|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Phúc Sơn trước Cách mạng Tháng 8 là xã Lý Cốt thuộc tổng Lan Giới, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Khi đó xã chỉ có ba xóm là Yên Lý, Cảm, Mạc. Đến năm 1957, Lý Cốt tách ra làm hai xã là xã Lam Cốt và xã Phúc Sơn. Phúc Sơn ngày nay gồm có 11 thôn. Di tích chùa Am Vân thuộc thôn Mai Hoàng, thôn có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp thôn Đài Sơn (cùng xã). Phía Tây giáp xã Dương Thành (Phú Bình- Thái Nguyên). Phía Nam giáp thôn Lý Cốt (cùng xã).

Từ thành phố Bắc Giang theo đường tỉnh 398 đến thị trấn Nhã Nam rẽ trái theo đường tỉnh lộ 287 đi Cầu Ca khoảng 7km đến cầu Lữ Vân rẽ trái dọc theo bờ đê chừng 300m là tới di tích

Chùa Am Vân hay còn có tên gọi là chùa Lữ Vân, chùa Mai Hoàng (gọi theo tên thôn). Chùa Am Vân được xây dựng từ khi nào cũng không ai biết, song theo các cụ cao niên trong thôn thì từítước tới nay ngôi chùa này vẫn ớ vị trí như hiện nay. Ban đầu chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Tam quan mái chồng diêm, đao tàu kẻ góc, có chuông, khánh lớn, tượng Phật nhiều.

Trải qua thời gian và chiến tranh chùa Am Vân không còn được như nguyên ngày đầu khởi dựng. Chùa hiện nay có bố cục hình chữ đinh. Khoảng những năm đầu thế kỷ 20, chùa bị hư hỏng, nay đã được nhân dân địa phương công đức tu sửa. Năm 1922, một số cột chùa được thay thế. Năm 1991, tu sửa toà tiền đường và thượng điện. Năm 2002, xây dựng thêm nhà mẫu phía sau tam bảo.

Năm 2003, thay một số cấu kiện như dui, đòn đỡ từ tre sang gỗ, lát sân gạch sạch đẹp và xây tường bao quanh.

Thời kỳ tiển khởi nghĩa năm 1944, bà Hà Thị Quế được phân công phụ trách khu vực Yên Thế (nay là Tân Yên và Yên Thế) đã về ở thôn Yên Lý (cạnh thôn Mai Hoàng) để hoạt động cách mạng. Do vậy chùa Am Vân là một trong những địa điểm bà thường lui tới liên lạc với các tổ chức đảng trong vùng bàn việc tuyên truyền vận động người dân chống Pháp. Năm 1945, Trung đội trưởng Ngô Văn Chứ người làng Mai Hoàng cùng với một trung đội tự vệ dưới sự chỉ huy của đồng chí Thủ Sách (Chủ tịch UB dân tộc giải phóng xã Lý Cốt nay là xã Phúc Sơn) tập trung đi chặn thu ba thuyền thóc của địch và thu toàn bộ chiến lợi phẩm khác trên cầu treo Lữ Vân. Sau năm 1945, UBHCKC xã Phúc Sơn đóng trụ sở tại chùa Am Vân. Năm 1948, chùa Am Vân là trường học của con em trong xã. Từ năm 1951 đến năm 1953, tiểu đoàn Thiên Đức (Bắc Ninh) đóng quân ở chùa để luyện tập quân sự.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1972, chùa Am Vân là một trong các địa điểm học tập và làm việc của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Chùa Am Vân là một công trình kiến trúc được nhân dân nơi đây dựng lên thờ Phật, là trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo của nhân dân địa phương. Từng là địa điểm luyện tập quân sự, chuẩn bị cho cuộc tống khởi nghĩa giai đoạn tiền khởi nghĩa năm 1945. Mặt khác, chùa Am Vâm còn là trụ sở làm việc, học tập của các tổ chức, đoàn thể, trường học trong thòi kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Ngày xưa hàng năm, hội lệ chùa được diễn ra vào ngày mồng 8, 9 tháng 4 Âm lich Trong ngày hội có các trò chơi dân gian như: Đánh đu, chọi gà, vật, đập niêu, đi cà kheo.. -Ngày nay, hội lệ chùa được chuyển sang ngày mồng 9, 10 tháng Giêng Âm lịch. Ngoài phần lễ còn có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đu quay và một số trò chơi mới như: bóng chuyền, cầu lông...

Chùa Am Vân toạ lạc trên khu đất có tên gọi là đồi Chùa, ở trung tâm thôn Mai Hoàng. Khu đất này có dáng hình của một con quy, chùa tọa lạc trên lưng của nó. Xung quanh chùa là khu dân cư bao bọc.

Nhìn toàn bộ khung cảnh chùa, ta thấy đây là một ngôi chùa đã được tu sửa nhiều. Tòa tiền đường với hệ thống mái được làm theo kiểu mái tường hồi tay ngai, phía trước có hai cột đổng trụ nhô cao hẳn lên có khắc chữ Hán. Mái được lợp bằng ngói mũi. Trước khi vào chùa ta qua bậc thềm tam cấp xây bằng gạch, rồi qua hệ thông cửa gỗ vào trong chùa. Nền chùa lát gạch vuông đỏ. Chùa Am Vân hiện nay gồm toà tiền đường 5 gian nối toà thượng điện 3 gian tạo thành bố cục hình chữ đinh.
Toà tiền đường có chiều dài là 11,7m; chiều rộng là 7,3m; cao nóc là 4,4m. Toà thượng điện có chiều dài là 7m; chiều rộng là 5,2m; cao nóc là 4,4m. Kết cấu vì chùa Am Vân theo kiểu kèo kìm, quá giang gác tường, tường hồi bít đốc.Tòa tiền đường được bái trí các pho tượng như Hộ pháp, Đức Ông, Thánh Hiền, Tượng Sư tổ.. và một số đồ thờ khác. Toà thượng điện bái trí các pho tượng thờ như Tam

Qua nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá chùa Am Vân, xác định giá trị khoa hjc của chùa Am Vân ở các mặt sau: Chùa Am Vân là trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo của nhân dân địa phương.

Trong thời kỳ tiẽn khởi nghĩa, chùa Am Vân là địa điểm bà Hà Thị Quế thường lui để tuyên truyền vận động, hoạt động cách mạng. Chùa là nơi diễn ra các cuộc hội họp bàn kế hoạch đánh Pháp, chống Nhật, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đội tự vệ địa phương thường xuyên ở chùa Am Vân để luyện tập quân sự. Năm 1948, chùa Am Vân là trường học của con em trong xã. Từ năm 1951 đến năm 1953, tiểu đoàn Thiên Đức (Bắc Ninh) về khu vực chùa để luyện tập quân sự.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chùa Am Vân còn là một trong các địa điểm học tập và làm việc của trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Ngày xưa hàng năm, hội lệ chùa được diễn ra vào ngày mồng 8, 9 tháng 4 Âm lịch. Trong ngày hội còn có các trò chơi dân gian như : đánh đu, chọi gà, vật, đập niêu, đi cà kheo...Ngày nay, hội lệ chùa được chuyển sang ngày mồng 9,10 tháng Giêng (Âm lịch). Ngoài phần lễ còn có các trò chơi như: chọi gà, đu, cờ tướng, bóng chuyền, cầu lông...

                                                                                                                           BBT

Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 14,101
1日当たりのページのアクセス回数: 17,220
1週間当たりののページのアクセス回数: 59,736
1か月当たりのページのアクセス回数: 157,451
1年間当たりのページのアクセス回数: 866,776
ページのアクセス回数 : 2,285,280