Hội Cầu Vồng – Tiếng vọng của một vùng đất

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Đến hẹn lại lên, cứ 5 năm một lần huyện Tân Yên lại tổ chức Hội Cầu Vồng. Năm nay vẫn vậy. Tất nhiên để phòng tránh dịch giã Hội Cầu Vồng chỉ tổ chức phần lễ. Nhưng cơ duyên Hội Cầu Vồng bắt đầu từ đâu, hiểu về nó thế nào cũng là cả một vấn đề. Qua tìm hiểu về ngày hội, tự thân nó sẽ nói lên tất cả.
Rước lửa chuân rbij cho Hội Cầu Vồng 

Thường mọi năm, từ sáng sớm ngày 16 tháng giêng, trên các nẻo đường của huyện Tân Yên, nô nức dòng người đổ về Sân vận động Cầu Vồng – trung tâm huyện, nơi sẽ Khai hội Cầu Vồng. Đó là cuộc biểu dương lực lượng của cán bộ, nhân dan huyện Tân Yên. Trước đó một ngày, Tân Yên đã tổ chức lấy lửa từ 5 điểm di tích lịch sử, đó là: Đình Lý Cốt, xã Phúc Sơn nơi năm 40 bà Dương Thị Giã dấy binh hưởng ứng Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đình Vồng, xã Song Vân nơi phát tích của dòng họ Dương với 18 vị Quận công danh tiếng lẫy lừng. Lăng Quận công Giáp Đăng Luân -  xã Việt Lập nơi quần tụ của dòng Họ Giáp với những Công, hầu, Thái bảo, võ quan suốt đời vì nước vì dân. Đình Hả, xã Tân Trung nơi Đề Nắm tế cờ, chính thức phát động Khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Và đình Nam Sơn  thị trấn Nhã Nam nơi chứng kiến những giây phút cuối cùng của chế độ thực dân nửa phong kiến trên vùng đất Yên Thế sụp đổ dưới sức mạnh LLVT và nhân dân địa phương ngày 17/7/1945. Trên địa bàn huyện Tân Yên có trên 250 điểm di tích, những điểm lấy lửa đều đã được cân nhắc, lựa chọn và đó đều là những trọng địa.

Năm 1957 khi huyện Yên Thế chia tách, Tân Yên vùng đất phía nam huyện Yên Thế bao trọn 7/8 tổng và đấy đều là vùng đất cốt lõi. Xưa, vùng đất này có 2 lễ hội hàng tổng, đó là Lễ hội Đình Vồng, tổng Vân Cầu và Lễ hội Bảo Lộc Sơn, tổng Bảo Lộc Sơn. Hiện nay Tân Yên có gần 200 hội và lễ hội, trong đó có 4 lễ hội lớn, đó là: Lễ hội Đình Vồng, lễ hội Đền Trũng, lễ hội Đình Hả và lễ hội Đền Dành. Lớn nhưng cũng chỉ là cấp xã, liên xã và mới chỉ đại diện cho từng vùng. Lại nói, tại đình Vồng, xã Song Vân – nơi câu phương ngôn xứ Bắc ra đời. Trải suốt chiều dài lịch sử, chỉ trên đất Cầu Vồng thôi cũng đã ghi danh  157 anh hùng hào kiệt, công hầu, tướng quân, các nhà khoa bảng dưới các triều đại phong kiến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Là các ông đề, ông đốc trong các cuộc khởi nghĩa chống lại ác bá cường hào. Đặc biệt là Đề Nắm, Đề Thám cùng bộ tướng trong Khởi nghĩa nông dân Yên Yên chống Thực dân Pháp xâm lược. Từ khi có Đảng lãnh đạo, và trong 2 cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, huyện Tân Yên đã phát huy hào khí đất Cầu Vồng, để rồi huyện Tân Yên vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 5 xã, 6 cá nhân được phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 206 Bà mẹ VNAH. Tinh thần của câu Phương ngôn Trai Cầu Vồng. Tinh hoa của vùng đất Cầu Vồng như đòi hỏi cần phải được phát tiến, được thể hiện. Và đó không gì khác là Hội Cầu Vồng, để mỗi dịp xuân về đất này hội tụ, tôn vinh giá trị LSVH, tri ân các bậc tiền nhân. Từ đó góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào và giáo dục truyền thống với thế hệ trẻ.

Ngày 16 tháng 2 (tức ngày 16 tháng Giêng Nhâm Dần) tại Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ, Tân Yên khai hội Cầu Vồng. Hội Cầu Vồng đã trở thành 1 nét xuân trong đời sống tinh thần người dân Tân Yên.

CG

Thứ sáu, 03 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,595
Tổng số trong ngày: 2,305
Tổng số trong tuần: 42,335
Tổng số trong tháng: 20,684
Tổng số trong năm: 730,009
Tổng số truy cập: 2,148,513