|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tên gọi di tích: Chùa Đất Đỏ, xã Họp Đức, huyện Tân Yên. Chùa còn có tên gọi khác là chùa An Bài. Tương truyền, tên chùa An Bài xuất hiện từ khi vị vua Lê Chiêu Thống từ kinh thành trên đường bị quân Tây Sơn đánh đuổi có qua đây nghỉ lại một đêm được yên ổn, sáng hôm sau vua cảm kích viết lên tường chùa ba chữ “An Bài tự”, nghĩa là nghỉ tại ngôi chùa này được yên. Từ đó chùa có tên là An Bài (năm đó vào triều Lê Chiêu Thống thứ 2, tức năm 1788). Ngoài ra, chùa còn có tên gọi là chùa Hòa Mục (gọi theo tên địa danh thời cổ xưa).

Địa điểm di tích: Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Hợp Đức gồm các xã: Hòa Mục, Lục Liễu (thuộc tổng Mục Sơn), Tưởng Sơn (thuộc tổng Bảo Lộc Sơn) và 1 ấp gồm 4 xóm: Cửa Sông, Hòa Minh, Lò Nồi, Lưỡng An (thuộc tổng Quế Nham). Chùa Đất Đỏ thuộc xã Hòa Mục, tổng Mục Sơn, huyện Yên Thế, xứ Kinh Bắc. Năm 1957, huyện Tân Yên được thành lập, 3 xã và 1 ấp kể trên hợp thành xã Hợp Đức, chùa Đất Đỏ thuộc thôn Trung, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên. Chùa tọa lạc trên khu đồi thấp mang tên đồi Đất Đỏ nhìn về hướng Tây Nam. Toàn bộ công trình có tổng diện tích 2.777,6m2, thuộc thửa đất số 38 và 40 trên tờ bản đồ địa chính số 25 của xã Hợp Đức, được đo vẽ năm 2007. Vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp thôn Lục Liễu Trên và thôn Hòa An. Phía Tây giáp thôn Tân Hòa. Phía Nam giáp thôn Quất. Phía Bắc giáp thôn Hòa Minh, đều ở xã Hợp Đức.
Đường đi đến di tích: Chùa Đất Đỏ được xây dựng trên một quả đồi thấp có tên là đồi Đất Đỏ thuộc thôn Trung, xã Hợp Đức. Di tích nằm cách thành phố Băc Giang khoảng 20km về phía Tây-Bắc. Từ thành phố Bắc Giang, du khách có thể đi băng đường bộ và đường thủy đêu có thê tới được di tích.

Di tích chùa Đất Đỏ được xây dựng từ lâu đời, trải qua thời gian, do sự tác động của thiên nhiên cùng diễn biến thăng trầm của lịch sử, chùa Đất Đỏ vẫn còn giữ được hầu như nguyên trạng hệ thống tượng Phật và đồ thờ tự cổ. Chùa có chức năng thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo của nhân dân địa phương. Đây là một công trình văn hóa tôn giáo có giá trị về lịch sử - văn hóa. Tuy rằng đã qua nhiều lần trùng tu, tu sửa ở thời Nguyễn và các giai đoạn sau này nhưng hiện nay ngôi chùa vẫn còn lựu giữ đươc nhiều nét cổ kính và hệ thống các cổ vật từ xa xưa, như: Mâm bồng, bát hương, mõ gỗ, cửa võng thời Nguyễn (thế kỷ 19), hệ thống tượng Phật, bia đá.

Chùa Đất Đỏ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: Thời kỳ đầu giặc Pháp xâm lược Yên Thế (1884), chùa là địa điểm đóng quân của Nguyễn Chí Công (tức Đề Tiền) tập họp lực lượng để đánh Pháp. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chùa là nơi đồng chí Hoàng Quốc Việt- Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm địa điểm hoạt động cách mạng nhằm gây dựng cơ sở cách mạng ở vùng Lục Liễu và Phúc Hòa. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi tổ chức các lóp bình dân học vụ cho con em trong xã.

