Bí thư Chi bộ Dương Đức Toàn- miệng nói tay làm

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Nói đến Thôn Trám, xã Phúc Sơn, mọi người đều biết đến đây là thôn có nhiều cách làm sáng tạo, là điểm sáng của huyện Tân Yên về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. D ám nghĩ, dám làm, đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương có Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận - Dương Đức Toàn. Trong câu chuyện Bí thư Chi bộ Dương Đức Toàn cho biết sau 18 năm trong quân ngũ, năm 1988 anh về quê nhà thôn Trám, xã Phúc Sơn nghỉ chế độ bệnh binh (61%)  với quân hàm Đại uý, nhưng về nghỉ chưa đầy 1 năm anh được nhân dân tín nhiếm bầu làm Trưởng thôn. Thôn Trám những năm đó cũng như nhiều thôn khác trong huyện, người dân bám ruộng đã lâu mà cũng không khá lên được, tằn tiện thì đủ ăn đến vụ, nhiều hộ bị đứt bữa trong lúc giáp hạt. Trăn trở lắm những chưa có giải pháp hữu hiệu, nên kết quả sản xuất chưa như mong muốn. 

Nói đến Thôn Trám, xã Phúc Sơn, mọi người đều biết đến đây là thôn có nhiều cách làm sáng tạo, là điểm sáng của huyện Tân Yên về sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương có Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận - Dương Đức Toàn.

Trong câu chuyện Bí thư Chi bộ Dương Đức Toàn cho biết sau 18 năm trong quân ngũ, năm 1988 anh về quê nhà thôn Trám, xã Phúc Sơn nghỉ chế độ bệnh binh (61%)  với quân hàm Đại uý, nhưng về nghỉ chưa đầy 1 năm anh được nhân dân tín nhiếm bầu làm Trưởng thôn. Thôn Trám những năm đó cũng như nhiều thôn khác trong huyện, người dân bám ruộng đã lâu mà cũng không khá lên được, tằn tiện thì đủ ăn đến vụ, nhiều hộ bị đứt bữa trong lúc giáp hạt. Trăn trở lắm những chưa có giải pháp hữu hiệu, nên kết quả sản xuất chưa như mong muốn. 

Năm 2001 anh ứng cử làm Bí thư chi bộ, tuy được đảng viên trong chi bộ tín nhiệm, nhưng công việc ban đầu cũng khá vất vả đối với anh. Song, bù lại nhờ được sự rèn rũa trong quân đội, về tác phong, tính kiên trì bền bỉ, miệng nói tay làm, anh đã tập trung tâm huyết của mình cho công việc, theo lời dạy của Bác: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm”. Khi Nghị quyết chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai, Chi bộ thôn đã xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế địa phương. Và theo Nghị quyết, Chi bộ thôn đã chọn đồng Dộc 5ha để tập trung chuyển đổi sản xuất, xây dựng cánh đồng chất lượng cao. Chọn cây gì để trồng tại đây có hiệu quả kinh tế, anh đã với đội ngũ cán bộ thôn. lặn lội đi khắp các tỉnh phía Bắc, thấy nơi nào có mô hình gì hiệu quả là tìm đến...Từ các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Dương...anh đều tìm đến và học hỏi. Ban đầu, cây tỏi, dưa chuột, khoai tây Trung Quốc, cà chua bi, hành được đưa về chỉ đạo bà con trồng nhưng đều thất bại. Nhiều năm được mùa thì lại rớt giá...Thắng không kiêu, bại không nản, đầu năm 2011, biết người dân ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) trồng lúa Việt lai F1 thành công, anh Toàn cùng đội ngũ cán bộ thôn sang học hỏi, liên hệ đến tận Công ty giống cây trồng Giang Nam, nơi cung cấp giống để tìm hiểu thông tin, mời các nhà khoa học Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội về nghiên cứu thực tế. Điều kiện thổ nhưỡng, trình độ sản xuất lúa của người dân. Công ty giống cây trồng Giang Nam ký kết đầu tư giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm với giá 25 nghìn đồng/kg, gấp 3 lần giá thóc thông thường. Có thể nhìn thấy hiệu quả là vậy nhưng yêu cầu đặt ra là khi trồng giống lúa này, phải vận động 24 hộ có ruộng trên cánh đồng cùng trồng quả không đơn giản. Bởi mỗi hộ lại có nhu cầu khác nhau. Hơn nữa, sự thất bại của các mô hình trước đây khiến bà con mất niềm tin. Anh đã đã tổ chức Chi bộ thôn họp bàn phân công mỗi đảng viên phụ trách vận động mấy hộ. Vừa tuyên truyền, giải thích vừa nghe ngóng sự phản hồi, hễ thấy nhà nào lấy loại thóc giống khác lại đến tận nơi vận động. Đến thời điểm cuối cùng, vẫn còn một số nhà sau khi đi lại vận động đến 3, 4 lượt, đồng ý rồi lại thay đổi, anh cùng đội ngũ cán bộ thôn thuyết phục bà con nào không chuyển đổi, thì cho thuê lại ruộng với khoán cao hơn thông thường để không bị vỡ vùng. Vậy là gia đình anh đảm nhận đến hơn một mẫu ruộng. Và rồi năm đó mô hình sản xuất đã thành công, trung bình một sào lúa lai F1 cho khoảng 120 kg, bán với giá 25 nghìn đồng/kg, bà con thu về khoảng ba triệu đồng, cao gần gấp 3 lần  so với cấy giống lúa thuần trước đây. Ðến vụ thứ 2, mô hình trồng lúa lai F1 của thôn đã tăng lên 10 ha, năm 2012 là 12 ha, và năm 2013, 2014 là 14 ha...từ thành công  đó, nhân dân đã tuyệt đối tin tưởng, mọi công việc tiếp theo  thuận lợi rất nhiều, công tác vận động không còn là khó so với trước. Thực hiện chủ trương dồn đổi ruộng xây dựng cánh đồng mẫu, thôn Trám lại là thôn dẫn đầu huyện. Hiện nay số thửa ruộng đất nông nghiệp đã giám từ 737 xuống còn 166 thửa. nhiều hộ chỉ còn 1 vùng.

Không những giỏi trong lãnh đạo, khéo léo trong công tác Dân vận, anh còn là nhà kinh doanh giỏi, hiện ngoài sản xuất nông nghiệp, anh mở của hàng kinh doanh tạp hoá theo quy mô siêu thị mi ni, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho bà con quanh vùng và khách hàng gần xa và luôn sằn sàng giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn cũng như khi mọi người có nhu cầu…

Trám ngày càng đổi thay theo đúng chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả của “Ý Đảng hợp với lòng dân”, của những người đang tích cực chung tay thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới như Bí thư chi bộ Dương Đức Toàn.

                                                                                                                     CTV Thanh Tâm

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 17,338
Total visited in day: 212,658
Total visited in Week: 212,657
Total visited in month: 657,090
Total visited in year: 1,366,415
Total visited: 2,784,919