Tăng cường quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Hiện nay, nhiều sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của huyện đã được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể như: Vải sớm Phúc Hòa, lạc giống Tân Yên, hành tía Tân Yên, vú sữa Hợp Đức, ổi lê Tân Yên, mỳ gạo Châu Sơn, nem nướng Liên Chung, măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu… Nhìn chung, các sản phẩm sau khi được đăng ký nhãn hiệu tập thể ngày càng phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như mở rộng được quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị sản phẩm được nâng lên, danh tiếng, uy tín của sản phẩm từng bước được khẳng định đã góp phần phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện còn tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác quản lý, cập nhật thông tin về sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu tập thể của các xã, thị trấn không thường xuyên, liên tục. Một số chủ sở hữu nhãn hiệu chưa nắm rõ được vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể để giữ gìn danh tiếng của sản phẩm. Việc quản lý, sử dụng nhãn hiệu của nhiều chủ sở hữu còn mang tính hình thức, tuy có quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu được ban hành nhưng thực tế việc triển khai thực hiện theo quy chế còn nhiều hạn chế. Trong quá trình triển khai thực hiện chưa có sự cập nhật, sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế. Một số HTX, tổ chức Hội ở địa phương thiếu sự kiểm soát về số lượng sản phẩm, chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng nhãn hiệu, logo gắn và nguy cơ mất nhãn hiệu tập thể khá cao. Việc duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm sau khi được bảo hộ nhãn hiệu còn bị xem nhẹ, một số sản phẩm không duy trì được vùng nguyên liệu sản xuất, sản xuất nhỏ, phân tán, quản lý chất lượng đầu ra cho sản phẩm còn chưa đồng đều, mẫu mã bao bì chưa thực sự phong phú, bắt mắt người tiêu dùng, tiêu thụ tự phát, sức cạnh tranh yếu…..

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể thực hiện tốt việc tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ theo quy định; thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin về tình hình các sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, sử dụng các nhãn hiệu tập thể của các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể trên địa bàn. Phát hiện kịp thời, có văn bản nhắc nhở, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm nông nghiệp đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể lồng ghép trong kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, bao bì, tem nhãn, ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn danh tiếng của sản phẩm đã được bảo hộ. Đối với một số sản phẩm yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ sở hữu nhãn hiệu đề nghị cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng đầy đủ tiêu chí về lưu thông sản phẩm trên thị trường và uy tín sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

                                                                          Thanh Tâm

 

Thứ năm, 09 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,602
Tổng số trong ngày: 3,778
Tổng số trong tuần: 47,984
Tổng số trong tháng: 77,800
Tổng số trong năm: 787,125
Tổng số truy cập: 2,205,629