Sâm Nam núi Dành – báu vật trên vùng đất thiêng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Cổ nhân nói: Núi không cao tiên ở nên linh, Nước không sâu rồng ở nên thiêng. Ý nói về linh vật. Núi Dành có linh vật đó là sâm nam.  Sâm nam Núi Dành từ xưa đã được coi là  một loại thần dược tồn tạ cả ngàn năm nay.

Nằm bên bờ sông Thương, dải núi Dành như tường thành trải dài qua xã Liên Chung và Việt Lập. Đỉnh núi cao nhất  lên trên 120 m còn có tên: Núi Chung sơn hay núi Chuông. Bao quanh núi Dành  đậm đặc các di tích LSVH. Đó là Đình Vường, còn gọi Đình Thịnh Vượng trên 300 năm tuổi và một trong rất ít ngôi đình ở Bắc Bộ còn giữ nguyên bộ ván sàn gỗ. Chùa Không bụt còn gọi chùa Cống  Phường thôn hậu xã Liên Chung. Điều đặc biệt là trong chùa không có tượng và phủ lên đó là những giai thoại dân gian mang tính tâm linh. Chùa Dành – nằm nơi khuất nẻo dưới chân núi Dành nhưng phong cảnh hữu tình. Kế đó không xa là chùa Thú xã Việt Lập với câu chuyện về vị quan thanh liêm chuyên truyền lệnh vua đến quần thần. Đình Um Ngò trung tâm của hội Tứ đình mà ngày nay vẫn được gữi gìn với tên gọi: Hội Bảo Lộc Sơn. Trên núi Dành có đền Hạ, Đền Thượng tương truyền cũng đã hàng trăm năm tuổi thờ Cao Sơn Quí Minh thượng đẳng thần. Trải theo thời gian, chiến tranh đền Thượng, đền Hạ bị tàn phá nhưng sau đó lại được người dân khôi phục lại. Từ trên đỉnh núi Dành có thể nhìn về các hướng Lạng Giang, Thành phố Bắc Giang trong tiếng gió thổi thông reo. Phong cảnh quả là kỹ vĩ. Và Nếu Liên Chung là quê hương của Quận Công Nguyễn Đắc Thọ, Tiến sỹ Nguyễn Vinh Trinh – 1 trong 4 Tiến sỹ hiếm hoi của vùng Yên Thế xưa thì Việt Lập là nơi phát tích dòng họ Giáp - hậu duệ của Trạng nguyên Giáp Hải với rất nhiều công, hầu, bá, tử, Thái bảo và đều là những người có công với làng xã và đất nước. Không chỉ có vậy trong phương ngôn xưa Bắc đã viết: Sâm Nam nổi tiếng núi Dành, chợ bầy nhan nhản những hành Chung Sơn. Sâm Nam Núi Dành lưu truyền trong dân gian với giai thoại chữa lành mắt của mẹ vua mà từ đó trở thành Sâm Tiến vua.

Sâm Nam. Vùng Đông Bắc xưa sâm nam không hiếm, nhưng do khai thác quá mức mà đâm ra cạn kiệt. Theo ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí: Cát sâm: cũng gọi là nam sâm, sản ở đỉnh núi Chung Sơn huyện Yên Thế. Da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm sản ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt. Núi Chung Sơn chính là núi Dành nay thuộc địa phận 2 xã Việt Lập và Liên Chung. Ghi chép này cũng cho biết: Sâm Nam núi Dành từ xưa đã được đánh giá là loại tốt hơn cả.

Tại Đồng Sen xã Việt Lập có gốc sâm nam cổ tại gia đình ông Thân Hải Đăng. Nó được truyền từ đời này sang đời khác và đến nay cũng trên 100 năm tuổi. Tại đây năm 2013 Trung tâm KHCN và MT huyện Tân Yên thực hiện Đề tài KH về bảo tồn và nhân giống sâm nam. Năm 2015 Viện Di truyền triển khai thực hiện Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm nam núi dành. Từ cá thể duy nhất này đã cấp nguồn giống cho các hộ dân địa phương. Đến nay tại Việt Lập đã có 55 ha sâm nam và chủ yếu xuất phát từ dây sâm cổ này.  

