Tân Yên xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng để nâng giá trị sản phẩm sâm nam

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Để bảo tồn giống sâm núi Dành huyện Tân Yên đã xây dựng đề án phát triển nhân rộng sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2022- 2027. Theo đó, diện tích sâm Nam núi Dành sẽ tiếp tục được mở rộng ra một số xã, phấn đấu đến năm 2027, diện tích sâm trồng mới 100 ha và phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 150 ha. Cùng đó huyện tập trung xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGap đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng giá trị sản phẩm theo hướng bền vững.

Giám đốc HTX sâm nam núi Dành, xã Liên Chung Trần Thị Thanh chia sẻ: Từ một hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất cây Sâm Nam, nhận thấy rõ giá trị của giống sâm nam là loại dược liệu quý, có triển vọng cao, góp phần tạo ra giá trị thu nhập lớn. Chính vì thế nên gia đình tôi đã quyết định thành lập HTX để liên kết các hộ trong vùng cùng trồng sâm nam vào tập trung sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác.  Đến nay, ngoài 7 ha sâm có tuổi đời từ 2 đến 10 năm tuổi, HTX còn xuất bán 50 vạn cây giống mỗi năm, đồng thời thực hiện liên kết thu mua nguyên liệu cho các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất sâm nam. Đặc biệt, HTX còn đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định.

Một mô hình sâm Nam núi Dành cũng được nhiều người biết tới là của HTX Đức Hạnh, xã Liên Chung. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm sâm Nam núi Dành, năm 2022 HTX Đức Hạnh đã liên kết với Tập đoàn sâm Việt Nam Vinastar và Viện nghiên cứu, đào tạo và tư vấn Khoa học Công nghệ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo quy trình hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu. Hiện HTX đã trồng được khoảng 4 ha theo quy trình này, sau khoảng 3 năm, dự kiến HTX sẽ kiểm nghiệm chất lượng, phân tích thành phần dược tính trong hoa và củ sâm từ đó liên kết với hộ dân mở rộng diện tích theo quy trình chuẩn.

Được biết, đến hết năm 2022 trên địa bàn huyện có tổng diện tích sâm là 71,5 ha, riêng năm 2022 diện tích trồng mới là 47,5 ha, sản phẩm thu được từ củ sâm khoảng 3,7 tấn, giá bán từ 1,5-2 triệu/kg; Hoa sâm 5,5 tấn, giá bán từ 0,8-1 triệu đồng/kg khô; hiệu quả kinh tế đạt khoảng trên 6 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên để nâng cao giá trị, biến sâm trở thành sản phẩm cao cấp, Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Tân Yên đang tiếp tục quan tâm xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời tiếp tục chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống để tạo ra cây giống có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu nguồn giống để mở rộng vùng nguyên liệu. Áp dụng các quy trình sản xuất an toàn theo chuỗi khép kín, hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh, khuyến khích sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư về liên kết trồng, thu mua chế biến nâng cao giá trị cây sâm, tăng thu nhập cho người dân. Cùng với đó bảo vệ, phát triển và quản lý nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại, mở rộng quảng bá, giới thiệu sản phẩm sâm Nam núi Dành. Qua liên kết 4 nhà, sâm nam Núi danh Tân Yên đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Năm 2022 sản phẩm sâm Nam đã được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Núi Dành” trên 2 địa bàn xã Liên Chung, Việt Lập

                                                                                   Phương Thảo

Thứ năm, 02 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,829
Tổng số trong ngày: 4,832
Tổng số trong tuần: 38,904
Tổng số trong tháng: 17,253
Tổng số trong năm: 726,578
Tổng số truy cập: 2,145,082