Chùa Nam Thiên- Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên địa bàn huyện Tân Yên.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (huyện Yên Thế xưa nay là Tân Yên và Yên Thế) nổ ra năm 1884 kéo dài đến năm 1913. Thủ lĩnh đầu tiên của cuộc khởi nghĩa là Lương Văn Nắm quê ở làng Gia, xã Thế Lộc, huyện Yên Thế (nay là làng Gia Tiến, xã Tân Trung huyện Tân Yên), tiếp đó là Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa được phân bố trên một địa bàn rộng lớn ở 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên và huyện Tân Yên. Đó là những công trình kiến trúc cổ có liên quan đến hoạt động của nghĩa quân (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy liên hoàn của nghĩa quân, tiêu biểu. Tại những khu di tích này, ngoài những hiện vật liên quan tới sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vốn có của di tích, còn có nhiều hiện vật liên quan tới cuộc khởi nghĩa (405 hiện vật liên quan trực tiếp tới cuộc khởi nghĩa và hàng trăm hiện vật khác tại các di tích). Nhiều hiện vật trong số này hiện được bảo quản, trưng bày tại nhà truyền thống về cuộc khởi nghĩa tại Khu Phồn Xương, để góp phần vào công tác giáo dục truyền thống. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012). Hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế với 23 di tích và điểm di tích, gồm 8 ngôi đình, 7 chùa, 6 đền, 3 đồn, 1 điếm, 1 nghè, 1 động và 5 địa điểm. Trong số này, tại huyện Tân Yên có 12 di tích và điểm di tích. 

 

Chùa Nam Thiên – chứng tích lịch sử

 

Chùa Nam Thiên còn gọi là chùa Phố thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên. Chùa xưa thuộc làng Cầu. Khi làng Cầu bị giặc Cờ Đen triệt hạ vào cuối thế kỷ XIX thì chùa do làng Chuông kiêm quản. Từ năm 1885, thực dân Pháp lập đồn Nhã Nam và đặt phủ Yên Thế ở nơi đây, phố Nhã Nam hình thành, chùa chuyển về phố. Tối năm 1925 chùa được trùng tu lớn. Theo dấu tích còn lại, có thể biết chùa cũ khá rộng. Mặt bằng cũ bao gồm các công trình sau cổng tam quan, sân, giếng, nhà tiền đường, nhà chung, nhà tam bảo và nhà tổ.

Chùa Nam Thiên nằm kể bên Đồi Phủ và chứng kiến nhiều sự liên quan tới phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Nhà chung là ngôi nhà ba gian kẻ truyền bít đốc. Kết cấu vì kèo đơn giản. Ở gian giữa có đặt một án thơ thời Nguyễn, rực ánh vàng son; đủ ca long, ly, qui, phượng. Ở hai gian bên nhà chung, trổ hai cửa thông lên sân nhà tam bảo mới được tu bổ lại rồi vào tam bảo. Toà tam bảo mới được tu tạo lại, trong có đặt các pho tượng: Tam Thế, Phật bà 10 tay, Đức ông, Thánh Tăng, Acliđà, Anan Ca Diếp, Tuyết Sơn, Kim Cương, Thị Kính, La Hán...

Ngôi chùa Phố ngày nay không còn được như xưa, nhưng từ năm 1988 trở đi đã được nhân dân Nhã nam tu tạo lại khá khang trang đẹp đẽ. Trong khu vực chùa, tấm bia ghi lại sự kiện cách mạng tiến đánh phủ lỵ Yên Thế, xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng.

CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 18,501
Tổng số trong ngày: 180,782
Tổng số trong tuần: 448,327
Tổng số trong tháng: 892,760
Tổng số trong năm: 1,602,085
Tổng số truy cập: 3,020,589