Một số giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Để tiếp tục thực hiện việc kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, ngày 24/8/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo đó Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP đồng thời thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau:

Để tiếp tục thực hiện việc kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, ngày 24/8/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo đó Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP đồng thời thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau:

1. Tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia.
Các cơ quan thông tin, báo chí, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội, nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân dân gương mẫu không uống rượu, bia trước khi lái xe; đồng thời ban hành quy định của cơ quan, đơn vị về không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa; xử lý nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.
2. Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc đội mũ bảo hiểm; ngăn chặn học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Các cơ quan truyền thông, tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy. Đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách; giáo dục thanh, thiếu niên chưa đủ tuổi không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Lực lượng công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, trở trẻ em không đội mũ bảo hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; Hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỉ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi; không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
4. MTTQ Việt Nam đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.
Các báo, các đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương phải có chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông….

                                                                                                                                  Hồng Thanh (st)

 

 

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 11,641
Total visited in day: 374,113
Total visited in Week: 641,658
Total visited in month: 1,086,091
Total visited in year: 1,795,416
Total visited: 3,213,920