DÂN CƯ - DÂN TỘC, LAO ĐỘNG TÂN YÊN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Số dân : 60 năm về trước, vào năm 1936, cả phủ Yên Thế số dân mới chỉ có 22.087 người trong gần 300.000 người của tỉnh Bắc Giang (được thành lập từ 1895 đến 1963). Những năm sau hòa bình, mỗi năm số dân huyện tăng bình quân 2000 người; năm 1955 : 52.822 người; năm 1956 : 54.806 người; năm 1957 : 56.902 người.  

Số dân :
60 năm về trước, vào năm 1936, cả phủ Yên Thế số dân mới chỉ có 22.087 người trong gần 300.000 người của tỉnh Bắc Giang (được thành lập từ 1895 đến 1963).
Những năm sau hòa bình, mỗi năm số dân huyện tăng bình quân 2000 người; năm 1955 : 52.822 người; năm 1956 : 54.806 người; năm 1957 : 56.902 người.
Năm 1958 - năm đầu tiên sau này thành lập huyện Tân Yên, số dân đã lên tới 59.085 người, năm sau đã vượt con số 60 nghìn người , cụ thế là 61.155 người.
Hơn 30 năm qua, số dân được ghi nhận hằng năm, trong đó có số dân của 4 lần tổng điều tra dân số toàn quốc (1960, 1974, 1979, 1989), như sau :

Năm 1960 63.142 người
1961 66.310
1962 68.927
1963 71.363
1964 74.285
1965 75.383
1966 74.000
1967 75.695
1968 77.108
1969 83.216
1970 86.923
1971 86. 523
1972 87. 253
1973 88.626
1974 91.268
1975 93..601
1976 97..123
1977 103.63
1978 102.628
1979 99.634
1980 101.816
1981 106.994
1982 110.883
1983 112.050
1984 115.608
1985 121.2-73
1986 129.262
1987 126.261
1988 135.072
1989 135.033
1990 139.790
1991 143.114
1992 148.508
1993 150.548

Tính đến tháng 8 năm 1994, kết quả cuộc điều tra nông thôn và nông nghiệp cho biết : Tân Yên có 34.735 hộ, với 147.777 người thuộc khu vực nông thôn, nông nghiệp.
Trong vòng 1 phần 3 thế kỷ vừa qua, số dân năm 1993 so với số dân năm đầu thành lập huyện (1957), đã tăng lên 2,5 lần, hay là tăng thêm gần 90 nghìn người. Bình quân mỗi năm dân số tăng thêm trên 2.600 người, (gần bằng dân số một xã nhỏ của huyện).
Tân Yên đứng ở khoảng hạng giữa về số dân trong 16 huyện thị của tỉnh Hà Bắc. Trong 10 năm gần đây (1983-1993), dân số Tân Yên đã tăng thêm 38.498 người.
Theo kết quả điều tra nông thôn và nông nghiệp (được văn bản hóa vào tháng 8 năm 1994), tổng số hộ, số hộ nông nghiệp và số người của từng xã có như sau :
XÃ Tổng số hộ Riêng hộ nông nghiệp Số khẩu
Song Vân 1.771 1.757 7.439
Ngọc Châu 1.464 1.432 6.000
Ngọc Lý 1.502 1.433 6.354
Ngọc Vân 1.802 1.783 7.672
Ngọc Thiện 2.709 2.702 11.991
Cao Xá 2.365 2.197 10.149
Quang Tiến 1.116 1.105 4.851
Đại Hóa 1 008 999 4.187
Lan Giới 806 799 3.395
Việt Ngọc 1.700 1.674 7.353
Lam Cốt 1.441 1.436 6.204
Phúc Sơn 1.025 1.005 4.700
Tân Trung 1.715 1.711 6.975
Liên Sơn 1.111 1.084 4.434
An Dương 1 565 1.550 6.772
Nhã Nam 1.563 1.284 6.683
Việt Lập 1.801 1.745 7.713
Cao Thượng 2.276 2.020 9.270
Hợp Đức 1.345 1.322 5.917
Quế Nham 1.681 1.552 7.176
Liên Chung 1.525 1.552 6.826
Phúc Hòa 1.444 1.410 5.716
Toàn huyện 34.735 33.527 147.777
Dân tộc :
Tân Yên là vùng đất sinh sống vươn xa của một số dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc nước ta. Người Tày, Nùng đã cư trú nhiều đời; các thành phần dân tộc khác thì mới gia nhập cộng đồng các dân tộc huyện nhà, với số lượng rất ít, từ 1, 2 người đến dưới 10 người. Hiện tượng này phản ánh qúa trình luân chuyển dân cư rộng lớn trên phạm vi cả nước từ sau năm 1945, đặc biệt là từ sau năm 1975.
