|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Chùa Tứ Giáp có tên chữ là "Đại Phúc tự", tên Nôm là "chùa Gốc Gạo" và tên thường là chùa Nhã Nam.

Tứ Giáp vì trước đây xã Nhã Nam có 4 làng. Mỗi làng là một giáp? Bốn giáp gồm: Giáp Chuông, Giáp Nguộn, Giáp Thượng, Giáp Hạ cùng nhau hưng công xây dựng chùa vì thế mà có tên chùa Tứ Giáp.
Đại Phúc tự tức là chùa Đại Phúc, đó là cái tên chữ Hán của chùa, đó là tên chính nhưng lại ít được dùng đến. Chùa Gốc Gạo là bởi bên chùa có cây gạo cổ. Chùa Nhã Nam là cái tên gọi theo tên của xã Nhã Nam.
Chùa Tứ Giáp đặt trên mảnh đất ở phía Tây làng Nguộn của xã Nhã Nam. huyện Tân Yên ngày nay. Nơi đây cảnh quan thoáng đẹp lại có đường 17B và đường 34A đi gần qua nên giao thông rất thuận tiện.

Truyền tích kể rằng: Chùa xưa gồm 7 gian tiền đường 5 gian trung đường, 3 gian tam bảo, 2 dãy hành lang, 1 toà nhà tổ, nhà khách, nhà sư ni được xây dựng theo lối nội công ngoại quốc đặt trên Đồi Phủ ở phía sau đình. Ngôi chùa ấy lại có một hệ thống tượng lớn bằng đất nung đặt ở trưốc sân chùa, trong chùa. Tất cả đểu đầy đủ từ Tam Thế, Tam Thân, Adiđà, Anan, Ca Diếp... đến các vị La Hán ở hành lang, nghĩa là đủ hết, chẳng thiếu pho nào. Lại có quả chuông nặng mấy trăm cân, tiếng vọng ngân nga. Vì thế hội chùa 12 tháng giêng, đông vui nô nức, ai cũng muốn đến chiêm ngưỡng nơi danh lam cổ tích đệ nhất cùng Yên Thế cũ.
Thế nhưng từ 1862 trở đi, tàn quân Thái Bình thiên quốc do tên tướng Ngô Côn cầm đầu tràn qua biên giới xuống vùng Yên Thế tàn phá giết hại dân lành, ở xã Nhã Ham cũ vốn có 7 làng (Chuông, Vàng, Lã, Cầu, Nguộn, Thượng, Hạ) bị chúng đánh giết, ba làng Vàng, Cầu, Lã phiêu dạt mất hẳn chẳng còn tung tích. Ngôi chùa bị phá đến năm 

1885, thực dân Pháp chiếm xong thành Tỉnh Đạo. Thấy không thuận lợi nên chúng bắt dân Nhã Nam, chuyển đình chùa đi nơi khác để chúng lập đồn Nhã Nam nhằm không chế phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Dân Nhã Nam không chịu, chúng đặt đại bác ở đồi chùa Bùng nã hàng trăm quả đạn, phá huỷ hoàn toàn hai công trình đình - chùa Nhã Nam nổi tiếng khắp vùng.

Cuối năm 1886, dân Nhã Nam và dân xã hàng ước Dương Lâm, Lý Cốt cùng nhau xây lại đình, chùa. Ngôi đình do ba xã dựng xây gọi là đình Ba Xã. Còn ngôi chùa xây trên đất làng Nguộn chủ yếu do 4 giáp hưng công gọi là chùa Tứ Giáp.
Chùa xây dựng lại gồm tiền đưòng, nhà chung, phật điện, nhà tổ, nhà tăng ni, cổng tam quan có gác chuông, tường bao qui củ rất khang trang. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của người dân Nhã Nam sau ngày hội chùa cổ bị tàn phá và bị di chuyển. Bởi thế, ngày hội chùa, nhân dân phấn khởi đến chung vui: Lệ thi cỗ, thi gói bánh chưng, làm bánh rán, bánh gio, sôi vò, chè gừng... lại mở.
Trải qua nhiều năm, chùa Tứ Giáp được duy trì bảo quản của người bốn giáp nên nó tồn tại ngay bên phủ huyện Yên Thế cũ. Do điều kiện tự nhiên - xã hội thuân lợi nên đầu năm 1945 chùa Tứ Giáp đã được sử dụng làm cơ sở cách mạng, che chở, tạo điều kiện cho cán bộ cách mạng về hoạt động, gây cơ sở để chuẩn bị lực lượng đánh chiếm phủ lỵ Yên Thế, giành chính quyển vể tay nhân dân.
Tháng 3 năm 1945, chùa Tứ Giáp là cơ sở của một bộ phận báo cứu quốc của Đảng đến đóng và làm việc, ấn loát báo chí, truyền đơn, tài liệu... để chuyển cho các cơ sở cách mạng của vùng Yên Thế.

