|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Chùa Nam Thiên còn gọi là chùa Phố thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên. Chùa xưa thuộc làng Cầu. Khi làng Cầu bị giặc Cờ Đen triệt hạ vào cuối thế kỷ XIX thì chùa do làng Chuông kiêm quản. Từ năm 1885, thực dân Pháp lập đồn Nhã Nam và đặt phủ Yên Thế ở nơi đây, phố Nhã Nam hình thành, chùa chuyển về phố. Tối năm 1925 chùa được trùng tu lớn. Theo dấu tích còn lại, có thể biết chùa cũ khá rộng: Mặt bằng cũ bao gồm các công trình sau cổng tam quan, sân, giếng, nhà tiền đường, nhà chung, nhà tam bảo và nhà tổ.

 

Năm 1947, các toà tiền đường, nhà tổ, tam quan bị bom Pháp phá đi. Sau đó, trên đất tiền đường cũ, lại được dùng vào việc xây dựng kho lương thực, làm chợ, nhà của đốc tờ Zina và bãi tập của lính Pháp. Ngày nay khu vực chùa không còn rộng như trước nữa, chỉ còn lại phần đất từ đầu kho lương thực trở lên phía Đồi Phủ.
Từ đường phố' Nhã Nam đi vào chùa nay phải đi theo lối cổng mở phía Tây đất chùa. Trước khi vào nhà chung phải qua một vườn cây na, mít, hồng, bưởi. Bên góc vườn còn một cây xanh lớn. Qua nhà tổ rồi vào sân nhà chung và vào nhà chung.
Nhà chung là ngôi nhà ba gian kẻ truyền bít đốc. Kết cấu vì kèo đơn giản. Ở gian giữa có đặt một án thơ thời Nguyễn, rực ánh vàng son; đủ ca long, ly, qui, phượng. Ở hai gian bên nhà chung, trổ hai cửa thông lên sân nhà tam bảo mới được tu bổ lại rồi vào tam bảo. Toà tam bảo mới được tu tạo lại, trong có đặt các pho tượng: Tam Thế, Phật bà 10 tay, Đức ông, Thánh Tăng, Acliđà, Anan Ca Diếp, Tuyết Sơn, Kim Cương, Thị Kính, La Hán...

Chùa Nam Thiên tuy là nơi thờ Phật, nhưng sớm trở thành cơ sở qua lại của đảng ta trong thời kỳ 1943-1945. Những diễn biến lịch sử có liên quan tới chùa Nam Thiên có thể tóm tắt như sau:

Năm 1943, nhân dân Nhã Nam được tin có phong trào cứu quốc, các vị thanh niên yêu nước ra làm cách mạng, mục đích là cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Ở phố đã có những người sớm giác ngộ ra chùa mở lóp học quốc ngữ lấy tên là Hội truyền bá quốc ngữ, nhân dân ra học rất đông và nhiệt liệt hưởng ứng.

Sang năm 1945, Hội truyền bá quốc ngữ đã tổ chức và gây dựng được một số người có lòng yêu nước. Hoạt động ban đầu với các hình thức văn hoá công khai như: Diễn kịch, thơ ca, để thu hút thanh thiếu niên tham gia. Trong đó có các vở: Hồn yêu nước, Vì nước quên mình, Tiếng chuông cảnh tỉnh, Hội nghị Diên Hồng...
Đầu năm 1945 nhân dân Nhã Nam biết tin có mặt trận Việt Minh do bà Hà Thị Quế chỉ huy, cùng nhân dân trong vùng đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật. Bà Hà Thị Quế đã đi sâu vào dân chúng làm công tác vận động quần chúng làm cách mạng, gây cơ sở ỏ Nhã Nam để chuẩn bị chống Pháp giành chính quyền. Trong thời kỳ này, đồng chí Hà Thị Quế và một số đồng chí theo cách mạng đã qua lại ngôi chùa Nam Thiên để nắm tình hình quân Pháp và tay sai ở phủ Yên Thế đóng trên Đồi Phủ ngày sau chùa Nam Thiên.

Tháng 7 năm 1945, lực lượng cách mạng Yên Thế đã tiến đánh phủ Yên Thế, giành chính quyền về tay nhân dân. Uỷ ban cách mạng lâm thời được thành lập, trụ sở đặt1 tại chùa Nam Thiên.

Sau đó, chùa Phố lại là nơi tập trung các chiến sỹ cách mạng lên đường về Bắc Giang tham gia giành chính quyền ở tỉnh. Tiếp theo đó, ở chùa Nam Thiên đã tổ chức một buổi tiễn đưa bộ đội giải phóng quân về Hà Nội tham gia giành chính quyền.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, toàn huyện Yên Thê (cũ) tập trung ở khu chùa Nam Thiên dự lễ chào mừng quốc khánh thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lần thứ nhất.

Cũng trong tháng 9 năm 1945, tại chùa Nam Thiên cũng là nơi nhân dân góp gạo mặt trận và chính quyên lâm thời để cứu trợ nạn đói. Đầu tháng 12 năm 1945, thực hiện chủ trương "Tuần lễ vàng" nhân dân Nhã Nam lại lấy chùa Nam Thiên làm cơ sở quyên góp vàng và đồng cho nhà nước.

Từ đó về sau, chùa Nam Thiên luôn được sử dụng vào mục đích vì dân vì nước. Nhiều hoạt động có tính chất cách mạng đã được thực hiện như chủ trương xoá bỏ thù hằn giai cấp, thực hiện sửa sai trong cải cách ruộng đất; thực hiện chính sách hợp tác hoá, vận động thanh niên ba sẵn sàng phụ nữ ba đảm đang; xây dựng Hội mẹ chiến sỹ, Hội bạch đầu quân góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngôi chùa Phố ngày nay không còn được như xưa, nhưng từ năm 1988 trở đi đã được nhân dân Nhã nam tu tạo lại khá khang trang đẹp đẽ. Trong khu vực chùa, tấm bia ghi lại sự kiện cách mạng tiến đánh phủ lỵ Yên Thế, xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập chính quyển cách mạng của nhân dân đã được dựng lên để giáo dục lòng tự hào dân tộc tới các thế hệ.

Do ngôi chùa Nam Thiên nằm kể bên Đồi Phủ và chứng kiến nhiều sự liên quan tới phong trào khởi nghĩa Yên Thế, phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo nên chùa đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hoá nằm trong hệ thống các di tích về phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Ngôi chùa Nam Thiên cùng với các di tích ở Đồi Phủ đã và đang tích cực phát huy tác dụng tốt.

BBT

 

Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 12,865
1日当たりのページのアクセス回数: 11,526
1週間当たりののページのアクセス回数: 54,042
1か月当たりのページのアクセス回数: 151,757
1年間当たりのページのアクセス回数: 861,082
ページのアクセス回数 : 2,279,586