Đề gốc Dẻ - Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên địa bàn huyện Tân Yên.

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (huyện Yên Thế xưa nay là Tân Yên và Yên Thế) nổ ra năm 1884 kéo dài đến năm 1913. Thủ lĩnh đầu tiên của cuộc Khởi nghĩa là Lương Văn Nắm quê ở làng Gia, xã Thế Lộc, huyện Yên Thế (nay là làng Gia Tiến, xã Tân Trung huyện Tân Yên), tiếp đó là Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa được phân bố trên một địa bàn rộng lớn ở 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên và huyện Tân Yên. Đó là những công trình kiến trúc cổ có liên quan đến hoạt động của nghĩa quân (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy liên hoàn của nghĩa quân, tiêu biểu. Tại những khu di tích này, ngoài những hiện vật liên quan tới sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vốn có của di tích, còn có nhiều hiện vật liên quan tới cuộc khởi nghĩa (405 hiện vật liên quan trực tiếp tới cuộc khởi nghĩa và hàng trăm hiện vật khác tại các di tích). Nhiều hiện vật trong số này hiện được bảo quản, trưng bày tại nhà truyền thống về cuộc khởi nghĩa tại Khu Phồn Xương, để góp phần vào công tác giáo dục truyền thống. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012). Hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế với 23 di tích và điểm di tích, gồm 8 ngôi đình, 7 chùa, 6 đền, 3 đồn, 1 điếm, 1 nghè, 1 động và 5 địa điểm. Trong số này, tại huyện Tân Yên có 12 di tích và điểm di tích. 

Đền Gốc Dẻ hay đền Cả Trọng.

Trên sườn Bắc Đồi Phủ Nhã Nam có một ngôi đền nhỏ, trên đền có đề ba chữ lớn "Đức Trọng từ" thì đó chính là đền thờ Cả Trọng ngự tại thôn Đoàn Kết.  Đức Trọng là tên đền do nhân dân thôn Đoàn Kết đặt cho đền trong lần trùng tu vào năm 1989 - Lấy hai chữ cuối của Hoàng Đức Trọng - tức Cả Trọng, con trai cả của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Còn nguyên tên cũ của đền, nhân dân thường gọi là cái tên đền Gốc Dẻ.

Trước năm 1913, ngôi đềnnày vốn chỉ là một cái lán nhỏ thờ thổ công dưới một gốc cây dẻ của dân làng Vàng, bây giờ là thôn Đoàn Kết.  Chuyện ghi lại từ một người từng đi ở cho gia đình Cả Trọng kể: Năm 1910, sau khi Hoàng Đức Trọng cùng nghĩa quân đánh nhau với Pháp ở làng Mỏ Thổ, bị hy sinh. Nghĩa quân đem xác ông về chôn ở Quỳnh Lâu, quân Pháp dò biết, cho đào lên đem về Nhã Nam để ở khu Gốc Dẻ, rồi chôn ở đó. Sau này người nhà Đề Thám đem di cốt của ông đi nơi khác mai táng. Tới năm 1913-1914 bà Hai Lạc tức vợ thứ 2 của cả Trọng lúc này đã lấy ông Quản Chiêm và chuyển ra sau khu đất Đồi Phủ ở bên một mảnh đất của làng Vàng (Làng này bị phiêu tán từ thời giặc Cờ Đen 1862-1884) cư trú và lập trại Phúc An. Có một hôm bà sửa một mâm lễ rồi sai người gánh lễ ra đền Gốc Dẻ bảo rằng đi giỗ Cả Trọng. Nhằm vào ngày mồng 3 tháng 6. Rồi từ đó về sau cứ vậy. Sau đó bà Hai Lạc cho xây ngôi đền Gốc Dẻ to hơn trước.
Khi có đền xây, dân làng và dân quanh vùng cũng ra đền thờ cúng. Đền tuy ở ngay phủ Yên Thế, nơi cơ quan chính quyền thực dân Pháp và tay sai đóng nhưng vốn là chỗ thờ thổ công nên chúng không hề hay biết việc thờ cúng Hoàng Đức Trọng ở đó. Tới năm 1935, 1936 cánh các ông Quảng Đậu, Bếp Xuýt, Bùi Khai, Bùi Ngọ, Thủ Cao, ông Đài, ông Cao Lợi, Tuần Lịch, Cả Măn, Cụ Bắc... cho xây to lên và có lệ đốt cây bông tròn cao ở sân rất vui. Cũng khoảng thời gian này, cánh ông Bùi Ngõ cho đắp một pho tượng Đức ông ở đền. Đây là pho tượng duy nhất từ trước tới nay có ở đền. Như vậy ngôi đền này đến năm 1935-1936 đã tương đối ổn định, gồm hai công trình là: Toà hậu cung: Được xây từ cái lán thờ thổ công mà thành. Việc xây dựng lại này do bà Hai Lạc chủ trì, toà hậu cung ấy lòng dài bốn mét rộng ba mét để cúng cả Trọng và Thổ công. Toà tiền tế do cánh ông Quản Đậu, Bếp Xuýt, Bù' Khai Xây. Gồm 3 gian phía ngoài hậu cung. Cả hai toà này đều làm đơn giản không chạm khắc cầu kỳ. Các di vật thờ ở đền có một tượng Đức Ông, một bát hương sành, một chuông công đức, một thanh kiếm của Cả Trọng và một khẩu súng kíp.

Hoàng Đức Trọng là con cả của Hoàng Hoa Thám. Ông sinh năm 1867 tại làng Chè, xã Ngọc Cục, phủ Yên Thế và mất ngày 3 tháng 6 năm 1910. Hoàng Đức Trrọng theo Đề Thám đánh Pháp từ thuở nhỏ đã tham dự nhiều trận đánh Pháp cùng Hoàng Hoa Thám và lập chiến công xuất sắc được Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế tin cẩn, yêu thương. Mặt khác Cả Trọng lại là người ham học, hiểu biết. Bởi thế khi nghe tin con trai hy sinh, Đề Thám đã thốt lên rằng: "Thôi ! Thế là cơ nghiệp nhà ta đến đây tan vỡ rồi ! Truyền tích về cả Trọng học hành, chiến đấu có rất nhiều nhưng trước đền Gốc Dẻ người dân vẫn thường nhắc tới lời kể của bà Hoàng Thị Thế, của ông Dương Văn Ân, của ông Lương Văn Huỳnh và bà Hoàng Thị Thể trong tập "Kỷ niệm thời thơ ấu" của bà.

Đền Gốc Dẻ đã được trung tu lại và được nhân dân Nhã Nam, trực tiếp là nhân dân thôn Đoàn Kết giữ gìn. Nơi đây đã trở thành di tích lịch sử - văn hoá trong khu di tích Đồi Phủ Yên Thế. Đây cũng là ngôi đền đầu tiên thờ Cả Trọng ở Bắc Giang.

CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 18,141
1日当たりのページのアクセス回数: 194,879
1週間当たりののページのアクセス回数: 462,424
1か月当たりのページのアクセス回数: 906,857
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,616,182
ページのアクセス回数 : 3,034,685