Thương binh Nguyễn Sĩ Kình học và làm theo Bác.

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Ở cương vị tiểu đội phó thuộc trung đoàn 174, đại đoàn 316, được tham gia truy kích địch bỏ chạy từ Lai Châu về Điện Biên ông Nguyễn Sĩ Kình bị thương trong lúc quyết chiến với địch tại Bản Định - Mường Pồn vì một quả đạn cối, gãy hai xương cẳng chân trái, phần mềm chân phải và một mảnh vào đầu. Sau này xếp hạng thương tật 3/6, trận đó ông được tặng bằng khen do chiến đấu linh lợi, dũng cảm. Kết thúc chiến tranh chống Pháp, ông Nguyễn Sỹ Kình về Ty Thương binh Hà Tây, sau đó năm 1959 phục viên về xã Ngọc Thiện – Tân Yên - nơi sinh ra ông. Khi đó hoàn cảnh gia đình rất khó khăn chỉ có một căn nhà một gian hai trái lợp rạ vách đất bằng tre tươi mà bà Muôn vợ ông đã lên tận làng Am – xã An Dương bấy giờ mua về khi ông còn tại ngũ. Phục viên về nhà với hai bàn tay trắng, làm thế nào để thoát ra cái cảnh nghèo túng khỏi âu lo khi trời mưa gió đang là bài toán khó giải. Với bản lĩnh người chiến sĩ Điện Biên, ông bà bàn định phương hướng khắc phục nhà ở cho 8 đến 10 năm sau. Dự án trồng 30 gốc xoan ở vườn, ba bụi tre vành ngoài, nuôi lợn, làm ruộng cóp nhặt lấy tiền mua gạch. Cứ như vậy hàng năm tỉa cành vun gốc, tre, xoan phát triển làm nguồn động viên cho ông bà rảo bước. Ít lâu sau ông tham gia hợp tác xã làm đội trưởng sản xuất rồi làm thường vụ đảng uỷ. Đến năm 1965 thì được giao làm Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch xã Ngọc Thiện.

Ở cương vị tiểu đội phó thuộc trung đoàn 174, đại đoàn 316, được tham gia truy kích địch bỏ chạy từ Lai Châu về Điện Biên ông Nguyễn Sĩ Kình bị thương trong lúc quyết chiến với địch tại Bản Định - Mường Pồn vì một quả đạn cối, gãy hai xương cẳng chân trái, phần mềm chân phải và một mảnh vào đầu. Sau này xếp hạng thương tật 3/6, trận đó ông được tặng bằng khen do chiến đấu linh lợi, dũng cảm.

Kết thúc chiến tranh chống Pháp, ông Nguyễn Sỹ Kình về Ty Thương binh Hà Tây, sau đó năm 1959 phục viên về xã Ngọc Thiện – Tân Yên - nơi sinh ra ông. Khi đó hoàn cảnh gia đình rất khó khăn chỉ có một căn nhà một gian hai trái lợp rạ vách đất bằng tre tươi mà bà Muôn vợ ông đã lên tận làng Am – xã An Dương bấy giờ mua về khi ông còn tại ngũ. Phục viên về nhà với hai bàn tay trắng, làm thế nào để thoát ra cái cảnh nghèo túng khỏi âu lo khi trời mưa gió đang là bài toán khó giải. Với bản lĩnh người chiến sĩ Điện Biên, ông bà bàn định phương hướng khắc phục nhà ở cho 8 đến 10 năm sau. Dự án trồng 30 gốc xoan ở vườn, ba bụi tre vành ngoài, nuôi lợn, làm ruộng cóp nhặt lấy tiền mua gạch. Cứ như vậy hàng năm tỉa cành vun gốc, tre, xoan phát triển làm nguồn động viên cho ông bà rảo bước. Ít lâu sau ông tham gia hợp tác xã làm đội trưởng sản xuất rồi làm thường vụ đảng uỷ. Đến năm 1965 thì được giao làm Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch xã Ngọc Thiện.