Theo số liệu Tổng điều tra dân số toàn quốc (TĐTDSTQ) năm 1979 và 1989, số người các dân tộc thiểu số ở Tân Yên ghi được như sau :
Năm/ Dân tộc 1979 1989
Tày 146 người (79 nam, 67 nữ) 330 (156 và 174)
Nùng 145 người (76 nam , 69 nữ) 314 (159 và 155)
Hoa 62 người (30 nam , 32 nữ) 38 (22 và 16)
Cao Lan 1 người (0 nam, 1 nữ) Không
Thái 1 người (0 nam, 1 nữ ) 4 (2 và 2)
Sán Dìu 1 người (0 nam, 1 nữ) 7 (4 và 3)
Sán Cháy Không có 8 (6 và 2)
Hmông 7 (3 và 4)
E Đê 3 (2 và 1)
Dao 2 (0 và 2)
Cờ Ho 1 (0 và 1)
Mnông 1 (1 và 0)
Xu đăng 1 (0 và 1)
Ngái 1 (1 và 0)
Khơ me (1 và 0)
Không xác định 21
Trong tổng số dân : 99.635 người 135,033 người
Gia đình và tái sản xuất dân cư.
Theo số liệu TĐTDSTQ, năm 1979 Tân Yên có 20.494 hộ, năm 1989 có 30.825 hộ; năm 1993 có 35.488 hộ. trong 15 năm ( 1979-1993); số hộ tăng thêm gần 15 nghìn hộ; đến tháng 8-1994, có 34.735 hộ.
Trước 1945, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều khá cao. Từ năm 1954 đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở huyện vẫn còn cao, chủ yếu do tỷ lệ chết giảm đáng kể. Những nguyên nhân gây chết như nạn hữu sinh vô dưỡng, nạn đói, dịch bệnh về cơ bản đến nay đã được thanh toán.
Tỷ lệ tăng dân số trong 8 năm gần đây (1986-1993) diễn biến như sau :
Năm Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết
(%) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
1986 2,36 0,58 1,78
1987 2,27 0,50 1,77
1988 2,07 0,44 1,63
1989 2,05 0,42 1,63
1990 2,64 0,52 2,12
1991 2,72 0,47 2,25
1992 2,63 0,40 2,23
1993 2,22 0,42 1,80
Cho đến năm 1993, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở một số xã vẫn còn cao.
Di cư
Trong qúa khứ và cho đến trước năm 1945, Tân Yên là vùng đất có tiềm năng về đất đai nên đã trở thành nơi đến của nhiều đợt di dân từ hầu khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Đến những năm 40, Tân yên cũng như các huyện trung du Hà Bắc, ngoài đất đai chưa được sử dụng, mỗi đầu người có mức diện tích gieo trồng bình quân là 0,416 héc-ta,
Những năm 60-70 Tân Yên vẫn chưa bị sức ép của tăng dân số và của bình quân ruộng đất thấp nên vẫn là nơi di cư đến. Mấy chục hộ nông dân từ huyện Xuân Trường (thuộc tỉnh Nam Hà) đã di cư đến Tân Yên, định cư và lập nghiệp tại thôn Xuân Tân (xã Cao Xá)(1) , Trung Lương (Cao Xá), Tân Lập (Ngọc Lý)
Từ năm 1975 đến năm 1990 đã có nhiều hộ trong huyện di cư lẻ tẻ và tự do vào một số tỉnh phía Nam. Từ năm 1992 Tân Yên chính thức có những đợt di cư ngoài tỉnh, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước.
(1) Xuân Tân là từ ghép của 2 vùng quê : Xuân Trường và Tân Yên
Các đợt di cư được ghi nhận như sau:

Di cư đến Số hộ Số khẩu (người) Số LĐ (người)
1992 Tỉnh Tây Ninh 37 164 98
Tỉnh Long An 8 45 30
1993 Tỉnh Tây Ninh 88 416 243
27 103 58
1994 Tỉnh Tây Ninh 63 257 165
Riêng năm 1994, tính đến hết tháng 6, mới thực hiện được đợt 1 gồm 15 hộ.
