Tân Yên Vùng đất Địa linh nhân kiệt

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trong câu chuyện về vùng đất Tân Yên- Yên Thế Hạ! Những cụ cao niên ở đây rấ tâm đắc “ đất lãnh chim đậu”. Dân cư Tân Yên vốn dĩ chín người, mười làng. Đây là vùng đất xới, nôm na như xới vật ấy! Có cụ ví von: nơi đây xưa hiểm trở, rừng thiên nước độc, nó như cái sàng thóc, chỉ hạt to khỏe mới nằm lại trên sàng thôi, nên khi đó những người trụ lại được vùng đất này phải có khí chất. Những cái tên: Nàng Giã đại thần,  18 vị Quận công họ Dương, rồi các ông Đề, ông Đốc, ông cai trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân pháp lừng danh đã đi vào lịch sử là vậy. Vùng đất này còn thu hút nhiều cư dân văn thần, võ tướng, sĩ phu về mở đất lập nghiệp. Lịch sử đã ghi danh 180 nhân kiệt, tiêu biểu cho khí phách, cốt cách truyền thống thượng võ, tài hoa, danh tiếng  còn lưu truyền trong nhân  dân. Hèn gì nên khi xưa, mỗi khi nổi binh đao, nơi đây là một phần của chiến trường và kẻ thù lọt vào đây không khác gì rơi vào ma trận của đất với những con người can trường quả cảm.

Trong Đại -Nam -Thống- Chí quyển 19 phần của Tỉnh Bắc Ninh, có viết: Địa danh Yên Thế xuất hiện từ thời Lý Trần có tên gọi là Yên Viễn ( có nghĩa là vùng đất xã xôi nhưng yên bình). Địa danh Tân Yên tuy mới xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng đây là vùng đất cổ và là phần chủ yếu và chiếm 9 phần 10 của huyện Yên Thế xưa. Núi Đót có tên chữ là Phúc, nằm ở xã Phúc Sơn, ngọn núi cao nhất ở Tân Yên- Nơi được người bản địa coi là huyệt mạch linh  khí đất này. Đây cũng là nơi bắt  nguồn của sông Nhâm Ngao, con sông cổ uốn khúc qua các địa danh: Lan Giới, Quang Tiến, Song Vân, Ngọc Châu, Việt Ngọc và đổ vào sông Thương, qua địa phận Phú Khê, Quế Nham. Đôi bờ sông cổ là những xóm làng trù phú cổ kình và ắp đầy những huyền thoại cổ tích, những lễ hội, tập tục đặc sắc cũng những con người hiền kiệt.. tất cả đã bồi đắp một nền văn hiến, văn hóa đặc trưng  cho Yên Thế Hạ- Tân Yên. Thật ngẫu nhiên, khi con sông cổ này chia huyện Tân Yên thành 2 phần, mà ở đó nói như dân gian” đất văn võ kiêm toàn”. Bờ bắc của dòng Nhâm Ngao trên đất Việt Lập, xưa còn có tên Bảo Lộc Sơn, uy nghiêm, với lăng mộ Tham Đốc Thượng Trụ Quốc, lập Quận công Giáp Đăng Luân,(16 75- 1737) thời Hậu Lê. không xã nới đó là lăng của Thái Bảo Giáp Trinh Tường, cả hai ông đều là những người có nhiều công lao giúp dân mở đất, lập làng, xây dựng cầu cống, tu sửa Đình, Chùa. Dòng họ Giáp ở đây cũng là hậu duệ của Trạng Nguyên Giáp Hải định cư ở đây đã gần 300 năm. Đã có 3 Thái Bảo chí sĩ, 5 Tướng quân, 2 Hoàng Tín Đại phu, 2 tri huyện, 34 người giữ các chức ở Hàng Tổng, Hàng Xã và có thể coi đó là sự thịnh đạt của Họ Giáp trong suốt thời kỳ Lê Trung Hưng. Lại có Quận Công Giáp Đăng Luân, là một chi khác của Họ Giáp, vốn ở Chuế Dương nay là làng Ngọc Trai và hiện còn lữu giữ nhiều câu chuyên dân gian về công đức của ông. Những nhân vật này luôn lấy khiêm nhường để răn bản thân: Giàu có không xa xỉ kiêu ngạo, đem hết sức mình để làm việc chung, lấy điều hiền thảo dạy bảo con cháu, lấy điều khoan dung với dân, được người đời truyền tụng. Có thể nói mỗi tên đất, tên làng ở vùng đất Cầu Vồng đều thấm đẫm nước mắt mồ hôi công sức máu xương của biết bao người qua các thời kỳ lịch sử, để giữ làng, giữ nước và chống chọi vơi thiên nhiên hà khắc.

Cũng từ núi Phúc xã Phúc Sơn, bờ Nam dòng Ngao cổ được nhắc đến nhiều nhất và cổ xưa nhất chính là câu chuyện dân gian về nữ tướng Dương Thị Giã- từ thủa Hai Bà trưng. Sau Phúc Sơn, phải nói đến Vân Cầu, vang danh với câu phương ngôn:” Trai cầu vồng Yên Thế” cùng Đình Lợ, Đình Vồng. Đây cũng là nơi phát tích của dòng họ Dương, sản sinh ra 18 vị Quận Công, có võ công hiển hách. Vào thời kỳ cận đại, tinh thần thượng võ lại thăng hoa với những tên tuổi chống giặc pháp xâm lược, như người anh hùng nông dân áo vải Lương Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám, với chiến công vang dội làm chấn động cả trời Nam. Tinh thần quật khởi vô song và tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng diệu kỳ ấy, đã viết lên bản hùng ca về khát vọng: độc, lập, tự do. Khởi nghĩa của Nông dân Yến thế kéo dài gần 30 năm và cho tới tân bây giờ vẫn vang danh câu nói: Đất này là đất cụ Đề. Tây lên thì có tây về thì không.

Tân Yên- vùng đất đã đi vào câu phương ngôn nổi tiếng: “Trai cầu vồng Yên Thế” vùng đất thương võ và đầy tinh hoa văn hóa độc đáo. Không dễ gì chúng ta trở về cả nghìn năm trước, để nghe gươm khua, ngựa hí từ thủa dựng làng, dựng nước. Từ những truyền thuyết, từ những trang sử hào hùng, với những tên tuổi và những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Giữ đất, giữ làng sẽ còn khắc ghi những con người trên đất Cầu Vồng -Tân Yên hôm nay.

CG

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,978
Tổng số trong ngày: 303,324
Tổng số trong tuần: 570,869
Tổng số trong tháng: 1,015,302
Tổng số trong năm: 1,724,627
Tổng số truy cập: 3,143,131