Ở cương vị này hàng tháng về huyện từ 10 – 15 lần, ông xác định thêm nhiệm vụ vận chuyển cát. Trên đường về huyện hơn 10km, cách nhà 7 cây có chiếc Cầu Xi, qua một con ngòi nhiều cát. Cứ mỗi lần đi ông mang theo một chiếc bao khi về đèo một bao cát tuỳ theo sức khoẻ và khả năng của chiếc xe đạp. Cứ như vậy đến năm 1968 thì đống cát đủ xây cho một vạn gạch mà ông bà mua góp từ những năm 1963. Lúc này xoan tre cũng đến tuổi dùng, ngôi nhà cấp 4 bốn gian rộng 50m2 được xây cất bằng những nỗ lực vượt khó của đôi vợ chồng người chiến sĩ Điện Biên.  

Từ năm 1959 đến năm 1970 dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền xã Ngọc Thiện trong đó có vai trò của ông, Ngọc Thiện được nhắc đến với phong trào “Vì tiền tuyến thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Vận động đoàn kết xây dựng HTX lớn mạnh. Chấp hành tốt chính sách hậu phương quân đội, động viên thanh niên ra tiền tuyến, Ngọc Thiện đã từ một xã yếu trở thành xã lá cờ đầu của tỉnh Bắc Giang. Năm 1970 ông Kình được điều lên Văn phòng Huyện uỷ làm công tác phong trào ông đã lặn lội xây dựng Hợp Đức và Phúc Sơn từ xã yếu trở hành 2 xã khá. Sau khi học xong ở trường Nguyễn Văn Cừ ông được giao Phó rồi Giám đốc trường Đảng. Ở cương vị này đã trực tiếp bồi dưỡng 25 lớp cho 2000 đối tượng là cấp uỷ cán bộ xã về sơ cấp lí luận.

Năm 1983 về hưu đúng lúc cơ chế khoán 10 ra đời được 1 năm. Gia đình có 7 khẩu được nhận 3 mẫu ruộng khoán. Ông bà và các con gia công chăm sóc, không có sức kéo ông đã quan hệ với trại giống của huyện mua cặp trâu thải để làm sức kéo. Phát huy ưu việt của cơ chế khoán đầu tư thâm canh lúa nhà ông đã đạt tới 160 kg/sào, mỗi vụ ông bà thu gần 5 tấn. Theo ông bà cho biết thì chưa bao giờ nhiều thóc như lúc này. Có thóc công tác chăn nuôi phát triển, mỗi năm ông bà xuất 2 lứa lợn mỗi lứa 3 - 4 con, trọng lượng trung bình 80kg/con. Từ những nguồn thu từ chăn nuôi, đồng ruộng đời sống mỗi ngày một khá lên. Các con trai cũng lần lượt lên đường nhập ngũ; người con trai cả chiến đấu ở mặt trận phía Bắc đã được thưởng huân chương chiến công hạng ba. Đến năm 1990 đời sống gia đình vừa ổn thì vết thương lại tái phát phải về viện quân y 110 để điều trị 7 tháng ròng. May mà được giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cũng là lính Điện Biên trực tiếp ngoại khoa. Lại một lần thoát chết. Về với đời thường ông luôn mang uy tín và sự hiểu biết để tôn cao người lính cụ Hồ. Quan tâm giáo dục con cháu vận động mọi người nâng cao ý thức làm chủ, đoàn kết cộng đồng xây dựng gia đình văn hoá. Là chiến sĩ Điện Biên có chút ít công lao chưa bao giờ ông tỏ ra công thần kiêu ngạo kể cả những thành tích mà ông đã góp vào xây dựng địa phương. Năm 1994 ông khởi xướng thành lập nhóm Cựu chiến binh Điện Biên gồm 14 thành viên sinh hoạt bằng quy chế bảo nhau giữ gìn phẩm chất người lính cụ Hồ làm gương cho nhiều tổ chức đồng ngũ khác.

Cuộc đời của ông Nguyễn Sĩ Kình một thương binh của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là cuộc hành trình học và làm theo Bác Hồ mãi cho đến bây giờ.

            CTV Nguyễn Tiến Lộc

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 18,280
1日当たりのページのアクセス回数: 209,025
1週間当たりののページのアクセス回数: 209,024
1か月当たりのページのアクセス回数: 653,457
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,362,782
ページのアクセス回数 : 2,781,286