Lễ hội thành Tỉnh Đạo, xã Quang Tiến

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
 Ngày 22/2 (tức 15 tháng giêng), cán bộ và Nhân dân bốn thôn: Chính Trong, Chính Ngoài, Minh Sinh, Thành Lập, xã Quang Tiến long trọng tổ chức lễ hội Thành Tỉnh Đạo tưởng nhớ Tán lý quân vụ Bắc kỳ Nguyễn Cao – ngươi gắn bó với thành Tỉnh Đạo và có nhiều công đức với người dân địa phương.

 Ngày 22/2 (tức 15 tháng giêng), cán bộ và Nhân dân bốn thôn: Chính Trong, Chính Ngoài, Minh Sinh, Thành Lập, xã Quang Tiến long trọng tổ chức lễ hội Thành Tỉnh Đạo tưởng nhớ Tán lý quân vụ Bắc kỳ Nguyễn Cao – ngươi gắn bó với thành Tỉnh Đạo và có nhiều công đức với người dân địa phương.
Tán lý quân vụ Bắc kỳ Nguyễn Cao tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Phong, sinh năm 1837, trong một gia đình và dòng họ có truyền thống hiếu học và khoa bảng ở làng Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1867, Nguyễn Cao thi đậu Giải nguyên Khoa thi Hương tại trường thi Hà Nội. Thi đậu, Nguyễn Cao không ra làm quan, mà xin về quê mở trường dạy học. Giặc Pháp xâm lược Bắc kì lần thứ nhất, tháng 11 năm 1873, từ Hà Nội chúng tràn sang chiếm Gia Lâm, Siêu Loại. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hòe, các đội nghĩa dũng sát cánh cùng quân đội của triều đình do Phạm Thận Duật, Trương Quang Đảng chỉ huy, tiêu diệt quân của địch ở Gia Lâm. Khi triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước với Pháp, ông cáo bệnh về quê. Lúc này, bọn phỉ Tầu tràn sang các tỉnh phía Bắc và các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cướp phá, giết chóc rất thảm khốc. Nguyễn Cao đã đứng ra nhận trọng trách dẹp trừ. Năm 1874 sau khi đánh dẹp giặc phỉ ở Dược Sơn ông được triều đình bổ nhiệm chức tri huyện Yên Dũng, rồi tri phủ Lạng Giang. Năm 1880 ông là Thương biện rồi Án Sát tỉnh Nam Định. Năm 1881 giữ chức Doanh điền xứ, phụ trách việc khai khẩn hoang lập đồn điền ở vùng biên giới. Nhờ có công trong việc khẩn hoang, ông được Triều đình thăng làm Bố chánh xứ tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng. Năm 1882 ông xin về kinh lý phủ Phú Bình Thái Nguyên và Nhã Nam. Cũng trong năm 1882, thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2, Nguyễn Cao cùng Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy, Dương Khải thành lập Đại nghĩa đoàn, còn gọi là Tam tỉnh nghĩa quân đánh giặc. Sức giặc quá lớn, năm 1884 khi thành Bắc Ninh mất vào tay quân Pháp, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo tiếp tục chiến đấu. Ngày 27 tháng 3 năm 1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị quân Pháp bắt. Đối phương dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt và giữ tròn tiết tháo.
Giữa thế kỷ 19, Nhã Nam khi đó có 5 xóm là: Chuông, Nguộn, Thượng, Nhã Nam và Tỉnh Đạo. Tỉnh Đạo cũng duy nhất chỉ có 1 làng tên Ninh với 40 hộ dân. Vùng đất Quang Tiến chỉ thực sự thay đổi từ những năm 1880 khi Nguyễn Cao khi đó là Doanh điền xứ, Bố chánh xứ Thái Nguyên trông coi việc mộ dân ở vùng Phú Bình, Yên Thế khai khẩn đồn điền, mở đất mưu lợi cho dân. Ở trong thành tỉnh Đạo xã, Quang Tiến bây giờ vẫn có 1 xóm nhỏ với cái tên: Tán Đạo, cái tên gắn với ông - Tán lý quân vụ Bắc Kỳ Nguyễn Cao.
Ghi nhớ công lao của Nguyễn Cao, sau khi ông mất nhân dân Tỉnh Đạo tôn ông làm thành Hoàng làng và thờ cúng tại đình Tỉnh Đạo. Khu di tích này đã được xếp hàng Di tích LSVH cấp tỉnh năm 2004.
                                                                                                                CTV Thân Ngọc

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 20,896
Total visited in day: 172,923
Total visited in Week: 440,468
Total visited in month: 884,901
Total visited in year: 1,594,226
Total visited: 3,012,730