Bệnh sởi và những điều cần biết

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Nguyên nhân, lây nhiễm và biểu hiện bệnh: Bệnh sởi xẩy ra quanh năm, lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh. Tác nhân gây bệnh sởi là virút. Bệnh lan truyền do dịch tiết mũi, họng có chứa vi rút sởi theo không khí ra ngoài, khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi. Người lành hít phải không khí có chứa vi rút sởi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ  dưới 5 tuổi, tất cả những trẻ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin  phòng sởi đều có thể mắc bệnh này. Khi bị nhiễm sởi, bệnh biểu hiện với các triệu chứng lúc đầu chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hoặc có rối loạn tiêu hóa. Sau đó bệnh nhân sốt cao 39 - 40 0 C, có thể lên đến 41 0 C, kèm theo nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, ho, hắt hơi, chảy  nước mũi, nước mắt, nhiều dử mắt, tiêu chảy, khám họng có thể thấy những chấm trắng nhỏ nổi trên nền niêm mạc xung huyết màu đỏ.

Nguyên nhân, lây nhiễm và biểu hiện bệnh: Bệnh sởi xẩy ra quanh năm, lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh. Tác nhân gây bệnh sởi là virút. Bệnh lan truyền do dịch tiết mũi, họng có chứa vi rút sởi theo không khí ra ngoài, khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi. Người lành hít phải không khí có chứa vi rút sởi.

Bệnh thường hay gặp ở trẻ  dưới 5 tuổi, tất cả những trẻ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin  phòng sởi đều có thể mắc bệnh này. Khi bị nhiễm sởi, bệnh biểu hiện với các triệu chứng lúc đầu chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hoặc có rối loạn tiêu hóa. Sau đó bệnh nhân sốt cao 39 - 400C, có thể lên đến 410C, kèm theo nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, ho, hắt hơi, chảy  nước mũi, nước mắt, nhiều dử mắt, tiêu chảy, khám họng có thể thấy những chấm trắng nhỏ nổi trên nền niêm mạc xung huyết màu đỏ.

Tiếp đó là giai đoạn phát ban, trẻ vẫn sốt cao 400C, ban mọc theo trình tự, bắt đầu ở vùng đầu, trán, sau tai sau đó lan xuống mặt, gáy, lưng, tay, chân (kéo dài 3 - 4 ngày). Đặc điểm ban sần màu hoa đào, hơi nổi trên da, sờ có cảm giác mịn như nhung, có thể mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn, giữa các ban là khoảng da lành, khi ấn lên các ban biến mất. Trong thời kỳ ban mọc, các triệu chứng này sẽ giảm dần khi ban bắt đầu bay, ban sởi sẽ bay theo thứ tự như khi mọc (đầu, tay, chân), sau khi bay hết còn để lại vết thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hoặc vẩy cám. Những chỗ da thâm của ban lặn xen lẫn da lành tạo nên màu da loang lở gọi là dấu hiệu “Vằn da hổ”, lúc này trẻ hết sốt, ăn được sức khỏe hồi phục dần, nếu không có biến chứng.

Những biến chứng thường gặp: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, dễ bị biến chứng nặng nề của bệnh. Bệnh sởi thường lành tính không gây tử vong, nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp. Viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong. Viêm não. Tiêu chảy và nôn mửa do sởi thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa. Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em sau nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh  non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Cách chăm sóc trẻ nhiễm sởi tại nhà: Cho trẻ nhiễm sởi nghỉ ngơi ở phòng thoáng, tránh gió lùa, ăn lỏng, nóng, ăn nhiều bữa trong ngày, đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả, vệ sinh răng miệng, mũi, họng, nhỏ mắt nhiều lần trong ngày bằng dung dịch Cloramphenicol 1%. Thay quần áo hàng ngày,  theo dõi sát tình trạng người bệnh nếu có sốt cao (đặc biệt khi ban sởi bay rồi mà còn sốt, chứng tỏ có bội nhiễm), li bì hoặc vật vã kích thích, ho nhiều, khó thở, ăn uống kém, tiêu chảy nhiều cần đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được xử trí kịp thời tránh biến chứng nặng nề. Tránh quan niệm kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Khi có dịch sởi cần thực hiện các biện pháp sau: Báo cáo ngay những trường hợp mắc bệnh trong vòng 24 giờ cho cơ quan y tế địa phương. Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Cách ly người bệnh ở phòng riêng. Không cho bệnh nhân tiếp xúc với   phụ nữ mang thai chưa có miễn dịchTrẻ em mắc bệnh nên nghỉ học ở nhà. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng. Người chăm sóc trẻ bị nhiễm sởi phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành. Để phòng bệnh không tiếp xúc với người bệnh, tiêm chủng đúng lịch và Tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Tiêm vắc xin sởi cho trẻ là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ: Đủ 9 tháng sởi mũi 1. Đủ 18 tháng sởi mũi 2

                                                                                 BS Dương Văn Hoan

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 10,941
1日当たりのページのアクセス回数: 167,139
1週間当たりののページのアクセス回数: 167,138
1か月当たりのページのアクセス回数: 611,571
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,320,896
ページのアクセス回数 : 2,739,400