Tết trồng cây nhớ Bác

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
   Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ “Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân” đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về,“Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

 Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ “Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân” đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về,“Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhớ lại mùa Xuân năm 1969, năm đó là năm cuối cùng Bác Hồ tham gia tết trồng cây ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Năm đó sức khỏe của Bác yếu nhiều, việc bố trí để Bác trồng cây ở một địa phương nào đó theo ý của Bác là một vấn đề hết sức khó khăn. Những người phục vụ Bác rất lo lắng nên nhiều lần đề nghị Bác hoãn lại việc trồng cây. Nhưng Bác rất kiên quyết. Người nói: “Đây là dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa phương nào đó có nhiều thành tích...”. Sau đó, Bác gợi ý chọn xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) là nơi có phong trào trồng cây tốt.Theo kế hoạch đã chuẩn bị, Bác đến địa điểm trồng cây. Đông đảo các đại biểu, các tầng lớp nhân dân đã đứng trên những đồi cây đón Bác. Bác trực tiếp trồng thêm một cây đa. Nhìn những xẻng đất, bình nước Bác tưới mát cho cây, mọi người ai cũng xúc động. Trồng cây xong, Bác cùng mọi người quây quần dưới tán bạch đàn và thân mật hỏi chuyện và chúc Tết mọi người. Bác căn dặn: “Đất nước này là của chúng ta nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”.Bác không chỉ nêu rõ giá trị của việc trồng cây, gây rừng mà còn chỉ rõ những hậu quả và thiệt hại khi chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lý: “Ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều” và “nếu rừng kiệt thì không còn gì và mất nguồn nước thì ruộng mất màu, gây ra lụt và hạn hán”. Chính vì thế mà Bác ví rừng là vàng và căn dặn: “Chớ lãng phí vàng mà phải bảo vệ vàng của chúng ta”. Đau xót trước cảnh rừng bị tàn phá, bị khai thác bừa bãi, Bác nói: “Những cây gỗ to bị chặt để đốt hay cho mục nát không khác gì đồng bào mình tự đem tiền bạc bỏ xuống sông”. Và rồi Bác kêu gọi nhân dân ta “phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng… Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà của mình”. Ngay cả đến giờ phút sắp đi xa, trong Di chúc, Bác Hồ cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây hoa làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Hưởng ứng tết trồng cây, hàng năm mỗi độ xuân về cán bộ và nhân dân huyện Tân Yên đã tích cực tham gia trồng cây gây rừng, hiện 100% diện tích đất trống đều được phủ xanh bằng các loại cây ăn quả, cấy lấy gỗ phù hợp với từng điều kiện ở mỗi địa phương trên địa bàn huyện.
Làm tốt những điều này chính là làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, vừa góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, vừa góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường sống bền vững cho hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.
Gần 60 năm qua, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những ngày vui Tết, đón Xuân, đem lại những kết quả to lớn, góp phần tích cực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
                                                                                                                                                                Thanh Tâm 

Thứ ba, 07 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 21,194
Tổng số trong ngày: 7,070
Tổng số trong tuần: 22,918
Tổng số trong tháng: 52,734
Tổng số trong năm: 762,059
Tổng số truy cập: 2,180,563