|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Chùa Phúc Sơn hay Phúc Sơn tự tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, xã Cao Xá. Di tích này được xây dựng vào năm Chính Hòa nguyên niên 1680 thời nhà Lê. Theo dân gian . Chùa nằm trên núi Phượng Hoàng, xã Cao Xá. Núi Phương hoàng có hình con chim phương đang sải cánh và ngôi chùa nằm trên mình chim. Chùa Phúc Sơn là công trình văn hóa Phật giáo của nhân dân địa phương xứ Kinh Bắc xưa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là nơi bàn thảo kế hoạch du kích, làm trạm xá, nơi trú ẩn tạm thời cho quân và dân ta. Trải qua năm tháng chiến tranh, thăng trầm của thời gian, mặc dù đã xuống cấp và phải tu bổ, tôn tạo nhiều lần nhưng ngôi chùa vẫn giữ nguyên những hiện vật, tư liệu, sử liệu Phật giáo có giá trị lịch sử và văn hóa. Năm 2009, cụm di tích đình Ngô Xá và chùa Phúc Sơn được Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Chiểu theo nguyện vọng của nhân dân trong vùng. Năm…Đình Ngô Xá, chùa Phúc Sơn được tu tạo lại. Dự án mở rộng Đình, Chùa Ngô Xá, xã Cao Xá, bao gồm 30 hạng mục với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tài trợ công đức từ các Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm, các Công ty, tập đoàn doanh nghiệp trong cả nước đã đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiều năm qua để thực hiện sứ mệnh vừa làm giàu cho đất nước, vừa gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Công trình Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng công trình văn hóa Tâm Việt, TP. Hà Nội và Công ty tu bổ tôn tạo và xây dựng Duy Linh, Bắc Ninh, cùng các nghệ nhân trong các lĩnh vực điêu khắc mỹ thuật  gỗ và đá thực hiện vừa mang kiến trúc truyền thống dân tộc, vừa thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam kế thừa tinh hoa Phật giáo Trúc Lâm thời Trần.

 Theo đó, bố cục di tích theo lối truyền thống: Tiền thần hậu phật. Đình Ngô Xá xây dựng lại bằng gỗ lim.  Chùa Phúc Sơn, phần trước là Tiền đường và ống muống kiến trúc 2 tầng mái, thượng điện có kiến trúc 3 tầng mái. Mái được lợp ngói mũi hài và các góc mái đều dâng đao. Toà tam bảo bố cục chữ Công bao gồm tiền đường 5 gian và 2 gian đầu hồi là liên kết hành lang với tả vu, hữu vu, ống muống 1 gian. Tòa Thượng điện 3 gian. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ Lim. Các họa tiết con giống được đắp bằng vữa truyền thống. Hệ thống tượng thờ trong Tam bảo theo lối thờ Phật của các ngôi chùa cổ Việt Nam. Ta  hữu vu mỗi dãy có 9 gian. Đây là nơi bố trí thờ 18 vị La hán theo mẫu các vị La hán chùa Tây Phương. Phía sau Tam bảo là dãy nhà tổ bao gồm 7 gian. Tất cả các hạng mục theo đều tuân theo trục thần đạo chính giữa Tam bảo, theo thứ tự từ ngoài vào có bám theo code địa hình tạo nên tổng thể kiến trúc hài hoà với thiên nhiên và tạo nên một nét kiến trúc đặc sắc, mang dấu ấn một ngôi chùa tọa sơn. Bên tay phải tòa Tam Bảo, phía cuối ngang với nhà thờ Tổ bố trí hạng mục nhà thờ Mẫu bô cục chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Nhà mẫu tường theo lối thu hồi bít đốc, phía trước có 2 cột đồng trụ kiến trúc chân trụ cổ bồng, thân trụ vuông, đỉnh trụ kiểu lồng đèn mui luyện trên đỉnh đắp mô tuýp tứ phượng trầu. Bờ nóc chính giữa đắp biển tự ghi tên nhà mẫu, hai bên bờ nóc có kìm mái, đầu hồi đốc có đắp hổ phù ngậm thọ, cửa sổ chữ thọ triện tròn. Đối xứng với Nhà thờ Mẫu qua trục ngang Tam bảo là Nhà thờ Tứ ân theo lời dạy của Đức Phật lấy chữ Hiếu làm đầu theo con đường đạo đức tri ân, báo ân.

