 ha.

4. Kế hoạch sử dụng đất đến 2010.

(Đơn vị tính: ha)

  *Khí hậu, thuỷ văn:

1. Khí hậu thời tiết. Huyện Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90 % tổng lượng mưa trong năm; Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô, hanh, mưa ít chỉ khoảng 10 % tổng lượng mưa trong năm. Tính 5 năm 2000-2004 có: Tổng giờ nắng TB 1475,5 giờ/năm, lượng mưa TB 1407,3 mm/năm, độ ẩm TB 82,1 % và nhiệt độ TB 23,90c.

2. Thuỷ văn, nguồn nước. Nguồn nước phục vụ tưới cho sản xuất, cung cấp cho sinh hoạt và hệ thống tiêu úng trong huyện bao gồm:

2.1 Hệ thống kênh đào tự chảy thuộc Thuỷ nông Sông Cầu. Công trình này nằm trên địa bàn huyện gồm có:

- Kênh Chính: Chiều dài 26,2 km, khả năng tưới 2.860 ha.

- Kênh Năm: Chiều dài 17,7 km, khả năng tưới 1.950 ha.

2.2. Hồ. Tân Yên có 78 hồ lớn, nhỏ nằm rải rác trong huyện, trữ lượng nước thiết kế khoảng 39 triệu m3.

Ngoài ra , còn có hai hồ nằm trên địa bàn huyện Yên Thế là hồ Đá Ong với sức chứa 6,38 triệu m3 nước và hồ Cầu Rễ  có sức chứa tương tự cũng là nguồn cung cấp nước cho huyện, phục vụ tưới cho phần lớn xã Tân Trung và một phần xã Nhã Nam.

2.3. Sông, ngòi chính.

+ Sông Thương: Dài 178 km, bắt đầu từ bản Thí tỉnh Lạng Sơn chảy về Phả Lại. Đoạn sông chảy qua Tân Yên dài 16 km hình thành biên giới của huyện (tại  xã Phúc Hoà, Hợp Đức, Liên Chung, Việt  Lập và Quế Nham) với huyện Lạng Giang. Sông có độ dốc lớn, về mùa lũ độ cao chênh lệnh từ 3 – 5 cm/km. Lòng sông hẹp bình quân 80 – 100 m, lưu lượng 52,0 m2/s. Thường có lũ sớm nhất là tháng 5 và muộn nhất vào tháng 10.

 

+ Ngòi Phú Khê: Dài 36 km bắt đầu từ Lan Giới chảy qua các xã Đại Hoá, Quang Tiến, An Dương, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Việt Lập, Liên Chung đổ ra sông Thương tại bến đò Mom xã Quế Nham. Lòng ngòi rộng bình quân về mùa cạn 15 – 20 m, lưu lượng 25,5 m3/s ứng với tần xuất 10 %.

+  Ngòi Đa Mai: Bắt nguồn từ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) chảy qua Tân Yên dài 14,5 km tại các xã Việt Ngọc, Song Vân, Ngọc Vân, Ngọc Thiện, sau đó chảy sang huyện Việt Yên. Lòng ngòi rộng trung bình là 30 m, nơi rộng nhất là 50 m và hẹp nhất là 4 m, có lưu lượng nước 14,8 m3/s ứng với tần suất 10 %.

+ Ngòi Cầu Liềng: Bắt nguồn từ huyện Yên Thế chảy qua Tân Yên là 8 km tại các xã Tân Trung, Phúc Hoà, hợp với sông Sỏi rồi chảy ra sông Thương. Lòng ngòi rộng bình quân 12 m, nơi rộng nhất 20 m và nơi hẹp nhất là 4 m.

 

<a href="/thu-vien-anh">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh