Kỹ thuật chống rét cho mạ xuân

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
1. Bảo quản mầm giống: Khi hạt thóc nẩy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa để tránh khô mầm trước khi gieo. 2. Gieo mạ: Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, nhiệt độ những ngày gieo mạ đạt trên 13 0 C, tuyệt đối không gieo mạ khi nhiệt độ dưới 13 0 C. 3. Phủ nilon cho mạ : Nhất thiết phải thực hiện biện pháp che phủ nilon trắng cho mạ, bằng khung chùm qua luống (kể cả luống xếp khay), khoảng cách che cao 40-50cm, bảo đảm che kín và chắc chắn để không bị bung rách khi gặp gió to. Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá, mạ phải được phủ nilon kín hoàn toàn. Sau đó, tùy theo thời tiết mà che hoặc dỡ nilon cho phù hợp, nếu thời tiết ấm (nhiệt độ trên 15 0 C), buổi sáng mở nilon 2 đầu luống và chiều tối che lại. Trước khi cấy phải luyện cho mạ quen dần với thời tiết ngoài trời bằng cách: Mở nilon 2 đầu luống 2 ngày cho thoáng gió, 1-2 ngày tiêp theo vén nilon 2 bên mép luống, đỉnh luống vẫn giữ nguyên, sau đó tháo toàn bộ nilon.

1. Bảo quản mầm giống:Khi hạt thóc nẩy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa để tránh khô mầm trước khi gieo.

2. Gieo mạ:Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, nhiệt độ những ngày gieo mạ đạt trên 130C, tuyệt đối không gieo mạ khi nhiệt độ dưới 130C.

3. Phủ nilon cho mạ: Nhất thiết phải thực hiện biện pháp che phủ nilon trắng cho mạ, bằng khung chùm qua luống (kể cả luống xếp khay), khoảng cách che cao 40-50cm, bảo đảm che kín và chắc chắn để không bị bung rách khi gặp gió to. Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá, mạ phải được phủ nilon kín hoàn toàn. Sau đó, tùy theo thời tiết mà che hoặc dỡ nilon cho phù hợp, nếu thời tiết ấm (nhiệt độ trên 150C), buổi sáng mở nilon 2 đầu luống và chiều tối che lại. Trước khi cấy phải luyện cho mạ quen dần với thời tiết ngoài trời bằng cách: Mở nilon 2 đầu luống 2 ngày cho thoáng gió, 1-2 ngày tiêp theo vén nilon 2 bên mép luống, đỉnh luống vẫn giữ nguyên, sau đó tháo toàn bộ nilon.

4. Tưới nước:Đêm đưa nước vào (xâm xấp mặt luống) để giữ ấm chân mạ, ngày tháo cạn nước để mạ hấp thu nhiệt.

5. Bón phân: Không bón phân đạm cho mạ, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót và bón thúc bằng tro bếp. Có thể kích thích tăng trưởng cho mạ bằng các loại phân kích thích phát triển bộ rễ và phát triển lá.

                                                                                                    Quang Điểm (ST)  

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 10,831
Total visited in day: 167,118
Total visited in Week: 167,117
Total visited in month: 611,550
Total visited in year: 1,320,875
Total visited: 2,739,379