Đồi Phủ - Danh bất hư truyền.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
                              Đồi Phủ nhìn từ trên cao 

Nằm ở trung tâm thị trấn Nhã Nam, Đồi Phủ cao chừng 20 m và có diện tích khá rộng là nơi đứng chân của 5 làng: Ngò, Chuông, Lã, Vàng, Cầu. Vốn ban đầu gọi là Đồi Đình vì trên đỉnh đồi của nó có một ngôi Đình Nam Sơn của làng Cầu. Sau khi Thực dân Pháp lập Đồn Binh rồi đóng lị sở tại đây thì đình làng phải di chuyển về làng khoảng những năm cuối thế kỷ 19. Đồi Đình đối thành Đồi Phủ…

Trước hết cần phải nói: Trong hầu hết các tư liệu hiện đang viết: Đồi Phủ là tên gọi từ khi phủ Yên Thế đóng tại đây vào cuối thế kỷ 19. Điều này dường như chưa chính xác. Từ khi xác lập đồn binh tại Nhã Nam khoảng những năm 1885 vùng đất Yên Thế không ngừng biến động, thực dân Pháp và tay sai vô cùng lúng túng trước Khởi nghĩa Nông dân Yên Yến. Lúng túng ngay cả trong việc quản lý Yên Thế vì nó liên tục thay đổi. Năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập tại 4 đạo quan binh. Huyện Yên Thế khi đó thuộc Tiểu Quân khu Thái Nguyên của Đạo Quan binh số 1. Năm 1895 Toàn Quyền Đông dương quyết định thành lập tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. Cũng trong năm đó y lại ra Nghị  định  thành lập Tiểu quân khu Yên Thế thuộc Đạo quan binh số 1. Do giới Quân sự cai trị. Năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Yên Thế giao quyền cai trị cho dân sự. Dù là Quân sự hay dân sự cai trị vùng đất Yên Thế thì khi đó Yên Thế vẫn là đơn vị hành chính cấp huyện: HUYÊN YÊN THẾ. Lị sở đóng tại Nhã Nam. Rất có thể khi đó Đồi Đình vẫn là đồi Đình. Chưa mang tên khác. Cho đến ngày 26.5.1909 Toàn quyền Đông dương ra quyết định: Huyện Yên Thế được lập thành PHỦ YÊN THẾ. Như vậy từ đây Đồi Đình mới có tên gọi là Đồi Phủ. 

Giếng Cầu - một trong những giếng nước cổ xưa  

Xưa Đồi Đình có 5 làng: Ngò, Chuông, Lã, Vàng, Cầu đóng ở 4 hướng. Theo quan niệm của dân gian. Đồi Phủ có hình thế “Sư tử vờn cầu”. Trong đó Sư tử là Đồi Phủ, quả cầu là ngọn đồi đối diện, sau Pháp đặt nghĩa địa tại đó. các làng cổ đóng ở bốn hướng chính của đồi như bốn chân sư tử. Đồ rằng đây là thế đất đẹp và ảnh hưởng không nhỏ đến các vùng đất xung quanh do đó Thầy Tầu đã từng về đây cho đào hàng loạt giếng nước quanh đồi để trấn yểm. Hệ thống giếng này nay vẫn còn. Nhưng ý đồ thâm sâu đó dường như đã thất bại.  Trong thời loạn giặc Cờ đen, ba làng là Lã, Vàng, Cầu phiêu dạt hết, chỉ còn làng Chuông ở lại. Từ khi có đồn binh và Phủ lị ở đây, cư dân các nơi kéo về làm ăn, hình thành phố Nhã Nam bên Đồi Phủ, chợ Nhã Nam cũng ra đời, phát triển làm cho khu vực này khi đó thành trung tâm lớn của Yên Thế. Trong Khởi Nghĩa Nông dân Yên Thế, thực dân Pháp chon Đồi Phủ là nơi đặt đại bản doanh. Nơi đây còn là địa điểm tập kết của các cuộc hành binh vào làng Sặt (1889), làng Cao Thượng (1890), Hố Chuối (1890-1909)... Đồi Phủ cũng là nơi chứng kiến kết quả của hai cuộc hoà hoãn giữa Pháp và Đề Thám (lần 1 thời gian 1894-1897 và lần 2 thời gian 1897-1909) với các sự kiện tiêu biểu: Đề Thám bắt Sécnay, Đề Thám 2 lần ra Nhã Nam với tinh thần của một nhà yêu nước chống kẻ thù xâm lược. Nhã Nam cũng từng chứng kiến nhiều tướng, tá Pháp đã đặt chân đến và điên đầu vì không có được một kế hoạch đánh dẹp nghĩa quân Yên Thế, mà ngược lại chúng phải ra đi lần lượt rồi chuốc lấy hết thất bại này đến thất bại khác. Cũng chính tại đồi Phủ đã ghi lại sự kiện cuối cùng về sự hy sinh của Hoàng Hoa Thám. 