Các xã trong huyện có số dân (hộ, khẩu) di cư như sau :
Năm 1992, xã Quang Tiến, Đại Hóa : 45 hộ; 209 khẩu, 128 lao động.
Năm 1993 :
Xã Quang Tiến 38 hộ 188 khẩu
Xã Đại Hóa 21 hộ 101 khẩu
Phúc Sơn 9 hộ 45 Khẩu
Liên Chung 7 hộ 30 Khẩu
Cao Thượng 2 hộ 14 khẩu
Việt Lập 3 hộ 12 khẩu
Xã Cao Xá 5 hộ 11 khẩu
Ngọc Vân 2 hộ 7 khẩu
Quế Nham 1 hộ 8 khẩu
Năm 1994, đợt I gồm dân di cư từ 10 xã :
Liên Chung 37 hộ gồm 138 khẩu có 84 lao động
Quang Tiến 13 hộ, 69 khâu, 51 lao động
Quế Nham 1 hộ, 3 khẩu, 2 lao động
Nhã Nam 1 hộ, 7 khẩu, 5 lao động
Phúc Sơn 1 bộ, 4 khẩu, 4 lao động
Phúc Hòa 2 hộ, 7 khẩu, 4 lao động
Lan Giới 4 hộ, 12 khẩu, 4 lao động
Cao Thượng 1 hộ, 3 khẩu, 2 lao động
Hợp Đức 2 bộ, 7 khẩu, 4 lao động
Tính đến đợt I năm 1994, toàn huyện có 223 hộ bằng 985 khẩu, trong đó có 594 lao động đã di cư ngoài tỉnh. Trong số hộ ra đi các vùng kinh tế mới, có 10 % là số hộ giàu có, 30 % số hộ trung bình và 60 % số hộ nghèo.
Trong hàng chục năm tới đây di dân ở Tân Yên có thế được dự báo diễn ra theo mấy hướng :
- Tham gia vào qúa trình phân bổ lại dân cư và nguồn lao động phù hợp với các kế hoạch phân bố lại sản xuất theo vùng lãnh thổ của tỉnh và của Quốc gia nên vẫn tồn tại việc di cư nội tỉnh, trong nước.
- Do sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế; sự phát triển của sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường (trong đó có thị trường lao động ), ở Tân Yên ngày càng xuất hiện kiểu di cư con thoi (lao động làm thuê, trong đó có lao động kĩ thuật cao của nơi khác đến huyện hoặc từ huyện đi nơi khác, trong một thời gian nhất định rồi trở về nơi cư trú).
- Do qúa trình tất yếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước , trên địa bàn Tân Yên cũng bắt đầu qúa trình đô thị hóa với sự hình thành của trung tâm huyện (huyện lỵ Cao Thượng), thị trấn (như Nhã Nam) các thị tứ như Lữ Vân, Ngọc Thiện, Cao Xá, Lục Liễu, Dĩnh vv.... và các điểm dân cư tập trung khác. Do đó sẽ diễn ra các qúa trình di cư từ nông thôn vào các điểm tiếp thị ... trên ngay địa bàn huyện và ngoài huyện.
Cơ cấu giới :
Sau trình độ văn hóa và trình độ học vấn của dân cư thì cơ cấu giới là nhân tố tác động lớn đến tỷ lệ tăng dân số. Năm 1960, theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ nhất, thì trong dân số 63.142 người của huyện Tân Yên có 29.961 nam và 33.181 nữ, nam chiếm tỷ lệ 47,4 %, nữ 52,6 %.
Theo số liệu tổng điều tra dân số lần thứ 3, năm 1979 thì trong dân số 99.634 người có 44.035 nam và 55.599 nữ, nam chỉ còn chiếm 44,2 %, nữ 55,8 %. Tỷ lệ nam giảm đáng kể do những hy sinh mất mát về người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965-1975). Tỷ lệ chênh lệch này kéo dài ít năm sau đó.
Theo số liệu Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ tư, năm 1989, tỷ lệ nam đã chiếm 47,6% dân số (dân số 135.038 người nam 64.181 người, nữ 70.852 người). Đến năm 1992, tỷ lệ nam nữ đã ổn định ở mức tự nhiên : Nam 48,44%, Nữ b51,56%.