Ngôi chùa được xây dựng ở nơi có cảnh quan không gian đẹp, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và là nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân trong vùng. Hội lệ hàng năm được tổ chức ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: Đấu vật, đập nồi đập niêu cờ tướng, đu, chọi gà và một sổ môn thể thao: Bóng đá, cầu lông...
Tương truyền, ngôi chùa Đất Đỏ (hay chùa An Bài) được nhân dân Hòa Mục xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Hồng Đức, vào giữa thế kỷ thứ XV. Qui mô khi đó gồm 7 gian tiền đường và 3 gian thương điện, có sân rộng, vườn chùa đủ cây cối xanh tươi, có tam quan, gác chuong, có hành lang giải vũ uy nghi tố hảo, tường bao, xung quanh còn có lũy tre bao bọc. Trong chùa hệ thống tượng Phật được bài trí đầy đủ. Đến đời vua Lê Chiêu Thống (1788) bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vua Chiêu Thống đã theo Dương Đình Tuấn người làng Dương Lâm đưa chạy đến đây, nhiều quân tướng đêm nằm ở cánh đồng làng Bùi (xã Cao Thượng), sau cánh đồng này dân gọi là “cánh đồng Vua”, còn vua Lê Chiêu Thống vào trong chùa Đất Đỏ nghỉ, qua một đêm được an lành, sáng ra, vua cảm kích đã viết ba chữ thật to lên tường chùa “An Bài tự”, đê ghi nhớ một đêm ở chùa được yên ổn.

Năm 1884, giặc Pháp xâm lăng đến đất Yên Thế, nhân dân khắp nơi đã nổi lên chống Pháp để cứu nước cứu nhà. Ở Hòa Mục có ông Nguyễn Chí Công đã nổi lên dựng cờ khỏi nghĩa chống Pháp, dân gọi là ông Đề Tiền. Ông Đề Tiền đã đóng quân ở chùa Đất Đỏ, sau lên xây dựng đồn Hòa Làng, giặc Pháp kéo quân lên đánh vào đồn Hòa Làng, ông lại rút quân lên đồn Hố Chuối, hợp quân cùng ông Đề Thám đánh Pháp nhiều trận, mãi đến tháng 3/1892 giặc Pháp mở chiến dịch lớn đánh cả vào 7 đồn của nghĩa quân. Sau khi đã chống trả quyết liệt, nghĩa quân được lệnh rút vào rừng đánh du kích, ông Đề Tiền được ông Đề Thám cho về trụ trì ở chùa Đất Đỏ một thời gian để thăm dò, nắm tình hình trong nhân dân để có kế hoạch chổng Pháp.

Năm 1938, nhân dân địa phương hưng công xây lại phần thượng điện. Thượng điện được xây dựng gồm 3 gian nối vuông góc với tòa tiền đường tạo ra bình đồ kiến trúc chữ đinh (J), và được bảo lưu nguyên trạng đến ngày nay.
Đến năm 1942, có đồng chí Hoàng Quốc Việt lúc này là Xứ ủy Bắc Kỳ đã đến chùa Đất Đỏ đóng giả nhà sư, hoạt động cách mạng. Lúc này chùa Đất Đỏ có nhiều nhà sư đến ở, như: Sư Vượng, sư Điềm, sư Viên toàn là cán bộ hoạt động cách mạng. Từ chùa Đất Đỏ, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã đi tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng ở vùng Lục Liễu và các Phúc Hòa.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng cho máy bay ném bom, bắn phá vào chùa nhiều lần. Lúc này xã dùng chùa làm trường học cho cả xã, giặc phá, nhân dân lại xây, giặc lại phá, dân cứ tiếp tục xây dựng, hàn gắn vết thương. Cuối cùng trường học của xã vẫn đứng vững tại chùa, nhưng ngôi chùa bị tàn phá nhiều.

