|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Liên Chung là xã thuần nông, hiện nay Đảng uỷ, UBND xã đang lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn đồi, ruộng, ao hồ để trồng Sâm Nam, măng Lục Trúc, trồng Sen. Tuy nhiên, một số hộ dân còn khó khăn về kinh phí mua giống (giống Sâm, Măng Lục trúc khá cao), đề nghị huyện chỉ đạo có thêm cơ chế hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật cho người dân; đồng thời cho phép các hộ dân san gạt cải tạo mặt bằng vườn tạp để chuyển đổi mở rộng diện tích cây Sâm núi Dành, cây măng Lục Trúc... Ngoài ra, giúp địa phương quảng bá sản phẩm, mời doanh nghiệp vào để nghiên cứu phát triển và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm cây Sâm Nam Núi Dành.

Kết quả giải quyết: Liên Chung là xã có tiềm năng, lợi thế phát triển cây sâm Nam núi Dành; để khuyến khích phát triển mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tiếp theo, UBND huyện đã ban hành Đề án phát triển sản xuất sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch phát triển sản xuất hàng năm; theo đó, các nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ đã được phê duyệt theo Đề án, Kế hoạch. Đồng thời, công tác tập huấn chuyển giao KHKT, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đã được các cơ quan chuyên môn của huyện, đơn vị chuyển giao kỹ thuật thực hiện thường xuyên để người dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất. Riêng cây măng Lục Trúc, cây Sen huyện đang xây dựng mô hình trình diễn để có đánh giá. Hiện tại chưa tuyên truyền nhân rộng sản xuất tại xã Liên Chung. Việc san gạt, cải tạo mặt bằng, cải tạo vườn tạp để sản xuất người dân phải chủ động thực hiện, nhà nước không có cơ chế hỗ trợ. Việc quảng bá sản phẩm, mời doanh nghiệp vào để nghiên cứu phát triển và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm cây sâm Nam Núi Dành: Cây sâm Nam núi Dành đã được nhiều tổ chức nghiên cứu từ năm 2015 đến nay, đã khẳng định cây sâm Nam núi Dành phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của người dân Liên Chung. Hiện nay, sản phẩm sâm Nam cho thu hoạch tại địa bàn xã Liên Chung nói riêng, huyện Tân Yên nói chung chưa nhiều (có khoảng 2,5 ha cho thu hoạch củ, 12 ha cho thu hoa sâm). Hiện tại đã có 02 doanh nghiệp, 3 HTX vào địa bàn tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm cho 2 người dân trên địa bàn. Có 01 doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư trang thiết bị để chế biến các sản phẩm từ sâm (khi sản lượng sản phẩm đủ lớn). Tuy nhiên, để công tác triển khai thực hiện có hiệu quả đối với sản xuất sản phẩm đặc trưng (sâm Nam,....) tại xã Liên Chung, UBND huyện đã giao UBND xã Liên Chung tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Tích cực tuyên truyền chủ trương, định hướng, cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Đề án, Dự án để đông đảo nhân dân biết, thực hiện. Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các xã lân cận để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã trong việc tiếp cận, lựa chọn cây trồng đưa vào sản xuất đảm bảo phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư, tránh tư tưởng trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Chỉ đạo quyết liệt, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án để đảm bảo hiệu quả cao nhất. - Căn cứ vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tiềm năng thế mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp để hướng dẫn các hộ có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao (sâm Nam). - Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân vào địa bàn tích tụ đất đầu tư mở rộng sản xuất sâm Nam, hình thành vùng nguyên liệu phát triển sản xuất ổn định để các doanh nghiệp vào địa bàn chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ sâm Nam cho người dân.

BBT

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 14,303
Total visited in day: 305,838
Total visited in Week: 573,383
Total visited in month: 1,017,816
Total visited in year: 1,727,141
Total visited: 3,145,645