Chăm sóc vườn vải ở thời kỳ phân hoá phát triển chùm hoa

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
    Dư âm của vụ vải thiều năm 2017 vẫn còn đó và thời điểm này, những người trồng vải thiều Tân Yên cũng đang tất bật trong việc chăm sóc xử lý vải. Theo ông Vi Văn Biên - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa, vải sớm đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa và sinh trưởng phát triển tốt. 

 Dư âm của vụ vải thiều năm 2017 vẫn còn đó và thời điểm này, những người trồng vải thiều Tân Yên cũng đang tất bật trong việc chăm sóc xử lý vải. Theo ông Vi Văn Biên - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa, vải sớm đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa và sinh trưởng phát triển tốt.
Trên địa bàn huyện Tân Yên có trên 1.700 ha trong đó trên 1.000 ha vải sớm, chiếm gần 1/5 diện tích vải sớm toàn tỉnh. Trong đó, vùng vải sớm Phúc Hòa và các xã phụ cận với diện tích trên 750 ha. Chuẩn bị cho vụ vải thiều 2018 phòng NN và PTNT huyện phối hợp với một số cơ quan chuyên môn, tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng tăng cường nắm bắt, theo dõi diễn biến sinh trưởng phát triển của vải thiều. Tại Phúc Hòa, các vườn vải đang vào thời kỳ phân hóa mầm hoa. Qua kinh nghiệm của người trồng vải thời điểm từ ngày 25/12 năm trước - 25/2 năm sau vườn vải ở thời kỳ phân hoá phát triển chùm hoa nhưng chưa đến thời điểm nở hoa đực. Năm nay mùa đông lạnh và khô thuận lợi cho việc phân hoá hoa. Ở giai đoạn này cần chú ý khi vườn vải có cây bắt đầu phát mầm hoa ở ngọn, lúc mầm hoa dài trên 5,0cm cần kiểm tra xem có lá kèm xuất hiện đồng thời với mầm nụ không. Nếu có phải kịp thời ngắt bỏ riêng lá kèm đó ngay. Tiến hành bón phân thúc hoa. Cách bón tốt nhất để cây sử dụng được phân ngay là rải phân xung quanh tán đã được cuốc lật đầu mùa đông. Sau đó tiến hành hoạt động bơm nước xả trực tiếp vào đó cho phân tan và ngấm xuống phần rễ đang hoạt động bên dưới. Nếu trong điều kiện không có nước tưới thì rải đều phân lên bề mặt vành tán phía trong sau đó phủ kín bằng một lớp đất. Sau khi bón cần tưới nước từ 2-3 lần theo cách trên, nhưng không nên phun ướt cả bề mặt của tán cây gây lãng phí nước, hiệu quả không cao. Khi vườn vải đã phát triển chùm hoa tương đối hoàn chỉnh sẽ thường xuất hiện nhiều loại sâu tơ, sâu xanh, sâu đo ăn nụ hoa. Vì vậy, cần kịp thời diệt trừ sớm bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường: Padan 95SP; Sherpa 25EC; Dipterex…
Tiếp theo từ cuối tháng 2 đến tháng 3 cây vải nở hoa, chú ý ngay trước và trong khi hoa vải nở không được bón phân giàu chất đạm, hoặc phân bón lá sẽ làm rụng hoa và quả non. Giai đoạn này thời tiết có vai trò rất quan trọng quyết định tỷ lệ đậu quả và năng suất vải. Ở giai đoạn vải nở hoa cái, nếu thời tiết ít mưa phùn, không quá lạnh và ẩm ướt, có những ngày nắng nhẹ hoặc khô hanh xen kẽ thì rất thuận lợi cho vải nở hoa và đậu quả. Để chủ động hạn chế tác động xấu của thời tiết cần phun phòng nấm bệnh sương mai, thán thư hại vải khi thấy cây bắt đầu nở hoa đực. Vào cuối tháng 3 sau khi vải nở hoa cái khoảng 15 ngày lúc này thường xuất hiện một lứa sâu mới ăn quả non và gặm cuống quả. Do đó phải tiến hành phun diệt kịp thời bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường.
                                                                                                                                                             Phương Thảo

Thứ ba, 14 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,670
Tổng số trong ngày: 2,644
Tổng số trong tuần: 11,211
Tổng số trong tháng: 108,926
Tổng số trong năm: 818,251
Tổng số truy cập: 2,236,755