Một cựu chiến binh trên tàu không số

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Làm bí thư chi bộ , cán bộ mặt trận thôn làng rồi lại bí thư chi bộ hơn 20 năm nay nhưng người dân thôn An Lạc xã Việt Ngọc cũng chỉ biết ông Vũ Đình Khoa từng có một thời trong Binh chủng Hải quân, ít ai ngờ ông là cựu binh đoàn tàu không số góp phần làm nên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại năm nào… Chắp nối quan nhiều nguồn tin, từ Hội CCB huyện Tân Yên đến những CCB dạn dày chiến trận trong kháng chiến chống Mỹ để tìm những cựu binh Lữ đoàn 125 Hải quân, nhưng manh mối rất mơ hồ. Cựu binh lữ đoàn 125 ư ? Trên tầu không số ư? Hình như Tân Yên mình không có đâu. Đang có chút thất vọng thì Chủ tịch Hội CCB xã Việt Ngọc Nguyễn Quang Trường nguyên Đại úy Hải quân Lữ đoàn 126 điện tới thông báo: Ở Việt Ngọc có 1 cựu binh đoàn 125 và đã từng trên tàu không số vào nam…

Làm thư chi bộ, cán bộ mặt trận thôn làng rồi lại thư chi bộ hơn 20 năm nay nhưng người dân thôn An Lạc Việt Ngọc cũng chỉ biết ông Vũ Đình Khoa từng có một thời trong Binh chủng Hải quân, ít ai ngờ ông là cựu binh đoàn tàu không số góp phần làm nên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại năm nào…

Chắp nối quan nhiều nguồn tin, từ Hội CCB huyện Tân Yên đến những CCB dạn dày chiến trận trong kháng chiến chống Mỹ để tìm những cựu binh Lữ đoàn 125 Hải quân, nhưng manh mối rất mơ hồ. Cựu binh lữ đoàn 125 ư ? Trên tầu không số ư? Hình như Tân Yên mình không có đâu. Đang có chút thất vọng thì Chủ tịch Hội CCB Việt Ngọc Nguyễn Quang Trường nguyên Đại úy Hải quân Lữ đoàn 126 điện tới thông báo: Ở Việt Ngọc có 1 cựu binh đoàn 125 và đã từng trên tàu không số vào nam…

Cởi mở nhưng lại ít nói về bản thân nên hầu như rất ít người biết CCB Đình Khoa từng mặt trên tàu không số chở quân lương đạn dược vào Quân khu 9 năm 1972. Nghỉ hưu năm 1989, năm 1990 ông Đình Văn Khoa được bầu làm Bí thư chi bộ, sau đó làm Trưởng ban mặt trận thôn, rồi lại làm Bí thư chi bộ thôn An Lạc I cho tới tận bây giờ nhưng ngay người dân trong thôn cũng chỉ biết ông từng một thời trong Binh chủng Hải quân, ít ai ngờ ông là cựu binh đoàn tàu không số góp phần làm nên những kỳ tích trên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyện thoại.
Tôi nhập ngũ tháng 7 năm 1969 biên chế về Đoàn 305 đặc công – Ông Khoa kể. Sau khi tốt nghiệp Trường Hạ sĩ quan ông Đình Khoa làm nhiệm vụ đưa quân vào chiến trường miền nam cho đến năm 1971 chuyển về Đoàn 126 Hải quân. Tại đây trong thời gian 9 tháng ông cùng đồng đội tập bơi, lặn, đi dưới nước. Yêu cầu đối với những người lính hải quân đánh bộ hay còn gọi đặc công nước vô cùng khắt khe, họ phải luyện tập để thích ứng với môi trường khắc nghiệt, rèn luyện để sống sót ba, bốn ngày trên biển, đủ sức bơi cả chục cây số, thành thạo trong việc tấn công các mục tiêu chỉ thể xâm nhập qua đường thủy, như tầu chiến, kho xăng dầu biệt lập, căn cứ thủy quân. Sau khóa huấn luyện, năm 1972 ông Đình Khoa được điều về thực tập trên tầu của Đoàn 125 làm thủy thủ, học cách lái tàu, làm cán bộ thuyền. Ông Khoa kể tiếp: Tôi ở trên tầu 685, trọng tải 100 tấn. Với Hải quân Việt Nam lúc đó tàu 100 tấn là một bước tiến vượt bậc từ tàu gỗ lên tàu sắt. Tháng 3 năm 1972 sau khi đóng hàng gồm quân lương, vũ khí, tàu 685 rời Hải Phòng, điểm đến là Quân khu 9 – cực nam của Tổ Quốc, trên tầu lúc đó 18 thủy thủ và 20 học viên trường sỹ quan Hải quân. Ra biển tàu 100 tấn qủa là vẫn rất nhỏ, thêm vào đó trang bị kỹ thuật hàng hải thô sơ, nhiên liệu dự trữ trên tàu hạn nên tầu 685 ngụy trang thành tàu đánh cá bám dọc theo bờ để vào nam, chỉ khi nào gặp tàu giặc thì mới dạt ra xa. Ròng giã cho đến tháng 6, tàu cập bến đổ hàng an toàn. Nghỉ ngơi chờ đợi đến tháng 8 tàu trở ra Bắc, thời gian ra chỉ mất 1 tuần. Đây lẽ là một trong những chuyến đi thuận lợi một cách hiếm hoi đối với những người lính trên tầu không số. Cũng trong năm 1972 ông Khoa một kỷ niệm khó quên, ngày xây dựng gia đình chú rể Đình Khoa vẫn lênh đênh trên biển và 3 tháng sau mới gặp cô dâu. Từ Lữ đoàn 125, năm 1975 ông Đình Khoa về Hạm đội 171 tham gia đón tù chính trị Côn Đảo, chở quân ra đảo Colin, Trường Sa lớn sau đó về Đoàn 670 Hải Phòng. Năm 1989 ông Khoa nghỉ hưu với quân hàm Đại úy, cương vị Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Đoàn 670.
20 năm trở về với đời thường, CCB Đình Khoa luôn tự hào đã một quãng thời gian dài, đẹp đẽ trong binh chủng Hải quân anh hùng, tự hào là một trong những người con của Tân Yên phục vụ trên đoàn tàu không số và ông luôn tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến để xứng đáng là người lính Đoàn 125 Hải quân hai lần Anh hùng.     
                                                                                                                     Châu Giang    

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 10,410
Total visited in day: 370,127
Total visited in Week: 637,672
Total visited in month: 1,082,105
Total visited in year: 1,791,430
Total visited: 3,209,934