Phòng, chống cúm A (H7N9)

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
   Hiện tại, dịch cúm A (H7N9) đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc khiến nhiều người tử vong. Nước ta có đường biên giới dài chung với Trung Quốc lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm A (H7N9) từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao.

 Hiện tại, dịch cúm A (H7N9) đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc khiến nhiều người tử vong. Nước ta có đường biên giới dài chung với Trung Quốc lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm A (H7N9) từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao.
Cúm A (H7N9) là gì?
Bệnh cúm A (H7N9) ở người là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do vi rút cúm A (H7N9) trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cúm A (H7N9) có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cúm A (H7N9) lây truyền thế nào?
Người mắc virus cúm thường là sau khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh (cả sống và chết) hoặc tiếp xúc với môi trường chứa virus cúm gia cầm. Virus cúm có nhiều trong cá thể bị bệnh, ví dụ trong phân và nước dãi của gia cầm bệnh. Nếu ai đó chạm vào gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường chứa virus, rồi sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng, họ có thể bị nhiễm virus. Có một số nghiên cứu cho thấy bệnh có thể lây nhiễm qua đường không khí, chẳng hạn khi một cá thể gia cầm bị nhiễm bệnh để lại virus trong không khí, bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu bạn hít phải virus trong không khí. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm từ người qua người của căn bệnh này.
Triệu chứng chính của nhiễm virus cúm A (H7N9) trên người?
Sốt cao 39- 40 độ c. Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng... Ho, tức ngực, khó thở tăng dần. Các triệu chứng suy hô hấp: Tím môi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp. Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: Phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê...
Để phòng chống cúm A(H7N9), mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ thông thoáng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn; trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với gia cầm.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thưc hiện ăn chín, uống chín. Tuyệt đối không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Hạn chế tiếp xúc với gia cầm. Khi phát hiện có gia cầm ốm chết phải báo cáo kịp thời cho chính quyền và cơ quan thú y tại địa phương; tiêu huỷ gia cầm theo đúng quy định.
Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
Khi có các biểu hiện cúm, như sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
                                                                                                                                                                            BBT

Thứ hai, 13 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,916
Tổng số trong ngày: 5,066
Tổng số trong tuần: 8,028
Tổng số trong tháng: 105,743
Tổng số trong năm: 815,068
Tổng số truy cập: 2,233,572