Đôi nét về Lễ hội Bảo Lộc Sơn

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
   Từ năm 1997 Tân Yên đã khối phục khá nhiều lễ hội truyền thống và nhanh chóng nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo người dân. Tiêu biểu nhất có thể kể đó là Lễ hội Đình Vồng, xã Song Vân. Tuy nhiên với Lễ hội Bảo Lộc sơn khác. Sau 20 năm Lễ hội bảo Lộc Sơn vẫn chỉ là Lễ hội làng chứ chưa trở lại với vai trò xưa. 

 Từ năm 1997 Tân Yên đã khối phục khá nhiều lễ hội truyền thống và nhanh chóng nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo người dân. Tiêu biểu nhất có thể kể đó là Lễ hội Đình Vồng, xã Song Vân. Tuy nhiên với Lễ hội Bảo Lộc sơn khác. Sau 20 năm Lễ hội bảo Lộc Sơn vẫn chỉ là Lễ hội làng chứ chưa trở lại với vai trò xưa.
Cùng thời điểm phục dựng lại Lễ hội đình Vồng xã Song Vân, Lễ hội Bảo Lộc Sơn, xã Việt Lập cũng đã được để mắt tới. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó trong khi Lễ hội Đình Vồng nhanh chóng trở thành một trong 4 lễ hội lớn nhất của Tân Yên thì Lễ hội Bảo Lộc Sơn lại không được như vậy. Tại thời điểm này nó vẫn quẩn quanh lễ hội làng. Trong khi hai Lễ hội này vốn là 2 lễ hội lớn nhất của vùng Yên Thế xưa và dư âm cũng như vùng ảnh hưởng của cả 2 lễ hội này không hề nhỏ. Bên cạnh đó, phục dựng xong lễ hội Đình Vồng, di tích được đầu tư với quy mô lớn, như trùng tu, tôn tạo lại đình Vồng, mở mang khuôn viên, xây dựng lại đền và hầu hết từ xã hội hóa. Trong khi Di tích Đình Um Ngò và hệ thống di tích liên quan đến lễ hội Bảo Lộc Sơn vẫn rất khiêm tốn. Đây cũng là vấn đề mà những người có lòng với vùng đất Bảo Lộc Sơn, với lễ hội Bảo Lộc Sơn trăn trở.
Đầu thế kỷ XIX Bảo Lộc Sơn (trước đó là Tuy Lộc Sơn) là một tổng thuộc huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang gồm 4 xã: Bảo Lộc Sơn, Chung Sơn, Tưởng Sơn và Kim Tràng. Miền đất này bây giờ thuộc các xã: Liên Chung, Việt Lập và Hợp Đức. Lễ hội Bảo Lộc Sơn hàng năm tổ chức vào ngày 16, 17 tháng giêng, trung tâm tại quần thể di tích đình Um Ngò, xã Việt Lập. Di tích đình Um Ngò đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2004. Theo sử liệu và văn bia trên bia đá hình trụ lưu giữ tại đình Um Ngò cho biết năm 1775, Thái Thọ hầu Nguyễn Giáp Sùng và chánh phu nhân Trịnh Thị Thịnh đã làm cho bản xã một ngôi đình lớn 3 gian 2 chái, phía sau đình lại dựng một ngôi đền 3 gian, đều bằng gỗ lim. Ngôi đình này sau đó đã bị bán đi sau đó. Tới năm 1945 Lễ hội Bảo Lộc Sơn bị mai một và được khôi phục lại vào năm 1998. Nhưng hiện nay nó chỉ là Lễ hội của làng Um Ngò. Theo các cụ cao niên ở làng Um Ngò cho biết: Hồi nhỏ từng đã được xem hội và xem lễ rước lên nghè Cả trên núi Dành. Lễ hội Bảo Lộc Sơn là ngày hội tứ đình, còn gọi là tứ giáp, đặc trưng của các dòng họ: Thân, Giáp và Nguyễn, Đồng…ở 4 làng: Kim Tràng, Khoát, Nguyễn và Um Ngò. 4 làng này có 4 ngôi đình, thờ 4 vị thành hoàng. Trong đó làng Nguyễn, có đình Nguyễn thờ Tống Man Quí minh tức là thần sông. Làng Kim Tràng có đình Kim Tràng, thờ Quí Minh Thanh lãng - thần biển. Hội vào 10 tháng Giêng. Làng Khoát, có đình Khoát thờ Lâm Giang Đô thống - thần rừng, Hội vào 12 tháng Giêng. Và làng Um Ngò có đình Um Ngò, thờ Cao Sơn quí minh tức là thần núi cao, hội vào 16 tháng Giêng. Sau khi các làng Nguyễn, Kim Tràng, Khoát mở hội, thì rước kiệu về đình Um Ngò mở hội vào ngày 16 và 17 tháng giêng, để rồi từ đó rước kiệu lên Nghè Cả trên đỉnh núi Dành làm lễ mở đầu cho một năm. 4 lễ hội làng tụ lại thành lễ hội Bảo Lộc Sơn. Phần hội gồm những trò chơi như đu cây, chọi gà, đấu vật thả diều. Những ước mong cầu mưa gió thuận hòa, dân khang vật thịnh. Như vậy, bước đầu cần khẳng định, Lễ hội Bảo Lộc Sơn xưa khởi đầu là lễ hội dân gian và là sự tập hợp của 4 lễ hội trong vùng Bảo Lộc Sơn, trong đó đình Um Ngò là Trung tâm.

Tổng Bảo Lộc Sơn nay thuộc các xã: Liên Chung, Việt Lập và Hợp Đức là vùng đất sản sinh và nuôi dưỡng nhiều nhân vật có tiếng trong lịch sử, như Giáp Chinh Khánh, Quận công Giáp Đăng Luân, Giáp Trung Hòa, Thái bảo Giáp Chinh Tường, Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Trinh, Quận công Nguyễn Đắc Thọ..Từ lễ hội dân gian, theo thời gian, Lễ hội Bảo Lộc Sơn đã tích hợp thêm giá trị văn hóa, thờ phụng thể hiện sự tri ân với những người có công với làng nước, xã tắc. Nó đại diện về phần hồn cho cả một miền đất rộng lớn phía bắc huyện Tân Yên.
                                                                                                                                                Phương Thảo.

Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 14,116
Total visited in day: 17,225
Total visited in Week: 59,741
Total visited in month: 157,456
Total visited in year: 866,781
Total visited: 2,285,285