Chùa Đất Đỏ là nơi thờ Phật, đồng thời cũng là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Hàng năm, cứ vào ngày 10 thảng Giêng âm lịch hội chùa được tổ chức, các cụ bà ở khắp thôn làng trong xã lại nô nức lên chùa, khách thập phương cũng lũ lượt đên đây niệm Phật đông vui.

Căn cứ vào bộ khung chịu lực, phong cách tạo dựng và kết cấu kiến trúc gỗ còn lại ở chùa cho biết, chùa Đất Đỏ có lịch sử từ thời Lê (khoảng thế kỷ XVIII) và được tu bổ, tôn tạo nhiều lần vào thời Nguyễn-khoảng nửa cuối thế kỷ XIX.

1. Một số lễ tiết trong năm gắn với di tích

Một số tục lệ đêm giao thừa: Những tục lệ này có từ lâu đời và được trao truyền lưu giữ để tồn tại đến ngày nay. Với mong muốn từ sự mưu cầu hạnh phúc, ước nguyện những điều tốt đẹp, may mắn, bình yên sẽ đến với mọi người, mọi vật trong năm mới, đồng thời đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ sắp qua đi. Chính vì ý nghĩa đó mà tục này được giữ gìn đến ngày nay.
Lễ chùa: Sau khi làm lễ cúng giao thừa ở nhà xong, người dân kéo nhau đi lễ chùa để cầu phúc, cầu may, xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình, cũng nhân dịp này xin quẻ đầu năm xem vận mệnh năm đó ra sao.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng, đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc: Sau khi đi lễ chùa xong người ta có tục hái trước cửa chùa môt cành cây gọi là cành lộc để mang về nhà, ngụ ý là lấy lộc của Trời, Đất, Thần, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm vào trước bàn thờ ở gia đình cho đến khi tàn khô.
Lễ rằm tháng Giêng: Đây là lễ rất quan trọng đối với các Phật tử, vì rằm tháng Giêng còn là ngày víâ của Phật tổ “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng Giêng”. Lễ được tổ chức chủ yếu tại chùa cho các thiện nam tín nữ đi lê.
Lễ Phật Đản: Đây là Ịễ rất quan trọng của đạo Phật, diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch) theo truyền thống Phậi giáo, để kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thê Tôn-người khai sáng đạo Phật. Theo thông lệ, hàng năm cứ đến ngày này bà con trong làng lại tề tựu đông đủ ở chùa để tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, dâng hương cúng lễ lên Đức Phật từ bi.
Lễ rằm tháng Bảy (lễ xá tội vong nhân-lễ Vu Lan): Lễ này được giới tăng ni Phật tử gọi là ngày “Đại Lễ Vu Lan”, hay “Mùa báo hiếu”. Đây là dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh...Thông thường lễ này được tổ chức tại chùa, mọi người làm cỗ chay chân tế, cầu kinh Vu Lan, cầu siêu cho các vong hồn lang thang, cầu xin cho vong hồn người thân thoát khỏi nơi địa ngục. Nghĩa là dưới âm phủ hôm ấy, các vong hồn được tha tội. Bởi vậy đốt vàng mã để cúng gia tiên, và ở chùa có nấu cháo thí, đổ vào các lá đa cuốn hình phễu, buộc vào các cành cây ở đầu ngõ xóm cho những vong hồn lang thang đến thụ hưởng.

Như vậy, thông qua các trò chơi diễn ra trong lễ hội cho thấy, lễ hội chùa Đất Đỏ là một lễ hội truyền thống còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Di tích đã được xếp hạng.

                                                                                                        BBT

Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 10,392
1日当たりのページのアクセス回数: 13,554
1週間当たりののページのアクセス回数: 56,070
1か月当たりのページのアクセス回数: 153,785
1年間当たりのページのアクセス回数: 863,110
ページのアクセス回数 : 2,281,614