Tìm hiểu bệnh Gút

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
 Gút (hay thống phong) là một bệnh viêm khớp mạn tính do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô.

 Gút (hay thống phong) là một bệnh viêm khớp mạn tính do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô.
Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ. Bệnh gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gút: Tiêu biếu nhất là việc sưng tẩy, đỏ ngón chân cái. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu). Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%).
Tính chất của bệnh gút là bệnh nhân thấy sung nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thế đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, rét run.
Nguyên nhân gây bệnh gút: Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ acid uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Mức a xít uric cao kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong các khớp xương gây ra viêm, đau và sưng. Bệnh có thế xảy ra do một số lý do: Di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.
Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút như: Sử dụng nhiều thức uống có cồn, đồ uống có hàm lượng đường cao, thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản). Về lối sống: Uống nhiều chất có cồn, đặc biệt là bia. Nếu thể trọng cơ thể cao hơn cân nặng lý tương 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh gút. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thế làm bạn tăng nguy cơ bị gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng acid uric máu.
Ảnh hưởng của kiểu gen, cũng như về tuổi tác giới tính cũng có liên quan tới bệnh gút: Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh gút có tiền sừ gia đình bị bệnh, nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hon nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị gút trong khoảng 30- 50 tuổi, còn nữ từ 50- 70 tuổi.
Phòng bệnh gút: Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên. Ngoài ra, bệnh nhân gút cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học.
                                                                                                                                               BBT

Thứ sáu, 10 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 17,063
Tổng số trong ngày: 2,634
Tổng số trong tuần: 55,338
Tổng số trong tháng: 85,154
Tổng số trong năm: 794,479
Tổng số truy cập: 2,212,983