Ở Tân Yên, người ta cũng thấy một nhân tố sinh học trong cơ cấu giới, nhân tố chung của loài người đó là : trên toàn thế giới, các cháu trai ra đời nhiều hơn các cháu gái. Lúc mới ra đời, cứ 100 cháu gái thường có 105-106 cháu trai, ở độ tuổi mới sinh đến 5 tuổi, tỷ lệ con trai con gái ngang bằng, thậm chí trai nhiều hơn một chút. Trong điều kiện bình thường, ở độ tuổi 25-30, tỷ lệ nam - nữ cân bằng nhau, ở các độ tuổi sau đó, nhất là ở độ tuổi già, nữ thường có tuổi thọ cao hơn, do đó tỷ lệ nam nữ có độ chênh lệch cao hơn. Cơ cấu tuổi :
Dân cư Tân Yên giống dân cư nước ta, là dân cư trẻ, đa số là trẻ em và thanh niên. Đó là kết quả và hệ quả của dân cư có tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ trẻ sơ sinh giảm.
Chỉ riêng số trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện trong 5 năm qua đã ghi nhận được như sau:
Năm 1989 : 1990 1991 1992 1993 Tổng số 5 năm
4.477 cháu 3.598 3.650 3 746 3.780 18.221
Tổng số sinh của năm 1993 là 3.345 cháu. Con số này tương đương dân số của một xã ít dân nhất như xã Lan Giới : 3.307 người (số liệu 1992), hay 3.395 người (số liệu tháng 8 năm 1994).
Phân bổ dân cư:
Hiện trạng phân bổ dân cư Tân Yên mang tính tự nhiên, chủ yếu từ trình độ sản xuất nông nghiệp cổ truyền, có tỷ trọng kinh tế tự nhiên đáng kể, kiểu cư trú nông nghiệp, qúa trình nhiều thế kỷ khai phá đồi rừng... tồn tại cho đến nay. Dân cư đông lên rất nhanh nhưng địa bàn cư trú rất phân tán, có tới 330 điếm cư trú (làng, xóm, ấp, trại bãi, đồng, gò...)
Mật độ dân số trên mỗi km2 không ngừng đông thêm. Mật độ số dân của huyện năm 1993 là 676 người/km , vượt qua mật độ số dân bình quân
của 5 huyện trung du Hà Bắc năm 1983 : 668 người/km ; vượt hơn rất nhiều mật độ số dân bình quân của tỉnh Bắc Giang năm 1932 (668 2 2 người/km2 so 50 người/km2 ).
Tự nhiên và lịch sử phát triển kinh tế đã làm hình thành “3 vùng” ở Tân Yên : vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng Mật độ phân bổ số dân không đều ở 3 vùng, đông nhất là vùng đồng bằng (10 xã), rồi đến vùng trung du....
Mật độ số dân ở 10 xã đồng bằng (số liệu 1993):
XÃ Mật độ (người/km2) Thứ tự về mật độ số dân
Nhã Nam 1.602 1
Cao Thượng 941 2
Song Vân 905 3
Đại Hóa 882 5
Quang Tiến(1) 874 6
Ngọc Thiện 812 7
Quế Nham 673 9
Hợp Dức 635 12
Việt Lập 568 16
Liên Chung 522 20
(1) Xã Quang Tiến dược công nhận xã miền núi năm 1995

Mật độ số dân cua 7 xã trung du ( số liệu 1993):
Xã Mật độ
(người/km2) Thứ tự về mật độ số dân
Việt Ngọc 888 4
Lam Cốt 679 8
Ngọc Lý 666 10
Ngọc Vân 656 11
Ngọc Châu 617 13
Cao Xá 611 15
Phúc Sơn(2) 456 21
(1) Xã Phúc Sơn được công nhận xã Miền núi năm 1995
Mật độ số dằn của 5 xã miền núi ( số liệu năm 1993):
Xã Mật độ (người/km2) Thứ tự về mật độ số dân
Lan Giới 621 15
Tân Trung 555 17
Phúc Hòa 534 18
An Duưng 527 19
Liên Sơn 443 22
Lao động
Trước năm 1945, trong trình độ sản xuất chung của nước ta - một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lạc hậu, lao động ở Tân Yên cũng mang tính thủ công phổ biến), công cụ lao động thô sơ (con trâu đi trước, cái cày theo sau), ở Tân Yên, lao động của người nông dân chưa ra ngoài tính chất tự cung, tự túc, còn mang tính tự nhiên rõ rệt (khai thác gỗ, củi, lâm thổ sản, đánh bắt tôm cá ), Sự lạc hậu của nông nghiệp chưa tạo ra sự phân công lao động xã hội ngay trong nông nghiệp. Năng suất lao động rất thấp, chỉ đạt 7,5-15 tạ trên một hec-ta (số liệu năm 1932). Ngay trong các đồn điền của các điền chủ Pháp và Việt trong vùng, lao động của nông dân vẫn theo hình thức “lĩnh canh nộp tô” Lao động ở các lĩnh vực thủ công nghiệp, buôn bán, y tế, giáo dục ... chiếm tỷ lệ còn rất nhỏ bé.
