Làng nghề Nội Hạc

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Từ chỗ chỉ có một vài hộ làm nghề với 30 lao động, sau gần 20 năm đến nay nghề làm chổi chít ở Nội Hạc đã thu hút gần 100  hộ với 145 lao động tham gia. Doanh thu mỗi năm từ nghề làm chi ước khoảng trên 7,2 tỷ đồng. Từ chỗ chỉ là nghề phụ giờ đây nghề làm chổi chít ở Nội Hạc được coi là nghề làm giàu của người dân nơi đây và mới  đây Nội Hạc đã được công nhận là làng nghề

Theo con đường bê tông uốn lượn ôm lấy những ngôi nhà ngói đỏ, nhà cao tầng mọc san sát chúng tôi về Nội Hạc ( xã Việt Lập) trước đây vốn là thôn thuần nông nhưng nhờ vào sự nhạy bén của Ban lãnh đạo thôn và sự cần cù chịu khó của người dân đã đưa nghề làm chổi chít về làng và sau hơn 14 năm đã góp phần không nhỏ giúp vùng quê này thay da đổi thịt và giờ đây đã trở thành nghề chủ lực của làng  đó là những gì chúng tôi cảm nhận và thấy được trong thực tế khi đến vùng quê này. Dẫn chúng tôi đi thăm một số cơ sở sản xuất chổi chít trong thôn ông Nguyễn Ngọc Tuyết - Bí thư chi bộ thôn Nội Hạc phấn khởi cho biết: thôn Nội Hạc hiện có tổng số 206 hộ và 776 nhân khẩu thì có tới 73 hộ sản xuất chổi chít thu hút 145 lao động, trước đây đời sống của người dân nơi đây chỉ trông vào hai vụ lúa, những lúc nông nhàn không có việc thanh niên trong làng lại rủ nhau đi các nơi tìm việc, công việc bấp bênh không ổn định mà thu nhập cũng không được là bao. Làm thế nào để đưa đời sống của người dân trong thôn ngày một đi lên là nỗi trăn trở của Ban lãnh đạo thôn, để có thể tìm hướng đi mới cho người dân phát triển kinh tế không phải là dễ, khi HTX thương binh xã Việt Lập thành lập với nghề chủ đạo là làm chổi vừa tạo được việc làm cho nhiều đối tượng lại không đòi hỏi kỹ thuật cao, sau khi tìm hiểu kỹ thuật sản xuất năm 2000 các đồng chí trong Ban lãnh đạo thôn đã tổ chức đưa bà con nông dân đi tham quan mô hình sản xuất và học nghề để về làm. Người đi tham quan học tập thì nhiều nhưng rồi đã có những lúc nghề tưởng chừng không trụ được, cả thôn lúc đó chỉ còn 10 hộ bám trụ với nghề cùng 30 lao động tham gia sản xuất vì lúc đó sản phẩm làm ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ rất hẹp, các hộ dân  phải chở đi bán rong, thu nhập chẳng được là bao. Vượt qua bao khó khăn thăng trầm những chiếc chổi chít bền đẹp từ những đôi bàn tay khéo léo của người dân trong thôn đã được người tiêu dùng biết đến ưa chuộng và rồi những chiếc chổi chít của làng không chỉ được bán trong tỉnh mà nó còn được tiêu thu rộng khắp ở nhiều tỉnh thành, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn Hùng, một trong những người đi tiên phong trong việc giữ và truyền nghề cho các hộ dân phấn khởi cho biết: Nghề làm chổi chít khá nhẹ nhàng, không tốn sức, người già trẻ nhỏ đều có thể tham gia làm, trước đây mọi người trong thôn chỉ coi nghề làm chổi chít chỉ là nghề phụ tranh thủ những lúa rỗi rãi nông nhàn nhưng đến nay nghề làm chổi chít đã có chỗ đứng nhất định và được coi là nghề chính trong phát triển kinh tế của thôn. Bình quân hiện nay mỗi tháng  với 1 lao động sản xuất ra trên 1000 chiếc chổi. Sản phẩm chổi chít của làng trước đây không có nơi tiêu thụ sản phẩm làm ra đều phải tự đi bán nhưng hiện nay sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường, khách hàng đến tận nhà để đặt mua hàng, từ giao buôn đến bán lẻ, thị trường tiêu thụ khá rộng sản phẩm làm đến đâu hết đến đó. Sản phẩm khá đa dạng tùy theo giá thành mỗi chiếc chổi giao buôn có giá trung bình từ 25.000 - 60.000 đồng. Quy mô làng nghề phát triển thị trường tiêu thụ ngày được mở rộng và đã thu hút giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động tham gia, mỗi năm Nội Hạc xuất ra các thị trường lớn như Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn… trên 700.000 chiếc chổi, đem lại doanh thu đạt bình quân trên 7,2 tỷ đồng mỗi năm. Qua  đây đã góp phần dần thay đổi bộ mặt kinh tế của thôn. Đời sống của người dân phát triển rõ rệt  nhờ nghề làm chổi chít. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là hình thành được làng nghề đã khó nhưng để duy trì và phát triển được làng nghề thì không đơn giản chút nào bởi lẽ hiện nay sản phẩm chổi chít sản xuất ra và được tiêu thụ khá rộng tại nhiều tỉnh thành nhưng đều là tự phát mà chưa có thị trường ổn định, để xây dựng được thương hiệu và giữ được nghề của làng rất cần có sự chung tay quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Năm 2014, UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là một trong sáu làng nghề mới của tỉnh năm 2014 tại Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 trong đó có nghề làm chổi ở Nội Hạc. Sau khi Nội Hạc được công nhận là làng nghề, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thành lập Ban Quản lý làng nghề, xây dựng các nội quy, quy chế, điều lệ hoạt động của làng nghề nhằm giúp cho làng nghề phát triển theo đúng hướng và bền vững

                                                                     Phương  Thảo- CG

Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,421
Tổng số trong ngày: 5,685
Tổng số trong tuần: 49,891
Tổng số trong tháng: 79,707
Tổng số trong năm: 789,032
Tổng số truy cập: 2,207,536