Nét văn hóa trên miền đất Cầu Vồng.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Khởi thủy, huyện Tân Yên xưa là phần đất nằm trong huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ngày 6/11/1957, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Nghị định số 523/TTg chia huyện Yên Thế thành 2 huyện Tân Yên và Yên Thế. Phần đất huyện Tân Yên chiếm 7/8 tổng của Yên Thế. Sử sách và nhiều người dân vẫn thường gọi là miền Yên Thế hạ. Địa địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; Vùng trung du nằm ở phía Tây; Vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình của huyện từ 10-15m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn. Nằm trong giải đất phên dậu phía Bắc của Kinh thành Thăng Long, nên từ một vùng đất thưa dân cư và chủ yếu là người dân tộc, nhờ có chính sách khai phá mạnh thời hậu Lê, dân cư Tân Yên từng bước đông lên, chung sức, chung lòng lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống. Hiện nay huyện Tân Yên có tổng số 20 xã và 2 thị trấn trên 17 vạn dân và là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang.

Trên cái nhìn toàn cảnh, từ núi Đót ngọn núi cao nhất của huyện Tân Yên, toàn cảnh huyện Tân Yên sẽ hiện ra trước mắt và con sông cổ Nhâm Ngao như con rồng xanh uốn lượn từ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, chảy qua các xã Lan Giới, Quang Tiến, Song Vân, Ngọc Châu về Cầu Quận xã Việt Lập, rồi đổ ra Phú Khê, xã Quế Nham sau đó nhập vào sông Thương ngẫu nhiên chia miền đất này thành 2 phần. Nhà địa lý Tả Ao từng viết: Miền đất này ở vào thế đất núi chắn sông bao, sơn thủy hữu tình, tàng phong tụ khí, địa linh nhân kiệt, muôn đời con cháu hiền tài giúp nước, giúp dân. Rạng rỡ gia tiên, sử xanh ghi chép. Nhưng ở đôi bờ sông cổ là những xóm làng trù phú xanh mướt bóng tre, thấp thoáng trong đó là nét cong vút những mái đình, mái chùa cổ kính và ắp đầy những huyền thoại, cổ tích, những lễ hội, tập tục đặc sắc. Trong đó bờ Bắc phát sinh ra nhiều công hầu, tiến sỹ. Bờ Nam nhiều danh tướng và câu phương ngôn Trai Cầu Vồng Yên Thế bắt đầu từ vùng đất này. Lịch sử cận đại Tân Yên - Yên Thế Hạ vang danh với phong trào Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (1884- 1913). Đình Hả xã Tân Trung huyện Tân Yên ngày nay là điểm phát tích. Lương Văn Nắm hay Đề Nắm - thủ lĩnh đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, sau đó là Hoàng Hoa Thám người kế tục sự nghiệp này đều là người con của vùng Yên Thế Hạ.

Tiếp nối truyền thống quật khởi, những năm 40 của thế kỷ 20, người dân trên vùng đất này đã sớm đến với cách mạng, dấu ấn còn ghi lại đậm nét khi tháng 10 năm 1944, tại Yên Lý, xã Phúc Sơn, và Đồng Điều xã Tân Trung đồng thời xuất hiện Chi bộ đảng Cộng sản và đây là hai chi bộ Đảng đầu tiên của cả vùng Yên Thế. Tiền thân của Đảng bộ Huyện Yên Thế và Tân Yên ngày nay. Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất và con người Tân Yên đã phát huy phẩm giá của mình. Thanh niên Tân Yên hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và lập rất nhiều chiến công trên khắp các chiến trường. Lớp người ở hậu phương phát huy tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả cho tiền tuyến. Tại xã Đại Hóa từng được cả nước biết tới với phong trào 3 sạch, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng xe Hồng thập tự. Tại Hợp Đức những 1970 nổi lên phong trào “Cô Tấm vào hội”, các đội viên khăn quàng đỏ hăng hái giúp đỡ gia đình có người tham gia kháng chiến, góp phần đưa phong trào Trần Quốc Toản lan rộng đến từng thôn, xóm. Xã Ngọc Lý đi đầu trong phong trào xây dựng nhà bia liệt sỹ. Tại xã Ngọc Thiện là phong trào Hội mẹ đỡ đầu chiến sỹ. Tất cả các phong trào này sau đều lan rộng, trở thành những phong trào nghĩa tình và là điểm sáng của cả nước. Qua các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Tân Yên có trên 200 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH, 7 anh hùng LLVT. 5 xã và huyện Tân Yên được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Trải theo thời gian và là vùng đất phên dậu luôn xẩy ra binh đao, nhưng hiện nay Tân Yên còn lưu giữ trên 300 di tích cụm di tích LSVH. Đã có trên 90 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 12 điểm di tích được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. Tất cả đã bồi đắp một nền văn hiến, văn hóa đặc trưng cho Yên Thế hạ - Tân Yên. Nói  như dân gian: Đất này văn võ kiêm toàn.

                                                                         Phương Thảo

Thứ sáu, 03 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,504
Tổng số trong ngày: 4,357
Tổng số trong tuần: 44,387
Tổng số trong tháng: 22,736
Tổng số trong năm: 732,061
Tổng số truy cập: 2,150,565