Lão nông và giống sâm nam 3 lá ở núi Dành

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Sâm nam núi Dành giờ đã có hàng vạn gốc và không còn thuốc diện hiếm có khó tìm. Nhưng câu chuyện Sâm nam núi Dành thì dường như giờ mới phát lộ thêm ra.    

Từng nghe nhiều về giống Sâm nam núi Dành quê nhà và có niềm say mê về loại sâm nam quí hiếm nay, nhưng thời trai trẻ, ông Nguyễn Văn Chải đi bộ đội, chiến đấu tại mặt trận Miền Đông Nam bộ cho đến khi đất nước thông nhất. Trở về quê nhà – thôn Lãn Tranh, xã Liên Chung ông Chải lại trèo lên núi Dành tìm sâm nam để mong thực hiện được ước mơ dang dở của mình. Sau rất nhiều lần như vậy, rồi ông cũng tìm ra được một gốc sâm nam. Ông Chải kể lại: Năm 1976 tôi đi bộ đội về, lại lên núi tìm sâm. Khi đó mấy cụ cao tuổi cho biết sâm giờ hiếm lắm, nên khó tìm. Không nản, ô Chải cứ lang thang khắp núi và rồi ông cùng tìm được 1 dây sâm nam nhỏ chỉ có chừng dăm cái lá sau đó ông mang về trồng và nhân giống ra.     

Từng đã có 2 đề tại khoa học cấp tỉnh về bảo tồn và nhân giống sâm nam núi Dành, nhưng trong số hộ tham gia không có ông Chải. Hơn thế giống sâm nam của Ông Chải cũng rất khó ra rễ tại các mắt lá dù có bò trên mặt đất. Gắn bó với cây sâm nam, ông Chải đã mầy mò tìm cách nhân giống sâm nam của mình. Từ một gốc sâm ban đầu đến nay ông Chải đã có cả một vườn sâm năm trên 6 sào. Để tiện chăm sóc tự tay ông cũng đã thiết kế hệ thống tưới phun mưa cho vườn sâm. Không tính thu từ củ sâm, những năm gần đây sâm nam được nhiều người quan tâm phát triển và từ vườn sâm này đã cấp ra thị trường hàng vạn cây giống. Mỗi cây giống 30.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Chải nói:  Làm bầu cũng không quá khó, nếu làm vào vụ xuân thì chừng gần 2 tháng là nó ra rễ. Mù đông làm khó hơn và lau ra rễ hơn. Tại khu vực núi Dành hiện nay có khá nhiều hộ trồng sâm. Diện tích vùng sâm nam tại đây đã trên 70 ha. Thường thì các giống sâm này khi nhỏ, chúng có 1 lá, hoặc 3 lá chét. Khi trưởng thành phát triển lên thành 5 lá rồi 7 lá. Duy có vườn sâm nam của ông Chải thì chỉ có 3 lá. Giống sâm này dây nhỏ, lá nhỏ nhìn qua có phần cằn cỗi, củ nhỏ vì vậy năng suất không bằng các loại sâm khác đang được trồng tại đây. Nó cũng ít hoa hơn. Như ông Chải cho biết dù là bò dưới đất hay leo giàn thì số lá chét cũng chỉ có vậy và đây là điều khác biệt.

Dân gian quanh vùng núi Dành thường nói: Xưa núi Dành có loại sâm ba và sâm năm tức là nói về số lá chét trên cây sâm. Nhưng nay thường chỉ gặp các loại sâm có số lá chét không cố định nay mới tiếp cận được loại sâm nam chỉ có 3 lá này. Cũng khá đặc biệt khi đang tìm hiểu về sâm 3 lá nhà ông Chải thì có 1 lão nông khác ở núi Dành cho biết ông có loại sâm 5 lá. Câu chuyện về Sâm Nam núi Dành có lẽ sẽ còn dài dài.    

                                                                Châu Giang

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 20,895
Total visited in day: 42,628
Total visited in Week: 310,173
Total visited in month: 754,606
Total visited in year: 1,463,931
Total visited: 2,882,435