Kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2012): Viết cho ai xem, viết để làm gì?

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Thế kỷ XXI với những biến động hết sức phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước đang đặt ra cho báo chí cách mạng nước ta nhiều vấn đề về phương hướng, nội dung và cách thể hiện. Trong bối cảnh như vậy, để làm tốt được vai trò phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, mỗi tờ báo, mỗi người làm báo cần suy ngẫm về lời dạy của người thầy báo chí vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh: Viết cho ai xem, mục đích viết làm gì? Nhiều người làm báo đã biết, trên hành trình tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã sáng lập báo Thanh Niên làm vũ khí tuyên truyền và tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng để tổ chức và lãnh đạo toàn dân, góp phần làm Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành sự nghiệp đổi mới.

Thế kỷ XXI với những biến động hết sức phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước đang đặt ra cho báo chí cách mạng nước ta nhiều vấn đề về phương hướng, nội dung và cách thể hiện. Trong bối cảnh như vậy, để làm tốt được vai trò phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, mỗi tờ báo, mỗi người làm báo cần suy ngẫm về lời dạy của người thầy báo chí vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh: Viết cho ai xem, mục đích viết làm gì?

Nhiều người làm báo đã biết, trên hành trình tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã sáng lập báo Thanh Niên làm vũ khí tuyên truyền và tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng để tổ chức và lãnh đạo toàn dân, góp phần làm Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành sự nghiệp đổi mới.

Đi qua hai thế kỷ, đi theo con đường cách mạng của Bác và Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay có hàng nghìn nhà báo chuyên nghiệp và hàng trăm ấn phẩm với các chủng loại phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần, văn hóa, nâng cao dân trí và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những người làm báo Việt Nam thật vinh dự và tự hào có Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy của báo chí cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ luôn gắn với báo chí. Từ khi có Đảng lãnh đạo, Bác viết báo phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, dùng báo chí để đưa chính trị vào giữa nhân gian, tổ chức và giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân kháng chiến, kiến quốc… Bác viết báo để phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào Tết trồng cây, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, sửa đổi lối làm việc của Đảng và chính quyền, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng… Hàng nghìn bài báo của Bác luôn gắn với các phong trào cách mạng, gắn với nhân dân, vì nhân dân mà mục đích viết báo của Bác là tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bác đã dùng báo chí làm phương tiện đấu tranh cách mạng và phục vụ nhân dân, đoàn kết nhân dân và nhân loại để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Người thường dạy, báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp tinh thông, biết ngoại ngữ… Những người làm báo cần ra sức trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn và gắn bó với nhân dân. Bác nói với các nhà báo mà như tâm tình với bạn đồng nghiệp: Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay - thế là các bạn tiến bộ. Trái lại - là các bạn chưa thành công.

Đạo đức và sự nghiệp báo chí của Bác là tài sản tinh thần quý giá của Đảng và của nhân dân. Đội ngũ những người làm báo có vinh dự và trách nhiệm lớn được kế thừa và phát triển tài sản, sự nghiệp báo chí của Bác. Học tập và làm theo Bác, những người làm báo cần ra sức nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, đi sát cuộc sống của nhân dân, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức và chuyên môn, tinh thông nghề nghiệp, tận tuỵ phục vụ nhân dân, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm… xứng đáng với chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, cây bút, trang giấy là vũ khí trong đấu tranh phò chính, trừ tà, phục vụ lợi ích cách mạng, phục vụ nhân dân.

Hiện nay, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những người làm báo cần ra sức làm theo tinh thần và trách nhiệm phục vụ nhân dân của Người. Trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế những người làm báo cần suy nghĩ để thật sự thấm nhuần quan điểm làm báo của Bác "mục đích viết làm gì? Viết cho ai xem". Báo chí Việt Nam hiện nay là báo chí cách mạng cho nên báo chí phục vụ nhân dân, phải làm báo vì lợi ích của đất nước, lợi ích dân tộc theo đường lối cách mạng của Đảng, không chạy theo thị hiếu tầm thường và tránh thương mại hóa. Vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của đất nước, những người làm báo cần suy tư, trăn trở để làm cho các ấn phẩm báo chí đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin, định hướng dư luận, động viên khích lệ các tầng lớp nhân dân hăng hái sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền Tổ quốc, góp phần thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TƯ4 về xây dựng Đảng (khóa XI). Các cơ quan báo chí cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền người tốt việc tốt vì nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, muốn là cán bộ, đảng viên tốt, trước hết phải là người tốt, phải làm việc tốt, phải tự rèn luyện và phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, phải nêu gương tốt trước quần chúng, trước nhân dân, nếu có khuyết điểm thì phải thật thà sửa chữa khuyết điểm, làm việc, công tác phải dựa vào nhân dân, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết… Tuyên truyền người tốt việc tốt còn có ý nghĩa xây dựng con người mới, trong việc phát huy nhân tố con người để cả dân tộc ta là một vườn hoa đẹp. Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là nhân tố quyết định nhất trong CNH, HĐH và xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Báo chí, những người làm báo cần phải làm tốt vai trò cổ vũ, động viên những con người mới, những nhân tố mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài để hội nhập và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

                                                                                                                                    Nguồn BGo

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 22,862
Total visited in day: 21,560
Total visited in Week: 289,105
Total visited in month: 733,538
Total visited in year: 1,442,863
Total visited: 2,861,366