Tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4: Cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc tình hình thực tế

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua nghiên cứu học tập tôi thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng như nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất; vừa cơ bản, vừa lâu dài; phải có thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, thì việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình mới đạt hiệu quả tốt, tạo đà cho việc nêu gương tiên phong, mẫu mực của cán bộ, đảng viên để nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. Trước hết, đó là những nhận định đánh giá của Trung ương về thành tựu công tác xây dựng Đảng từ chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tới tổ chức, cán bộ... Theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua nghiên cứu học tập tôi thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng như nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất; vừa cơ bản, vừa lâu dài; phải có thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, thì việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình mới đạt hiệu quả tốt, tạo đà cho việc nêu gương tiên phong, mẫu mực của cán bộ, đảng viên để nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng.

Trước hết, đó là những nhận định đánh giá của Trung ương về thành tựu công tác xây dựng Đảng từ chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tới tổ chức, cán bộ... Theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đây chính là một bằng chứng khẳng định niềm tin sâu sắc vào bài học kinh nghiệm về "sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Điều cần có sự thống nhất cao tiếp theo là nhận định, đánh giá về những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; mà theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, thì "bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ...”.

Nhưng vì sao các hạn chế, yếu kém này "nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”? Câu trả lời ở đây chính là chúng ta nhìn lại những nhận định đánh giá tại các nghị quyết của Đảng, dễ nhận biết một số hạn chế, yếu kém nội dung như sau:

 

Một là, về tư tưởng chính trị. Hội nghị Trung ương 5 (khóa VI) họp ngày 20-6-1988 đã từng nhấn mạnh: "Sự giác ngộ lý tưởng và phẩm chất của một bộ phận, kể cả ở cấp cao, không gương mẫu, thậm chí thoái hóa, biến chất”. Hơn 10 năm sau, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) họp ngày 2-2-1999 mức độ cảnh báo gia tăng hơn: "Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) họp ngày 2-2-2008 lưu ý: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, vi phạm nguyên tắc Đảng, tự phê bình và phê bình yếu”. Và đến Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) thì: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức...”.

Hai là, về đạo đức, lối sống. Hội nghị Trung ương 5 (khóa VI) năm 1988 phê phán: "không ít cán bộ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân và đầu óc địa vị. Hiện tượng mất đoàn kết xảy ra khá phổ biến, một số nơi nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, hống hách, cửa quyền, tệ ăn cắp của công, ăn hối lộ còn nặng, nhất là ở một số cán bộ lợi dụng chức quyền hoặc nắm vật tư, của cải của Nhà nước”. Hơn 10 năm sau, Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 cảnh báo: "Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”. Gần 10 năm sau đó, thực trạng này là: "Tình thương yêu đồng chí bị giảm sút. Tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả” (Hội nghị Trung ương 6 - khóa X, ngày 2-2-2008). Và đến bây giờ "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp... sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”. (Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XI, ngày 16-1-2012).

Rõ ràng, đã đến lúc cần có nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về những hạn chế, yếu kém tưởng chừng có thể "chấp nhận” được trong những năm qua.

Có bốn điểm mới về mặt lý luận và thực tiễn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Một là, Đảng ta khẳng định do suy thoái về tư tưởng, chính trị tất yếu dẫn đến suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, rơi vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai là, trong 3 vấn đề cấp bách đã nêu đều quan trọng và có liên quan mật thiết với nhau, nhưng Trung ương thống nhất xác định vấn đề đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Ba là, cải tiến ra Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Bốn là, để thực hiện vấn đề trên Nghị quyết nêu bốn nhóm giải pháp cụ thể, đồng bộ, tập trung vào những vấn đề cấp bách cần làm ngay trong đó nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cấp trên là "loại thuốc chữa bệnh” hàng đầu.

Qua thực tế nghiên cứu, học tập Nghị quyết Trung ương 4, ở nhiều nơi đã xuất hiện những băn khoăn, lo lắng về việc xác định mức độ căn bệnh suy thoái. Đó là cần chỉ rõ "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện đang bị suy thoái” - cụ thể là bao nhiêu phần trăm? Tập trung ở khu vực nào nhiều nhất? Những câu hỏi này cần được các chi bộ, đảng bộ các cấp thảo luận, kiểm điểm tự phê bình, phê bình, đánh giá làm rõ. Nhưng ở đây cũng cần thống nhất một nhận thức đúng về thực chất của tình trạng để tránh "căn bệnh thành tích” ngay chính trong Đảng.

Để ngăn chặn, đẩy lùi "tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 nêu ra, rất cần có cách nhìn thẳng thắn vào sự thật, khách quan không nể nang, né tránh, để xác định đúng mức về "căn bệnh”. Biết rõ căn bệnh, không chỉ là để tránh hoảng hốt, lo âu, mà quan trọng là để mỗi cán bộ, đảng viên xác định rõ hơn trách nhiệm, khẳng định bản lĩnh, quyết tâm cao vượt lên chính mình để tự sửa mình, tu dưỡng, rèn luyện, làm cho mỗi tổ chức đảng trong sạch hơn, vững mạnh hơn để Đảng ta xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

                                                                                                                      Nguồn ĐĐK

Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,085
Tổng số trong ngày: 154
Tổng số trong tuần: 28,268
Tổng số trong tháng: 58,084
Tổng số trong năm: 767,409
Tổng số truy cập: 2,185,913