Công Thành - Thành công nhờ chuyển đổi

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
 Vẫn biết Quang Tiến đã về đích nông thôn mới từ năm 2014, nhưng khi đến với thôn Công Thành của địa phương này tôi vẫn không khỏi bất ngờ. Công Thành đổi thanh nhiều và nhanh quá. Từ tỉnh lộ 297 rẽ vào Công Thành là con đường bê tông phẳng phiu hai bên trồng cau vua, đặt ghế đá, phía trên có đường điện thắp sáng. Đầu đường, cổng làng uy nghi, rộng mở chào đón mọi người. Con đường làng đưa mọi người đến thẳng Nhà văn hóa thôn còn sáng mầu nước sơn.

 Vẫn biết Quang Tiến đã về đích nông thôn mới từ năm 2014, nhưng khi đến với thôn Công Thành của địa phương này tôi vẫn không khỏi bất ngờ. Công Thành đổi thanh nhiều và nhanh quá. Từ tỉnh lộ 297 rẽ vào Công Thành là con đường bê tông phẳng phiu hai bên trồng cau vua, đặt ghế đá, phía trên có đường điện thắp sáng. Đầu đường, cổng làng uy nghi, rộng mở chào đón mọi người. Con đường làng đưa mọi người đến thẳng Nhà văn hóa thôn còn sáng mầu nước sơn.
Chừng 10 năm trước, tôi đã có dịp về Công Thành tìm hiểu để viết bài về làng dưa bao tử Công Thành. Làng nhỏ, nằm phía trong cánh đồng, con đường dẫn vào làng nhỏ, nền đất hai bên xanh cỏ làm cho mọi người có cảm giác vào Công Thành thật xa. Nông dân Công Thành khi đó mới bắt đầu làm quen với cây dưa bao tử, trên cánh đồng xanh ngắt một mầu của dưa. Chị Linh, chị Lệ khi đó vừa là cán bộ thôn vừa làm đầu mối tư vấn hướng dẫn và cân dưa bao tử cho bà con nông dân. Công Thành ngoài cây dưa thì cũng không có gì nổi trội so với 14 thôn còn lại của xã Quang Tiến.

Trở lại với Công Thành lần này, vẫn gặp lại đội ngũ cán bộ thôn năm xưa nhưng cảnh sắc thôn quê đã nhiều thay đổi... Bí thư Chi bộ Công Thành Lê Xuân Tùng vui vẻ cho biết: Công Thành bây giờ vẫn thuần nông bởi trên 80% hộ dân ở đây vẫn gắn bó với ruộng đồng, nhưng chính nhờ đoàn kết nhất trí cao trong Chi bộ, Ban quản lý thôn và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi mà Công Thành đi lên. Thôn Công Thành có 75 hộ, 320 nhân khẩu, diện tích canh tác trên 17ha. Tại đây, dân cư chia thành 5 chòm nhỏ với 3 dân tộc Kinh, Tày, Nùng và trong số 75 hộ có 9 hộ dân theo đạo Công giáo. Vấn đề đặt ra cho Công Thành đó là phải xây dựng được khối đoàn kết, tạo sự đồng thuận, gắn kết trong cộng đồng dân cư, từ đó vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa... xác định như vậy, chi bộ với 14 đảng viên của Công Thành đã bàn bạc, thống nhất trong cách lãnh đạo, chỉ đạo Ban quản lý thôn và các ngành đoàn thể. Theo Bí thư Chi bộ Lê Xuân Tùng: Các đảng viên trong Chi bộ Công Thành đều xác định phải là những hạt nhân tiêu biểu đi đầu trong mọi phong trào để dân tin tưởng và làm theo. Và sự đổi thay ở Công Thành bắt đầu từ việc đưa cây hàng hóa vào sản xuất theo Dự án vùng sản xuất hàng hóa những năm 2010, đặc biệt thay đổi nhanh từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong 3 năm (2012- 2014). Hằng năm, chi bộ đều có Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, kết hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ban Mặt trận thôn, cùng các ngành đoàn thể tổ chức cho nhân dân ký cam kết thi đua. Đẩy mạnh công tác văn hóa văn nghệ , thể dục thể thao và tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phát huy thế mạnh về sản xuất cây mầu hàng hóa, Công Thành đi sâu vào cây dưa bao tử, ngô ngọt, cà chua bi, bình quân 1 sào ruộng cho thu 7-10 triệu đồng/vụ. Qua hơn 4 năm làm cây hàng hóa, bình quân mỗi năm Công Thành thu về trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên 30 hộ dân trong thôn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn qui mô 50-100 con lợn/năm, chăn nuôi bò sinh sản, bò thương phẩm. Một số hộ khác làm làm đậu phụ, kinh doanh thức ăn gia súc và gần chục hộ làm thủy sản, thu nhập bình quân mỗi năm từ 70 triệu đến 200 triệu đồng. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, Công Thành quan tâm nhiều đến sự học, nâng cao dân trí, phong trào văn hóa, thể thao nâng cao đời sống tinh thần. Theo tiêu chí mới, năm 2014 Công Thành chỉ còn 4 hộ nghèo, hàng chục hộ kinh tế khá và giầu. Có điều kiện, Công Thành vận động nhân dân xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng trên cơ sở dân chủ công khai bàn bạc và thông nhất. Những năm qua, Công Thành luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2012 đến 2014, thôn đã huy động gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa, làm đường giao thông nông thôn, xây cổng làng. Tiêu biểu, Nhà văn hóa xây dựng năm 2011 diện tích 120 m2 kinh phí gần 280 triệu đồng. Cứng hóa trên 2,5 km đường giao thông nông thôn kinh phí gần 300 triệu đồng. Cứng hóa gần 1km kênh mương trị giá 235 triệu. Xây dựng cổng làng gần 100 triệu đồng… Cùng với đó, các phong trào khác ở Công Thành cũng được quan tâm chú trọng. Thôn thành lập 2 tổ vệ sinh môi trường, thành lập tổ liên gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đi lên bằng sự đoàn kết và phát huy nội lực, 4 năm qua Công Thành luôn đạt danh hiệu Làng văn hóa. Năm 2014, Công Thành là 1 trong 3 Làng văn hóa tiêu biểu của huyện Tân Yên. Trong câu chuyện về Công Thành ông Trần Trọng Đạt - Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Quang Tiến (năm 1982- 2000), quê ở Công Thành giờ đang cư trú tại Hải Phòng cho biết: Dẫu là người con của quê hương, nhưng tôi cũng không thể ngờ Công Thành thay đổi nhanh đến thế.

                                                                                                                                                                         CG

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 16,859
Total visited in day: 189,832
Total visited in Week: 189,831
Total visited in month: 634,264
Total visited in year: 1,343,589
Total visited: 2,762,093