Đến đầu tháng 4 năm 1945, du kích quân Yên Thế đã họp tại chùa bàn kế hoạch đánh chiếm phủ lỵ đóng trên Đồi Phủ. Cuối năm 1945, Ty bưu chính Bắc Giang đóng và làm việc tại đây. Năm 1946, chùa là cơ sở của quân khu 12; của Ty Công an tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1947 là trụ sở của uỷ Ban kháng chiến tỉnh Bắc Giang.
Tháng 9 năm 1947, giặc Pháp tấn công lên Yên Thế, quân và dân Nhã Nam đã đánh trả quân thù quyết liệt. Tại chùa Tứ Giáp đã xảy ra trận đụng độ giữa ta và địch. Vì vậy mà khung mái, cột, tường... còn đầy vết bom, đạn. Chùa Tứ Giáp và đình Ba Xã lại một lần nữa bị tàn phá nặng nề. Chùa chỉ còn lại toà tiền đường 7 gian nham nhở vết đạn. Tuy thế các cơ quan từ xã đến huyện, tỉnh vẫn tiếp tục đến đóng và làm việc trong nhiều năm sau.

Năm 1949, Huyện uỷ Yên Thế (cũ) đến đóng và mở lớp bồi dưỡng lý luận cho hơn 100 cảm tình đảng, kết nạp làm nòng cốt cho phong trào của các xã.
Năm 1950, Ủy ban kháng chiến Nhã Nam đến đóng và làm việc tại chùa này. Cũng trong năm này, Tỉnh uỷ Bắc Giang tổ chức hội nghị đại biểu các huyện trong tỉnh đến chùa Tứ Giáp họp bàn kế hoạch triển khai thực hiện đóng thóc quân lương và hội nghị thực hiện cấp ruộng đất của đồn điền Pháp cho dân sản xuất, tăng gia...
Năm 1952, Ưỷ Ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thực hiện thuế nông nghiệp do đồng chí Trần Trung - Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì.

Năm 1953, Huyện uỷ Yên Thế mở hội nghị phát động phong trào giảm tô, cải cách và hội nghị động viên bộ đội tiến lên mặt trận Điện biên phủ.
Trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước, chùa Tứ Giáp đã liên tục chứng kiến các cuộc tiễn đưa con em lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu ở mặt trận góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chùa Tứ Giáp ngày nay tuy không còn như cũ mà chỉ còn tiền đường cùng toà chùa trung toà tam bảo làm theo lối cổ. Trong chùa còn khá nhiều các pho tượng phật bằng gỗ sơn son thếp vàng. Tất cả đều là sản phẩm của thời Nguyễn (thế kỷ XIX, XX) ngoài ra còn toà nhà tổ, nhà ngang và một số công trình nhỏ khác. Những di vật của chùa Tứ Giáp xưa đã được sưu tầm. Đó là những viên gạch đất nung có hoa văn sóng nước và hoa văn cúc leo thô đậm với kích thước lớn. Các di vật này dùng để xây ban thờ và đều có niên đại thuộc thế kỷ thứ XVI, tương đương với thời Lê Mạc. Tiếc rằng ở di chỉ cũ của ngôi chùa không còn dấu tích gì; nhưng đây cũng là một địa điểm rất đáng chú ý cho việc nghiên cứu văn hoá cổ ở vùng đất Bắc Giang. Đó là vấn đề tại sao bốn làng ở Nhã Nam lại là bốn giáp, không giống ỏ các nơi là giáp là tổ chức, là tế bào nhỏ nhất ở trong làng.

                                              BBT                                                                           

Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

アクセス中: 14,116
1日当たりのページのアクセス回数: 17,226
1週間当たりののページのアクセス回数: 59,742
1か月当たりのページのアクセス回数: 157,457
1年間当たりのページのアクセス回数: 866,782
ページのアクセス回数 : 2,285,286