Điểm nhấn đặc biệt của quần thể đình Chùa Phúc Sơn là tòa Bảo tháp Phúc Sơn, làm núi Phương hoàng như càng nổi bật hơn lên và trở thành ngọn núi thiêng, đúng như các bậc tiền nhân có dạy: Núi chẳng cần cao, long mạch dồi dào linh thiêng lắm vậy; Sông không phải sâu, Tiên hội chơi đâu vui vầy nơi đó. Một điều kỳ diệu khi xây dựng bảo tháp đã phát hiện dưới lòng đất có mỏ thạch anh tụ khí. Công trình tháp Phúc Sơn được xem là công trình độc đáo về kiến trúc chùa tháp ở Việt Nam. Năng lượng vũ trụ được hội tụ trong đồ hình núi Tu Di tháp mandala trong triết lý vũ trụ quan Phật giáo. Tháp được thiết kế theo lối tháp thờ Phật 13 tầng, chiều cao 45m. Công trình chắc chắn để lại di sản văn hóa cho muôn đời tôn thờ Tượng Phật ngọc Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị hoàng đế anh minh, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn đã sáng lập ra nền Phật giáo Trúc Lâm mang bản sắc Việt Nam theo đường lối tu hành “Cư trần lạc đạo”, “Hòa quang đồng trần”, đạo Phật nhập thế vào nhân gian, tốt đời, đẹp đạo. Đây là pho tượng Phật ngọc Phật hoàng độc đáo nhất Việt Nam. Khối đá ngọc bích Nephrite có nguồn gốc từ nơi phát hiện khối ngọc bích ở dãy núi Cassiar, Canada đã tạc nên tượng Phật ngọc hòa bình được rước về chùa Phật Tích năm 2009. Pho tượng được các nghệ nhân thế giới và Việt Nam tạo tác trong 181 ngày đêm. Sau khi hoàn thành đã được cung rước hành trình 680 km đi đến Hành cung Vũ Lâm nơi ngài đi xuất gia năm 1293, nay là Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; đến Cung Trúc Lâm Yên Tử nơi Ngài đắc đạo thành vị Phật Việt Nam; đến chùa Phật Tích trong lịch sử có cung Bảo Hòa dư bút tổ chức khoa thi Tiến sĩ toàn quốc dưới triều Trần năm 1384; đến chùa Vĩnh Nghiêm Đức La, là trụ sở của Giáo hội Trúc Lâm, nơi Phật hoàng thường hay tọa thiền và cho san khắc kinh điển Phật giáo còn lưu giữ cho đến ngày nay là Di sản ký ức của nhân loại. Và ngôi chùa thứ năm là Phúc Sơn và Ngài đã quyết định ngự tại tháp Phúc Sơn, xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Công trình Chùa Tháp Phúc Sơn mang kiến trúc truyền thống dân tộc, vừa thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam kế thừa tinh hoa Phật giáo Trúc Lâm thời Trần.  Chùa Tháp Phúc Sơn tọa lạc trên ngọn núi có thế Phượng hoàng cất cánh, trong tương lai sẽ vừa là biểu tượng văn hóa tâm linh, vừa là điểm nhấn của du lịch Bắc Giang.

Phương Thảo

Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,208
Tổng số trong ngày: 14,421
Tổng số trong tuần: 42,535
Tổng số trong tháng: 72,351
Tổng số trong năm: 781,676
Tổng số truy cập: 2,200,180