Nghĩa địa Pháp- Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên địa bàn huyện Tân Yên.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (huyện Yên Thế xưa nay là Tân Yên và Yên Thế) nổ ra năm 1884 kéo dài đến năm 1913. Thủ lĩnh đầu tiên của cuộc khởi nghĩa là Lương Văn Nắm quê ở làng Gia, xã Thế Lộc, huyện Yên Thế (nay là làng Gia Tiến, xã Tân Trung huyện Tân Yên), tiếp đó là Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa được phân bố trên một địa bàn rộng lớn ở 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên và huyện Tân Yên. Đó là những công trình kiến trúc cổ có liên quan đến hoạt động của nghĩa quân (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy liên hoàn của nghĩa quân, tiêu biểu. Tại những khu di tích này, ngoài những hiện vật liên quan tới sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vốn có của di tích, còn có nhiều hiện vật liên quan tới cuộc khởi nghĩa (405 hiện vật liên quan trực tiếp tới cuộc khởi nghĩa và hàng trăm hiện vật khác tại các di tích). Nhiều hiện vật trong số này hiện được bảo quản, trưng bày tại nhà truyền thống về cuộc khởi nghĩa tại Khu Phồn Xương, để góp phần vào công tác giáo dục truyền thống. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012). Hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế với 23 di tích và điểm di tích, gồm 8 ngôi đình, 7 chùa, 6 đền, 3 đồn, 1 điếm, 1 nghè, 1 động và 5 địa điểm. Trong số này, tại huyện Tân Yên có 12 di tích và điểm di tích. 

Nghĩa địa Pháp - dấu tích của sự thất bại.

Từ năm 1885 trở đi, phong trào Khởi nghĩa Yên Thế phát triển mạnh nên thực dân Pháp lập một hệ thống đồn bốt để chống lại phong trào khởi nghĩa do Lương Văn Nắm, sau đó là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chúng đã lập các đồn Nhã Nam, Bỉ Nội, Cao Thượng, Bố Hạ... từ đó tổ chức các cuộc hành binh càn quét đàn áp nghĩa hành quân của Pháp đã đụng độ với nghĩa quân Yên Thế ở nhiều làng xã và nhiều khu căn cứ như trận làng Mạc (1885), trận làng Sặt (1889), trận Cao Thượng (1890), trận Hố Chuối (1890- 1891), các trận dọc bờ sông Sỏi thuộc các khu: Đồn Hom, Khám Nghè, Đề Trung, Đề Truật, Thống Phức, Đề Lâm (1892) Phồn Xương, Đồn Đền, Rừng Phe (1909), Ngàn Ván (1911)... Trong các trận đó, chúng đã phải chịu nhiều thất bại, nhiều tên giặc bị tiêu diệt mà vẫn không dập nổi phong trào. Những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các chiến dịch bởi các lối đánh của nghĩa quân đã được đem về chôn tại các nghĩa địa ở Vôi (Lạng Giang), Bố Hạ (Yên Thế), Nhã Nam (Tân Yên)... Nghĩa địa của Pháp ở Nhã Nam là một trong những nghĩa địa được hình thành như vậy.
Nghĩa địa Pháp hiện nay thuộc thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên.
Nghĩa địa Pháp được đặt trên một sườn đồi nhỏ xưa kia thuộc đất làng Lã (nay là Đoàn Kết thị trấn Nhã Nam). Làng này đã bị quân Cờ Đen tàn phá phiêu dạt hết. Trong khu đất của nghĩa địa có nhiều mộ và được chia làm hai loại: Loại thứ nhất là mộ xây bằng đá khối vuông và chữ nhật. Đây là loại mộ dành cho sỹ quan. Loại thứ hai là mộ binh lính đắp đất có bia đá. Trong số các mộ sỹ quan Pháp đó có hai ngôi mộ được xếp bằng các phiến đá xanh vuông và các phiến đá chữ nhật trên đó có khắc chữ Pháp. Tất cả các ngôi mộ của nghĩa địa này nay đã bị san phẳng không còn dấu tích mộ. Chỉ còn các phiến đá to nặng vương vãi trong làng bên đồi. Ớ Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm được một tấm bia ghi rõ người chôn ở đây là Nguyễn Văn Tố bị chết ở Hố Chuối (1890-1891), tấm bia nhỏ này cho biết đó là binh lính Việt được chôn đắp mộ đất.
Những khối đá xanh ốp mộ rất lớn và nhiều kích cỡ. Có hai khối đá vuông trên đó người ta đã tạc hai vòng tròn ở hai bên tượng trưng cho cành ô lưu được bó bằng một băng lụa. Đó là biểu tượng của người Pháp dành cho người đã chết vì đất nước Pháp. Mặt chính diện có khắc nhiều chữ ghi tên tuổi, lý do của kẻ chết trận ở Yên Thế. Tất cả đều bằng tiếng Pháp. Hiện còn hai khối đá có dòng chữ như sau:
Khối thứ nhất:
Ala meMoinoRE Dus

