Chuyện về một người anh hùng.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Đại tá Nguyễn Thái Giám sinh năm 1942 ở xóm Ngõ Đá, xã Việt Ngọc. Cũng như nhiều thanh niên thời ấy, năm 1964, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ biên chế về F305 bộ đội nhẩy dù. Huấn luyện cơ bản xong, ông được cử về Trường 255 thuộc Tổng cục Hậu cần học lái xe ô tô. Ngày ấy, học lái xe rất vất vả bởi vừa học lái, vừa học vể máy móc. Nói chung sau khi ra trường, người học phải biết lái xe trên mọi địa hình, biết xử lý những hỏng hóc thông thường. Kết thúc khóa học, ông được điều về đơn vị C4, D32 thuộc Cục Hậu cần Quân khu IV. Đơn vị đứng chân tại Nghệ An chuyên chở bộ đội, hàng hóa, vũ khí từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị, rồi sang Lào sau đó đón thương bệnh binh từ đó trở ra. 10 năm ôm tay lái (từ 1965 đến năm 1975), cứ đều đặn ông  cùng đồng đội xông pha tuyến lửa làm nhiệm vụ. Những tay lái Trường Sơn thời gian ấy đã góp phần làm nên huyền thoại, góp phần không nhỏ cho đại thắng mùa xuán 1975. Với ông kỷ niệm trên những cung đường số 1, 7, 8, 10, 12, 15 từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, trung hạ Lào... rất sâu đậm. Cũng 10 năm ông đã lái xe trên 11 vạn km an toàn.

Ông Nguyễn Thái Giám bộc bạch: “Nhiều kỷ niệm lắm, ví như tháng 2/1966, khi đó tôi đang lái xe đưa hàng vào chiến trường thi xe đi trước bị chập mạch điện bốc cháy. Tôi lập tức lấy chăn, màn của mình xông lên dập lửa, kịp thời cứu xe, cứu hàng, bo đảm thông đường cho cả đoàn xe. Khi quay về, đơn vị chở một loại hàng đặc biệt, yêu cầu thời gian gấp, giữa đường lại gặp nhiểu bom nổ chậm, tôi đã cùng đồng đội phát cây mở đường vòng, sau hai giờ đoàn xe đã vượt qua trọng điểm, đưa hàng đến đúng thời gian, địa điểm quy định. Hay như vào khoảng 4 giờ sáng một ngày của năm 1967, đơn vị ông được giao vận chuyển vũ khí trên đường 12 qua nước bạn Lào. Khi tới “Cổng Trời”- biên giới Việt-Lào, bộ đội công binh báo tắc đường vì có bom nổ chậm, quả chìm trong đất, quả nằm chình ình trên mặt đường. Nếu không vượt quạ, trời sáng thì máy bay địch sẽ đến đánh phá. Ông đã đề xuất rồi cùng đng chí Bản - Trung Đội trưởng và hai chiến sĩ nữa lăn quả bom xuống vực để thông đường. Khi trả hàng xong, ông mới biết khi đoàn xe qua được khoảng 20 phút thì quả bom đó phát nổ. Nặm 1968, đơn vị ông nhận hàng từ Nghệ An, điểm giao là Vĩnh Linh (Quảng Trị). Khi tới Ngã ba Đồng Lộc, đường tắc do có bom từ trường, bộ đội công binh chưa rà phá được. Lệnh của cấp trên bằng mọi giẳ phải tìm cách vượt qua để kịp thời tiếp tế lương thực, thực, phẩm, thuốc men cho bộ đội và thương binh. Ông đề xuất với Đại đội trưởng Phan Bá Thọ, Trung đội trưởng Hồ Văn Đài cho mình cùng chiến sĩ Phạm Thúc Kỳ mở đường. Được sự đồng ý cả hai lên xe, ông mở máy, bật đèn tăng ga phóng xe lao nhanh về phía trước, bom nổ nhưng ở phía sau. Xe bị xệ xuống bên đường, ông và chiến sĩ Kỳ bị choáng, nghỉ ít phút ri lại lên đường và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cũng năm 1968, một ln giao hàng xong tại Vĩnh Linh, đoàn xe quay về nơi đóng quân Nghệ An. Khi vượt qua phà sông Gianh khoảng 5 km đến ngầm Xuân Kiểu thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), đoàn xe gặp bom tọa độ của Mỷ. ng dẫn xăng xe bị đứt nhiều đoạn, két nước bị thủng, một lốp sau hết hơi, ông và đồng chí Bản đi cùng bị thương nhẹ. Để cứu xe, đồng chí Bản phải dùng bi đông đựng nước làm đồ đựng xăng rồi ngồi bên phải xe đổ vào bộ chế hòa khí để ông lái. Chặng đường 15 km ông phải lái xe đi trong hoàn cảnh như vậy. Ngay trong đêm đoàn xe v đến vị trí an toàn, hôm sau khắc phục rồi lại lên đường làm nhiệm vụ.

Năm 1972, đế quốc Mỹ cho máy bay B52 đánh phá Hà Nội. Ở chiến trường miền Nam quân ta đang thắng lớn. Từ Bắc vào Nam địch tảng cường đánh phá hòng ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược lúc này vô cùng cấp bách. Trong khi đó đơn vị ông gặp nhiều khó khăn v quân số, hệ số kỹ thuật nhiều xe không bảo đảm. Lúc này đơn vị ông vận chuyển qua đt bạn Lào và dọc đường phải qua một con suối có ngm được lính lái xe đặt tên là ngầm “Quyết thắng”. Đây là một trọng điểm địch đánh phá rất ác liệt. Là Chính trị viên phó Đại đội, ông để nghị cấp ủy, Ban chỉ huy Đại đội giải pháp khắc phục. Vậy là ông chỉ huy 4 đồng chí mang dụng cụ đào bới cùng lương khô, thực phẩm đủ dùng cho khoảng 10 ngày đến ngầm “Quyết thắng tháo dỡ những bộ phận còn dùng được của những xe đã hỏng đem về tu sửa cho những xe của đơn vị. Thậm chí ông và đông đội còn đào, đưa về đơn vị một chiếc xe bị bom địch vùi lấp rổi sửa chữa, đưa vào hoạt động, lấy tên là xe Quyết thắng. Hiện chiếc xe này đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu IV.

Một kỷ niệm khác ông không bao giờ quên, đó là chuyển vận chuyển vào chiến trường Quảng Trị. Hôm ấy (29/9/1972), đoàn xe đến bến phà Gianh (Quảng Bình) thì bị máy bay Mỹ phát hiện, ném bom. Ông bị thương do một mảnh bom găm vào đầu. Còn rất nhiều kỷ niệm đi theo Đại tá Nguyễn Thái Giám cho đến hôm nay, như ông thường tâm niệm: “Cuộc đời binh nghiệp của tôi luôn gắn với đồng đội, đồng chí, đồng bào thân thương và anh hùng. Ngày 20/5/1966 tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng; ngày 3/9/1973 được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang”. Sau năm 1975, Đại tá, thương binh 2/4, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thái Giám được cử đi học Trường Văn hóa tại tỉnh Lạng Sơn, rồi điều về làm Phó Hiệu trưởng Trường lái xe Quân khu I, rồi Phó Ch nhim Chính trị Cục Kỹ thuật, Đoàn trưởng Đoàn 157. Năm 2000 ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

CG

 

Chủ nhật, 02 Tháng 06 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,446
Tổng số trong ngày: 123,882
Tổng số trong tuần: 123,881
Tổng số trong tháng: 301,883
Tổng số trong năm: 4,602,133
Tổng số truy cập: 6,020,637