Điện Nam Thiên- Nhã Nam 

Từ năm 1943-1945, Đồi Phủ đã chứng kiến các hoạt động của lực lượng cách mạng Yên Thế nhằm phá bỏ thủ phủ của chính quyền thực dân, phong kiến trên mảnh đất Yên Thế, nổi bật là sự kiện nổi dậy giải phóng Phủ Yên Thế tháng 7 năm 1945.  Khi đó Đội du kích trung kiên Yên Thế dưới sự chỉ huy của bà Hà Thị Quế, nguyên là cán bộ đặc trách khu Yên Thế của Trung ương Đảng, đứng lên cùng nhân dân giành chính quyền về tay cách mạng, lật đổ chính quyền thực dân - phong kiến cũ của Pháp và bè lũ tay sai, kết thúc 60 năm ngự trị của một đội quân lấy Đồi Phủ làm đại bản doanh.

Chùa Nam Thiên hay còn gọi chùa Phố. 

Hiện nay, xung quanh đồi Phủ có làng Chuông, làng Đoàn Kết và phố Tân Hòa bao bọc. Tại đây đậm đặc các di tích LSVH và LSCM. Phía Đông Đồi Phủ có ngôi chùa Nam Thiên hay còn gọi là chùa Phố. Đình Nam Sơn,  Điện Nam Thiên.  Đình Chuông. Phía Bắc Đồi Phủ có Đền thờ Cả Trọng - con trai Hoàng Hoa Thám. Phía đối diện Đồi có nghĩa địa Pháp (nơi mà thực Dân Pháp dùng để chôn những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các trận đánh với nghĩa quân Yên Thế. Phía Nam đồi có Đền Gốc Khế. Xế xuống chân đồi Phủ là Ao ông Chấn Ký đều đã xếp hạng Di tích QG đặc biệt. Có thể nói, Đồi Phủ với một hệ thống dày đặc di tích lịch sử quan trọng, tạo nên một điểm du lịch đặc biệt của huyện Tân Yên. Là địa điểm ghi dấu những sự kiện quan trọng trong Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế. Dấu sơn đỏ trong cuộc đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng Yên Thế năm 1945. Những sự kiện lịch sử và quan trọng này đều đã được lập bia lưu dấu. Tất cả quanh ngọn đồi lịch sử này cho thấy: Nhã Nam  là vùng trọng địa không chỉ với huyện Tân Yên. Lại nói, lâu nay Tân Yên đã và đang dụng công xây dựng một số lễ hội: Đình Vồng Song Vân, Hội Núi Dành Liên Chung, Hội Bảo Lộc Sơn Việt Lập, Hội Đền Trũng Ngọc Châu, Hội  Đình Hả Tân Trung. Nhưng những lễ hội này chưa đủ tầm để vượt ra ngoài huyện. Một trong những vấn đề quan trọng đó là các điểm di tích ở các điểm trên khó liên kết với nhau để trở thành 1 quần thể di tích mà ở đó người ta có thể đi, chơi ngắm trong một ngày. Chừng 20 năm trước Tân Yên tổ chức hội Cầu Vồng tại trung tâm huyện với sự tham gia diễu rước của 24 xã, thị trấn. Hội Cầu Vồng đó là một ý tưởng tốt và đã thực hiện 4 lần. Nhưng khó là không có không gian văn hóa để người ta thăm thú, để gửi gắm khi hành lễ. Nhìn đi ngắm lại, duy nhất Tân Yên có Di tích Đồi Phủ có thể hội tụ 22 xã thị trấn. Ở đây Đồi Phủ là Di tích Quốc gia đặc biệt trong Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế. Và là Di tích Lịch sử cách mạng bởi ngày 17.7.1945 đã diễn  ra việc đánh chiếm phủ lỵ Yên Thế giành chính quyền về tay cách mạng. Đồi Phủ về địa lý quá đẹp. Đủ cao và là giao hội của các con đường  từ Bắc Giang lên, Phú Bình, Cầu Gồ, Bố Hạ sang. Lạng Giang đến…Lại có trục đường thẳng từ ngã 4 Nhã Nam chạy đến chân đồi. Đó sẽ là trục thần đạo. Điểm đầu từ Ngã 4. Điểm cuối là đỉnh đồi. Quanh Đồi Phủ có cả 1 hệ thống di tích LSVH và LSCM. Ở Tân Yên, đây là nơi có nhiều di tích nhất. Có nhiều câu chuyện để kể nhất. Và Nhã Nam cũng là nơi có điều kiện nhất về kinh tế, về giao thông để tổ chức ăn, nghỉ đưa đó du khách.

Lễ Kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Đồi Phủ. 

Theo thiển ý của tôi. Nếu qui hoạch xây dựng một  tượng đài Kỷ niệm Giải phóng đồi Phủ. Một nhà Bia ghi dấu ấn. Một đồi cây xanh trên đồi Phủ và khu vực Nghĩa địa Pháp. Tổ chức Kỷ niệm 80 năm, 90 năm hoặc 100 năm Giải phóng Đồi Phủ, từ đó là cơ sở để hình thành  một Lễ hội vùng của cả Tân Yên và Yên Thế.                                                                                           

CG

Thứ sáu, 03 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,390
Tổng số trong ngày: 1,280
Tổng số trong tuần: 41,310
Tổng số trong tháng: 19,659
Tổng số trong năm: 728,984
Tổng số truy cập: 2,147,488