Đề gốc Khế - Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên địa bàn huyện Tân Yên.

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Khởi công trùng tu đền Gốc Khế

Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (huyện Yên Thế xưa nay là Tân Yên và Yên Thế) nổ ra năm 1884 kéo dài đến năm 1913. Thủ lĩnh đầu tiên của cuộc khởi nghĩa là Lương Văn Nắm quê ở làng Gia, xã Thế Lộc, huyện Yên Thế (nay là làng Gia Tiến, xã Tân Trung huyện Tân Yên), tiếp đó là Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa được phân bố trên một địa bàn rộng lớn ở 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên và huyện Tân Yên. Đó là những công trình kiến trúc cổ có liên quan đến hoạt động của nghĩa quân (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy liên hoàn của nghĩa quân, tiêu biểu. Tại những khu di tích này, ngoài những hiện vật liên quan tới sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vốn có của di tích, còn có nhiều hiện vật liên quan tới cuộc khởi nghĩa (405 hiện vật liên quan trực tiếp tới cuộc khởi nghĩa và hàng trăm hiện vật khác tại các di tích). Nhiều hiện vật trong số này hiện được bảo quản, trưng bày tại nhà truyền thống về cuộc khởi nghĩa tại Khu Phồn Xương, để góp phần vào công tác giáo dục truyền thống. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012). Hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế với 23 di tích và điểm di tích, gồm 8 ngôi đình, 7 chùa, 6 đền, 3 đồn, 1 điếm, 1 nghè, 1 động và 5 địa điểm. Trong số này, tại huyện Tân Yên có 12 di tích và điểm di tích. 

Đền Gốc Khế - Dấu xưa còn lưu

Đền gốc Khế khi xưa 

Đền Gốc Khế là một trong những di tích tiêu biểu gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Di tích nằm gần ngã tư Nhã Nam, phía sau là Đồi Phủ - một địa điểm di tích liên quan mật thiết trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử cho biết, đền Gốc Khế được xây dựng khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX thờ Trần triều Đại vương Trần Quốc Tuấn và các vị tướng lĩnh của Cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ sự bình yên của nhân dân.

Khi mới được xây dựng, đền gồm 3 gian tiền tế và 2 gian hậu cung, các cấu kiện kiến trúc được làm bằng gỗ tứ thiết chắc khỏe. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, tàn phá của thiên tai, chiến tranh, đền đã được tu sửa, tôn tạo nhiều lần. Lần cuối đền có bình đồ kiến trúc hình chữ đinh gồm 1 tòa tiền tế 3 gian và 1 gian hậu cung, kết cấu khung mái bằng gỗ, lợp ngói mũi, kèo kìm trốn cột, quá giang gác tường. Trong đền còn bảo lưu được một số đồ thờ tự quý như: Bát hương, mâm đài, cây đèn, hộp đựng trầu thờ bằng gỗ được chạm trổ rất tinh xảo thể hiện sự tài khéo của người nghệ nhân điêu khắc dân gian xưa... Đặc biệt, hệ thống tượng thờ trong đền là những pho tượng cổ bằng gỗ với lối tạo tác đặc trưng tượng thời Nguyễn, đây là những pho tượng rất có giá trị nghiên cứu về lịch sử và mỹ thuật.

Trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, đền Gốc Khê là nơi lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử trên vùng đất thượng du của Yên Thế xưa và Tân Yên ngày nay. Giai đoạn 1892-1894, đền Gốc Khế từng là địa điểm để tổ chức nhiều cuộc họp giữa những tướng lĩnh của Hoàng Hoa Thám như: Đề Công (Tạ Văn Công), Đề Nguyên (Tạ Văn Nguyên), Đề cần (Tạ Văn Cần), Thống Ngò (Tạ Văn Khấu), Quản Khối (Giáp Văn Khối). Qua những cuộc họp này đã đi đến thống nhất đưa ra những sách lược, chiến lược quan trọng, mang tính quyết định nhằm đi đến một mục tiêu duy nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Ngôi đền này vừa được xây dựng lại qui mô bề thế hơn xưa.

Khánh thành đền Gốc Khế 

CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 18,170
Total visited in day: 220,237
Total visited in Week: 487,782
Total visited in month: 932,215
Total visited in year: 1,641,540
Total visited: 3,060,044