OFiOLER SOƯR OFiCiERS ETSOLDATS JVES ALENNE Mi LE MAR 1892 ALATTSOVVE DV FORT DE DE ZVONG Tạm dịch:
Ghi nhớ trong chiến dịch và sau chiến dịch Viên sỹ quan bị chết do đạn của đối phương Vào tháng 3 năm 1892 trong trường hợp tấn công vào đồn Đề Dương.
Khối thứ hai:

ALA ME MoiRE DE LiVE TENANT BEQVET ALEXiS VES MARi DES Lai LiEL LE Rié DE MriNe tvr a lanneen.

Le 25 mars 1892 alasavt dv fort De de zvong (yen the) lage de 25 ans
Tạm dịch: Ghi nhớ vị quan hai là BEQVET Alexisz ves Mari ở đội quân xung kích, chết ngày 25 tháng 3 năm 1892 khi xung phong đánh đồn Đề Dương (Yên Thế) với tuổi đời 25.

Theo sự tìm hiểu, được biết hai viên sĩ quan trên đều chết trong trận đánh đồn Hom, một đồn do Hoàng Hoa Thám chỉ huy ở xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế ngày nay. Trong chiến dịch năm 1892 đánh nghĩa quân Yên Thê do tướng Voay-Rông chỉ huy. Quân Pháp chia quân đánh vào căn cứ Yên Thế nhằm triệt hạ lực lượng nghĩa quân ở 7 đồn lớn dọc bờ sông sỏi. Các đồn đó là đồn Khám Nghè, đồn Đề Hậu, đồn Đề Lâm, đồn Đề Trung, đồn Thống Phức, đồn Hang Sọ và đồn Hom. Chiến dịch này bắt đầu vào trung tuần tháng 3 năm 1892. Các trận đánh tấn công vào các đồn ác liệt, đặc biệt là trận đánh ở Khám Nghè và đồn Hom. Sau trận Khám Nghè, thủ lĩnh của phong trào là Đề Nắm bị ám sát. Còn trong trận đồn Hom (từ 23 đến 26 tháng 3 năm 1892) quân Pháp liên tiếp tấn công vào đồn. Nghĩa quân ẩn trong các công sự để cho Pháp đến thật gần mới bắn. Do vậy sau trận đánh chúng thiệt hại hơn 40 lính và sỹ quan, bị thương rất nhiều. Trong số đó có hai viên sỹ quan trên. Các lính chết trận đó đưa về các nghĩa trang trong tỉnh chôn.

Yên Thế xưa, nhiều tên tướng, tá của thực dân Pháp đã phải đặt chân đến và điên đầu mà không có được một kế hoạch khả thi đánh bại nghĩa quân Yên Thế, mà ngược lại chúng phải ra đi lần lượt, chuốc lấy hết thất bại này đến thất bại khác. Di tích nghĩa địa Pháp ở bên đồi Phủ là một bằng chứng về điều này. Trung tướng Voagông, đại tá Fray, Batay, thiêu tá Teta, Heri... buộc phải nhìn cảnh thất trận với cái chết của trung uý Blezơ (trận Hố Chuối 1890- 1891), đại uy Guinhê (trận Hô Chuôi), trung uý Blas (trận Đồn Hom 1892), Bon Bon và Casanôva (trận Đồn Bèn)...cùng các binh lính khác. Trong khi đó hồ sơ của chúng về các chiến dịch chống Đề Thám năm 1891 1892 1895, 1896, 1909, 1910... với nhiều cái tên lạ... chỉ dầy thêm lên mà không thực hiện được.

Từ năm 1900-1902, thân nhân các sỹ quan Pháp chết trận đã sang viếng thăm và đề nghị chính quyền thực dân ở Việt Nam cho làm mộ đá cho các con em của họ. Vì thế mà có các ngôi mộ ốp đá ở các nghĩa địa Pháp. Tuy nghĩa địa này không còn nhưng các dấu tích của nó, địa điểm xây dựng nghĩa địa trở thành địa danh lịch sử chứng minh rõ nét nhất cho các chiến thắng của nghĩa quân Yên Thế suốt 30 năm trường kỳ.

CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,609
Tổng số trong ngày: 240,504
Tổng số trong tuần: 508,049
Tổng số trong tháng: 952,482
Tổng số trong năm: 1,661,807
Tổng số truy cập: 3,080,311