Tân Yên phát triển sâm nam núi Dành theo hướng bền vững

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Sâm núi Dành vốn là 1 loại dược liệu quý, tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên để tránh mở rộng ồ ạt, huyện Tân Yên đang tiếp tục tập trung xây dựng các mô hình sản xuất theo từng tiêu chuẩn, đồng thời gắn với nghiên cứu khoa học để tìm ra bộ giống cũng như quy trình sản xuất đảm bảo hàm lượng dược tính cao nhất.

Để bảo tồn giống sâm núi Dành, sau 1 năm triển khai đề án về phát triển sâm nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2022-2027 số diện tích trồng sâm Nam núi Dành tăng từ 24,5 ha đã lên tới 71,5 ha. Điều đáng nói là chỉ trong 1 năm con số này đã tăng gần gấp 2 lần số diện tích vốn có của bà con nông dân vùng trồng sâm. Thực tế này càng khẳng định rõ quy luật, khi hiệu quả được khẳng định thì việc mở rộng diện tích là tất yếu. Huyện phấn đấu đến năm 2027, diện tích sâm trồng mới 100 ha và phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 150 ha. Cùng đó huyện tập trung xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGap đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng giá trị sản phẩm theo hướng bền vững.

Từ 1 hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất cây sâm nam, nhận thấy rõ giá trị của giống Sâm Nam là loài sâm quý, có triển vọng cao, góp phần tạo ra giá trị thu nhập lớn. Chính vì thế nên gia đình chị Trần Thị Thanh quyết định thành lập HTX để liên kết các hộ cùng trồng sâm nam vào tập trung sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác. Đến nay, ngoài 7 ha sâm có tuổi đời từ 2 đến 10 năm tuổi, HTX còn xuất bán 50 vạn cây giống mỗi năm, đồng thời thực hiện liên kết thu mua nguyên liệu cho các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất Sâm Nam. Đặc biệt, HTX còn đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định. Hay như HTX sản xuất và tiêu thu sâm Nam núi Dành hiện nay cũng đã tập trung mở rộng quy mô sản xuất và chế biến đa dạng các sản phẩm từ sâm để đưa ra thị trường.

Đến hết năm 2022 tổng diện tích sâm là 71,5 ha, riêng năm 2022 diện tích trồng mới là 47,5 ha, sản phẩm thu được từ củ sâm khoảng 3,7 tấn, giá bán từ 1,5-2 triệu/kg; Hoa sâm 5,5 tấn, giá bán từ 0,8-1 triệu đồng/kg khô; hiệu quả kinh tế đạt khoảng 6,05 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất. Tính đến ngày 30/3/2024 diện tích sâm trên địa bàn huyện cho thu hoạch trên 115ha trong đó có 18ha cho thu hoạch củ còn lại đã và đang cho thu hoạch hoa và lá. Tuy nhiên để nâng cao giá trị, biến sâm trở thành sản phẩm cao cấp, Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Tân Yên tiếp tục quan tâm xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng chí Ngô Quốc Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để từng bước mở rộng diện tích trồng sâm nam cũng như nâng cao giá trị của loại dược liệu quý này, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện địa phương đã tăng cường công tác quảng bá, đẩy mạnh công tác liên kết, kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chế biến và mở rộng vùng sản xuất. Kết nối các tổ chức cá nhân sản xuất Sâm nam núi Dành với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ Sâm nam núi Dành để người dân yên tâm trong sản xuất. Từ sản xuất truyền thống, tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, đến nay cây sâm nam núi Dành đã và đang được người dân, các HTX chuyển dần sang sản xuất thành vùng tập trung, đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây sâm, sử dụng phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đối với sản phẩm dược liệu này. Điều đáng quan tâm là đã có HTX tiên phong đi đầu trong việc áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ vào trồng sâm nam núi dành, mục đích là hình thành vùng nguyên liệu cao cấp gắn với chế biến.

Hiện nay huyện Tân Yên đã và đang tiếp tục chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống để tạo ra cây giống có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu nguồn giống để mở rộng vùng nguyên liệu. Áp dụng các quy trình sản xuất an toàn theo chuỗi khép kín, hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học và nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất. Đồng thời gắn việc kết nối tiêu thụ Sâm Nam với quảng bá du lịch tâm linh sinh thái Núi Dành; du lịch trải nghiệm. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân trong và ngoài tỉnh tìm kiếm đối tác, ký kết tiêu thụ sản phẩm Sâm nam núi Dành cho nhân dân trên địa bàn.

Phương Thảo

Thứ ba, 07 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,159
Tổng số trong ngày: 10,804
Tổng số trong tuần: 26,652
Tổng số trong tháng: 56,468
Tổng số trong năm: 765,793
Tổng số truy cập: 2,184,297