Đề phòng bệnh chân, tay, miệng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
   Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng thành dịch lớn. 

 Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng thành dịch lớn.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phồng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp, bệnh có thế diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp có thể dần tới tử vong. Vì vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Tính đến tháng 3 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 13 trường họp mắc bệnh tay chân miệng, rải rác ở 10 huyện, thành phố. Bệnh tay chân miệng có quanh năm, tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và tháng 9-10 trong năm.
Thực hiện Văn bản số 476/SYT- NVY ngày 30/3/2018 của Sở Y tế tính Bắc Giang về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn, Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện Tân Yên ban hành văn bản số 61 /UBND-YT, ngày 13 tháng 4 năm 2018 yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các nội dung sau:
Phòng Y tế huyện chủ trì phối hợp với các đon vị liên quan tăng cường công tác chỉ đạo giám sát phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn, chỉ đạo tập trung công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường phòng chống dịch trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Chỉ đạo lực lượng y tế tăng cường hoạt động tuyên truyền, giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh tay chân miệng để điều trị kịp thời, không đề dịch bệnh lây lan. Thường xuyên cập nhật, tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn, báo cáo UBND huyện để có kế hoạch chỉ đạo.
Trung tâm Y tế huyện phối họp với Phòng Giáo dục và đào tạo và các đơn vị chức năng đẩy mạnh việc tuyên truyền, giám sát phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non trên địa bàn và cộng đồng, huy động người dân tự vệ sinh để phòng chống bệnh. Cung cấp tài liệu tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cho các đơn vị tuyên truyền. Thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi tiếp xúc, điều tra, lấy mầu bệnh phẩm... Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, giám sát Trạm Y tế xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện trong công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn theo đúng quy định. Thường xuyên cập nhật, báo cáo UBND huyện (qua Phòng Y tế huyện) tình hình diễn biến bệnh trên địa bàn để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Thực hiện nghiêm tức việc báo cáo dịch theo quy định tại Thông tư sổ 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.
Bệnh viện Đa khoa, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập đóng trên địa bàn huyện tăng cường các biện pháp tuyên truyền đến người bệnh và gia đình ngươi bệnh biết các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng. Đảịm bảo việc đáp ứng đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc, hóa chất để cứu chừa người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi cần thiết. Thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hộ cá nhân đối với người nhà bệnh nhân và với nhân viên y tế khi thăm kháiụ sàng lọc, chăm sóc, điều trị các trựờng hợp nghi ngờ bệnh tay chân miệng. Thực hành tốt chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện phòng ngừa lây truyền bệnh tay chân miệng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh tay chân miệng trong nhà trường cùng người nhà trẻ em. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch. Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy tửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và thông báo cho người nhà trẻ.
UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể vệ sinh môi trường, huy động mọi người dân vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng. Đồng thời chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống loa truyền hanh xã, thị trấn, tuyên truyền lồng ghép để cán bộ và nhân dân hiểu, chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng; chỉ đạo Trạm Y tế xã và các phòng khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn làm tốt công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
                                                                                                                                                                                     CG

Thứ ba, 14 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,460
Tổng số trong ngày: 1,333
Tổng số trong tuần: 9,900
Tổng số trong tháng: 107,615
Tổng số trong năm: 816,940
Tổng số truy cập: 2,235,444