 

Tại thôn Hậu xã Liên Chung có gốc sâm cổ tại gia đình ông Nguyễn Khắc Lừng. Tính đến nay nó cũng đã khoảng 60 năm tuổi. Cũng từ gốc sâm nam này năm 2013 Trung tâm KHCN và MT huyện Tân Yên thực hiện Đề tài khoa học về bảo tồn và nhân giống sâm nam đã hỗ trợ để bảo tồn và phát triển sâm nam tại đây. Khá nhiều vườn sâm nam ở Liên Chung lấy giống từ đây.

 

Sâm Nam núi Dành là loài thân leo. Dân gian phân biệt sâm ba, sâm năm  theo số lá. Nhưng dù là 3 lá hay 5 lá thì sâm nam núi Dành đều có các hoạt chất và công dụng tương đương nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp năm 2018 và Trung tâm Giống cây ăn quả Bắc Giang năm 2020 về phân tích một số nhóm chất chính trong mẫu củ và hoa sâm có chứa các chất gồm: Saponin, flavonoid, acid hữu cơ, acid amin, saccharid. Hàm lượng saponin của cây sâm Nam núi Dành tương đương sâm Hàn Quốc. Saponin trong sâm có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như: Axit amin, vitamin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa; làm long đờm, chữa ho; làm tăng tính thấm của tế bào trong cơ thể, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus; một số saponin có mặt trong sâm có tác dụng chống lại các tế bào ung thư… Tuổi của cây sâm càng cao thì hàm lượng các chất này càng cao, cho giá trị kinh tế cao hơn.

Hiện nay, toàn huyện có khoảng 125ha Sâm, trong đó diện tích đạt từ 0,5ha trở lên có khoảng 65ha, tập trung chủ yếu ở xã Liên Chung; Việt Lập. Trên địa bàn huyện Tân Yên có trên 10 các tổ chức cá nhân triển khai sản xuất theo chuỗi như: HTX sản xuất và tiêu thụ sâm nam núi Dành (Việt Lập), nhà thuốc Thọ Xuân Đường, HTX sản xuất và tiêu thụ Sâm nam núi Dành Liên Chung, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sâm Việt Nam, HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh, Tập đoàn Sâm Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thìn Dung, Công ty Dược Tràng An, Công ty Cp TMDV sâm nam núi Dành; HTX sâm Nam núi Dành Tân Yên. Số sản phẩm được chế biến từ Sâm hiện có 16 sản phẩm các loại từ 8 tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Sâm nam núi Dành, trồng trên 3 năm mới có thể cho thu hoạch củ. Nhưng các vườn sâm  nam sau trồng hơn 1 năm đã cho thu hoạch hoa và đây cũng là nguồn lợi lớn với các hộ trồng sâm. Tại Việt Lập, cơ sở sản xuất HTX rượu Hương Việt đã nghiên cứu ủ hoa sâm nam để sản xuất rượu sâm nam. Kết quả ban đầu rất tốt và rất có triển vọng. Đây là trà túi lọc mang nhãn hiệu “Sâm Nam núi Dành Tây Yên Tử  của Công ty cổ phần Sâm Nam núi Dành, thôn Hậu, xã Liên Chung. Thành lập năm 2019 Công ty đã đi sâu nghiên cứu về sâm nam núi Dành. Ngoài Trà túi lóc sâm nam còn có những sản phẩm, như Trà sâm hòa tan, nước sâm, cháo sâm, thanh năng lượng (dạng lương khô). Một mô hình sâm Nam núi Dành cũng được nhiều người biết tới là của HTX Đức Hạnh, xã Liên Chung. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm sâm Nam núi Dành, năm 2022 HTX Đức Hạnh đã liên kết với Tập đoàn sâm Việt Nam Vinastar và Viện nghiên cứu, đào tạo và tư vấn Khoa học Công nghệ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu. Hiện HTX đã trồng được khoảng 4 ha theo quy trình này, sau khoảng 3 năm, dự kiến HTX sẽ kiểm nghiệm chất lượng, phân tích thành phần dược tính trong hoa và củ sâm từ đó liên kết với hộ dân mở rộng diện tích theo quy trình chuẩn.

Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, trong đó, có mô hình phát triển các sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ, du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương các HTX sâm nam núi Dành ở Liên Chung và Việt Lập đnag nỗ lực xây dựng các sản phẩm o cop. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành Việt Lập đã có 1 sản phẩm sâm nam được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. HTX dịch vụ sản xuất kinh doanh sâm nam nùi Dành Trung Loan đã dày công phát triển sản phẩm "Nụ hoa sâm nam núi Dành" như một món quà sức khỏe đến người tiêu dùng. Sản phẩm của HTX chế biến từ những nụ hoa sâm nam vẫn còn hàm tiếu ướt đẫm sương mai được thu hái từ sáng sớm nhằm đạt chất lượng cao nhất, đến khi mặt trời lên cao thì sẽ không khai thác nữa. Nụ hoa sau khi thu hái được tuyển chọn cẩn thận, được chế biến qua công đoạn sao nhiệt cẩn thận để giữ lại những nụ hoa sâm còn nguyên hình hài và mang trong mình đầy đủ tinh chất đất trời núi Dành.và 1 sản phẩm hoa sâm nam 3 sao. Sản phẩm sâm nam núi Dành khô của Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sâm nam núi Dành Liên Chung, thôn Sấu, xã Liên Chung cũng đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao năm 2021.

Qua liên kết 4 nhà, sâm nam Núi Dành đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Năm 2022 sản phẩm sâm Nam đã được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Núi Dành” trên 2 địa bàn xã Liên Chung, Việt Lập. Ngày 14/4/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1528/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (đợt 2). Trong đó, có mô hình phát triển các sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ, du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên. Với huyện Tân Yên. Nhằm bảo tồn, phát triển nâng cao giá trị và xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dưới dạng sản phẩm tinh… huyện Tân Yên xây dựng Đề án “phát triển sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2022-2027”. Mục tiêu của Đề án xây dựng, mở rộng diện tích sâm Nam núi Dành tại một số xã gồm Việt Lập, Liên Chung, An Dương, Quang Tiến, Thị trấn Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung, Liên Sơn, Hợp Đức… Đến năm 2027, diện tích sâm trồng mới 100 ha và phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 150 ha; hoàn thiện quy trình sản xuất, nhân giống sâm Nam núi Dành tại địa bàn để quản lý nguồn giống chất lượng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại huyện; đồng thời từng bước hình thành mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh.

Nhằm bảo tồn, phát triển nâng cao giá trị và xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dưới dạng sản phẩm tinh… huyện Tân Yên xây dựng Đề án “phát triển sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2022-2027”. Mục tiêu của Đề án xây dựng, mở rộng diện tích sâm Nam núi Dành tại một số xã gồm Việt Lập, Liên Chung, An Dương, Quang Tiến, Thị trấn Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung, Liên Sơn, Hợp Đức… Đến năm 2027, diện tích sâm trồng mới 100 ha và phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 150 ha; hoàn thiện quy trình sản xuất, nhân giống sâm Nam núi Dành tại địa bàn để quản lý nguồn giống chất lượng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại huyện; đồng thời từng bước hình thành mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh…

Núi Dành sừng sững giờ càng xanh tươi hơn bởi Thông, keo bạch đàn, và những vườn sâm nam trải dài theo những triền đồi. Hệ thống di tích LSVH được củng cố. Hội Núi Dành Liên Chung, Hội Bảo Lộc Sơn Việt Lập ngày càng đông vui. Điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành Tân Yên mỗi năm thu hút hàng chục ngàn du khách về thăm quan, chiêm bái. Miền quê ven dòng sông Thương này đang hàng ngày đổi mới phồn phú hơn xưa. Tiếng về cây sâm Nam nui Dành vang xa. Nhiều địa phương khác ở Nghệ An, Đắk Nông, Quảng Ninh về đây mua giống sâm Nam núi Dành. Trên miền quê mới cây sinh trưởng, phát triển tốt. Sâm Nam núi Dành đang vươn mình, trở thành cây trồng của người Việt. Đưa sản phẩm sâm Nam núi Dành thành sản phẩm quốc gia, Sâm nam nÚi Dành đã và đang  trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Giang. Trong một tương lai Núi Dành không chỉ là nói cung cấp nguồn dược liệu quí giá là sâm nam mà Khu du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương sẽ trở thành điểm đến hấp hẫn mê say lòng người.

CG

 

 

Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,820
Tổng số trong ngày: 9,839
Tổng số trong tuần: 37,953
Tổng số trong tháng: 67,769
Tổng số trong năm: 777,094
Tổng số truy cập: 2,195,598