Bắc Giang ra quân phòng chống chân tay miệng

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Ngày 14/4, BCĐ Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh phối hợp với UBND TPBG tổ chức lễ phát động “Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay-chân-miệng” năm 2012. Tới dự và phát biểu tại buổi lễ có ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ. Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virut đường ruột gây ra, lây từ người sang người, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng tiếp tục có những diễn biến phức tạp và lây lan nhanh tại 60 trên 63 tỉnh thành với trên 22 nghìn ca mắc, trong đó 16 trường hợp đã tử vong. Đối với tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm tới nay đã ghi nhận 359 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố. Cao nhất là huyện Lạng Giang và Sơn Động, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc đã tăng tới gần 120 lần. Tuy chưa có trường hợp nào tử vong nhưng cũng đã xuất hiện một số trường hợp bệnh nặng và nguy hiểm. 

Ngày 14/4, BCĐ Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh phối hợp với UBND TPBG tổ chức lễ phát động “Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay-chân-miệng” năm 2012. Tới dự và phát biểu tại buổi lễ có ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virut đường ruột gây ra, lây từ người sang người, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng tiếp tục có những diễn biến phức tạp và lây lan nhanh tại 60 trên 63 tỉnh thành với trên 22 nghìn ca mắc, trong đó 16 trường hợp đã tử vong. Đối với tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm tới nay đã ghi nhận 359 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố. Cao nhất là huyện Lạng Giang và Sơn Động, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc đã tăng tới gần 120 lần. Tuy chưa có trường hợp nào tử vong nhưng cũng đã xuất hiện một số trường hợp bệnh nặng và nguy hiểm. 

Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là
phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân...

Phát biểu tại lễ phát động, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ để phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Đó là nâng cao trách nhiệm của BCĐ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chỉ đạo quyết liệt, nắm bắt tình hình để thống nhất các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, tập trung vào các nội dung thực hiện ăn sạch, uống sạch, đồ chơi của trẻ sạch, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Sở Y tế với vai trò chủ đạo cần chủ động, phối hợp với ngành giáo dục trong việc kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh phòng dịch tại các cơ sở giáo dục...

Tại buổi lễ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành, UBND TPBG cùng tham gia thực hành rửa tay bằng xà phòng; Lực lượng học sinh, đại biểu đã tiến hành diễu hành cổ động hưởng ứng chiến dịch tại một số tuyến đường của TPBG.           

Các dấu hiệu nhận biết, phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da.

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

                                                                                                                              Châu Giang tổng hợp 

Thứ ba, 21 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 10,384
Total visited in day: 15,603
Total visited in Week: 666,429
Total visited in month: 1,110,862
Total visited in year: 1,820,187
Total visited: 3,238,691