|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
   Lễ hội Bảo Lộc Sơn, xã Việt Lập nguyên trạng diễn ra như thế nào. Tại sao lễ hội này tự thân không thể phát triển lên được như nó vốn có. Khi thao tác nâng tầm thì chúng ta cần làm những gì. Và cái gì sẽ là điểm nhấn để lễ hội này khác với những lễ hội khác và có thể thu hút được mọi người, đây đang là vấn đề được nhiều người rất quan tâm.

 Lễ hội Bảo Lộc Sơn, xã Việt Lập nguyên trạng diễn ra như thế nào. Tại sao lễ hội này tự thân không thể phát triển lên được như nó vốn có. Khi thao tác nâng tầm thì chúng ta cần làm những gì. Và cái gì sẽ là điểm nhấn để lễ hội này khác với những lễ hội khác và có thể thu hút được mọi người, đây đang là vấn đề được nhiều người rất quan tâm.
Xưa Tổng Bảo Lộc Sơn gồm một phần lớn xã Việt Lập, một phần xã Liên Chung và một phần xã Hợp Đức ngày nay. Lãn Tranh và Liên bộ khi đó thuộc về tổng Quế Nham. Lễ hội Bảo Lộc Sơn xưa là lễ hội với 3 họ chính là Thân, Giáp và Nguyễn, ngoài ra cồn 1 số họ nhỏ và tổ chức ở 4 làng: Đình Um Ngò thờ Cao Sơn quí minh tức là thần núi cao. Đình làng Núi còn gọi là làng Khoát thờ Lâm Giang đô thống thần rừng; Đình Nguyễn thờ Tống Man Quí minh tức là thần sông và đình Kim Tràng thờ Quí Minh Thanh lãng - thần biển. Vào ngày đầu xuân, tuần tự hội làng tổ chức tại làng Nguyễn mùng 7 tháng giêng, làng Khoát 12 tháng giêng, Kim Tràng 14 tháng giêng và sau đó rước kiệu về đình Um Ngò mở hội 16 và 17 tháng giêng để rồi từ đó có tục rước kiệu lên Nghè Cả làm lễ mở đầu cho một năm. Tuần tự thì nó là như vậy. Có ý kiến cho rằng cả 4 ngôi đình này đều do do vợ chồng Ông Nguyễn Giáp Thái, vợ là Trịnh Thị Thịnh phát tâm trợ giúp xây dựng chính vì vậy nên mới có chuyện rước từ 3 đình kia về đình Um Ngò – còn gọi là đình chung và làm hội. Để tỏ lòng tri ân.
Lẽ thường. Xưa, lễ hội làng bình thường là để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng làng. Thờ cúng các vị thần hay thành hoàng làng mình, qua đó cố kết cộng đồng. Những lễ hội đã vượt lên khỏi lũy tre làng hẳn có có những điểm khác và nó có sức lôi cuốn cộng động làng xã tham dự. Trước hết nó không phải là của một họ và nó phải có một cái gì đó để người ta ngưỡng mộ, gửi gắm hoặc được hòa mình vào đó. Và Lễ hội Bảo Lộc Sơn là một trong số đó. Câu chuyện về hội Tam đình phía Liên Chung cũng tương tự, xưa từ dân một làng sau chia ra thành Đình Giữa, Đanh, Vường nên hàng năm có hội 3 Đình thắt chặt tình cảm cộng đồng.
Theo các nhà nghiên cứu, việc phân loại lễ hội truyền thống hiện nay thường chia ra: Loại Lễ hội đặc sắc: Là lễ hội có tục hèm, hoặc có diễn xướng dân gian độc đáo, ngoài ra còn có đình, đền, sắc phong, thần phả, có rước, có tế, có nhạc bát âm, múa hoặc hát thờ, trò chơi dân gian, lễ vật đặc biệt, đọc sớ bằng chữ nho. Lễ hội loại khá thường có 6/10 thành tố trên. Lễ hội loại bình thường thì không có rước. Rước trong một lễ hội thường là rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước. Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Trước khi khai hội, người ta thường tổ chức cuộc rước thần đi theo lộ trình từ đền hoặc đình về nơi hành lễ, xong hội lại rước thần trở lại nơi thờ cũ. Sau lễ rước sẽ là lễ tế thần và khai hội. Tại lễ hội Bảo Lộc Sơn xưa có tục rước từ 3 đình kia đình Um Ngò rồi mới khai hội. Vì Đình Um Ngò là đình Chung. Ngày giã đám, còn gọi là xuất tịch thường có một buổi đại tế cuối cùng gọi là tế giã đám rồi ai về chỗ đó. Đây là loại lễ hội đặc sắc
Người xưa cũng rất rành, nhu cầu mở lễ hội của các cộng đồng không chỉ dừng lại ở thôn, làng mà họ luôn mong muốn làm thế nào đó để hấp dẫn du khách ở các nơi về dự, vừa để làm cho làng mình ngày càng trở nên danh giá hơn, mặt khác cũng tạo cơ hội để nguồn thu từ di sản ngày càng tăng hơn. Ngày nay quan điểm về lễ hội truyền thống đó là bảo tồn và phát triển. Quan điểm này không bận tâm nhiều lắm về việc nên bảo tồn nguyên gốc như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Và để đáp ứng được yêu cầu này thì bắt buộc chúng ta phải xây dựng cho nó một biểu tượng văn hóa độc đáo của vùng. Đơn giản vì xây dựng Lễ hội Bảo Lộc Sơn theo mô hình nguyên gốc, tức là chúng ta chấp nhận tình trạng “dậm chân tại chỗ. Do đó với Lễ hội truyền thống Bảo Lộc Sơn cần được tổ chức, được khuyếch trương, quảng bá một cách khoa học như là tổ chức một sự kiện. Còn nhớ, khi xây dựng lễ hội đình chùa Vồng, trong nhiều bài tuyên truyền có viết: Phía trước cửa đình là con ngòi Vồng uốn khúc, nước chảy quanh năm. Theo luật phong thuỷ, đình nằm trên một thế đất đẹp, nơi hội tụ được những linh khí của đất trời sông núi. Cách viết thế này rất đáng quan tâm và học tập.
Kế thừa vốn văn hóa từ quá khứ và giúp cho di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại là một cách làm thường thấy ở nhiều lễ hội khi người ta phục dựng lại. Với Lễ hội Bảo Lộc Sơn mong sẽ sớm được nhiều người biết tới.
                                                                                                                                                                                 CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 16,912
1日当たりのページのアクセス回数: 246,558
1週間当たりののページのアクセス回数: 514,103
1か月当たりのページのアクセス回数: 958,536
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,667,861
ページのアクセス回数 : 3,086,363