Từ sau năm 1945, tính chất và trình độ còn thấp của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ trong qúa khứ chưa thể nhanh chóng thay đổi. Lao động ở Tân Yên đã qua các hình thức tổ đổi công hợp tác hóa và đang có sự thay đổi lớn từ khi mở ra công cuộc đổi mới đất nước (1987 đến nay).
Trước hết, các hộ nông dân (và lao động nông nghiệp) trở thành các đơn vị và chủ thể tự sản xuất, kinh doanh. Tân Yên có 97% tổng số dân là nông dân. Do đó lao động xã hội ở khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Năm 1960 số người trong độ tuổi lao động ở Tân Yên là 29.900 người (lao động) thì cho đến những năm trước và sau đổi mới, lao động xã hội ở Tân Yên diễn biến như sau :
Năm Lao động
1984 39.409
1985 42.787
1986 50.129
1987 52.997
1988 56.460
1989 69.506
1990 60.561
1991 69.291
1992 70.075.
Số liệu năm 1992 cho thấy : trong các ngành kinh tế quốc dân thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới : 96,8 % , lao động trong các lĩnh vực khác chỉ có 3,2 %. Trong số 22 xã, chỉ có xã Nhã Nam có số tỷ lệ hộ lao động nông nghiệp chiếm 82,2 %, hộ thương nghiệp, dịch vụ và hộ khác chiếm 17,8 %. ở các xã khác, tỷ lệ các hộ thương nghiệp, dịch vụ thường chỉ 0,1 % đến 1%. Riêng trong nông nghiệp thì 90 % lao động lại tập trung vào trồng trọt. Đến tháng 8 năm 1994, trong tổng số 34.735 hộ có tới 33.527 hộ nông nghiệp, chiếm 96,56 % tổng số hộ.
Cơ cấu lao động như trên phản ánh tính thuần nông còn rất đậm, trình độ phân công lao động xã hội diễn ra còn chậm.
Còn lại 3,2 % lao động xã hội được rải ra cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, gồm lao động quản lý, lao động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, lao động kỹ thuật... Tính đến năm 1992, trong tổng số 69.690 lao động có 2.224 lao động trong các lĩnh vực khác. Trong số 2.224 lao động này, thì số giáo viên đã lên tới 1.752 người , quản lý 217 người, còn lại lao động trong các xí nghiệp quốc doanh và tập thể trên địa bàn huyện có rất ít người.
Nếu theo cơ cấu lao động có bằng cấp thì toàn huyện có 2.338 người có bằng trung học, 783 người có bằng đại học và cao đẳng, 893 công nhân kỹ thuật. Sự phát triển chưa nhanh của nông nghiệp, trong một mức độ đáng kể, khiến việc sử dụng lao động chưa đạt hiệu quả tối ưu, đặc biệt là lao động có trình độ tri thức và tay nghề kỹ thuật cao. Còn trong nông nghiệp thì mỗi 1 năm thêm lên 1000 người bước vào độ tuổi lao động.
Với sự tồn tại của kinh tế thị trường nhiều thành phần, Tân Yên đang có sự biến đổi của lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán nhỏ... lao động làm thuê được chấp nhận. Khi các lĩnh vực này được mở rộng thì đó là những nơi thu hút sức lao động đáng kế và trở thành những nơi thu hút kỹ thuật, công nghệ của các tay nghề bậc cao. Nâng dần tỷ lệ thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện đồng thời cũng là quá trình thu hút nguồn lao động, phân công lại lao động và nâng cao dần năng suất và hiệu quả lao động.
Một trong các yếu tố tổng quát của quá trình công nghiệp hóa là sự áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để tạo ra năng suất xã hội cao. Giải phóng sức lao động nhưng phải tạo ra được năng suất lao động cao là nhiệm vụ to lớn trong nhiều chục năm nữa của Tân Yên.

 

Thứ hai, 03 Tháng 06 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,584
Tổng số trong ngày: 6,250
Tổng số trong tuần: 131,930
Tổng số trong tháng: 309,932
Tổng số trong năm: 4,610,182
Tổng số truy cập: 6,028,686