Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyển tới trang đầy đủ

Xã Việt Ngọc

|
Lượt xem:
 Việt Ngọc là xã miền núi của huyện Tân Yên, cách thị trấn Cao Thượng khoảng 14 km. Diện tích tự nhiên 866,66ha, dân số năm 2011 là 8.628 người.

Việt Ngọc là xã miền núi của huyện Tân Yên, cách thị trấn Cao Thượng khoảng 14 km. Diện tích tự nhiên 866,66ha, dân số năm 2011 là 8.628 người.
Ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Lam Cốt, huyện Tân Yên và tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Đông giáp xã Song Vân và Ngọc Vân, huyện Tân Yên;
- Phái Nam giáp xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà;
- Phía Tây giáp xã Hoàng Thanh và Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hoà.
Xã có 23 thôn, tuyến giao thông chính của xã là đường tỉnh 295 và đường tỉnh 297.
Địa hình: Việt Ngọc là xã miền núi có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc địa hình cao hơn với các dải đồi xen kẽ các khu dân cư và cánh đồng tạo nên bề mặt không đều, thích hợp cho việc phát triển cây lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày. Phía Nam địa hình thấp dần với những mỏm đồi nhấp nhô xen kẽ đồng bằng thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
Thời tiết – khí hậu: Việt Ngọc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió Đông Nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s. Xã có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC. Lượng mưa khá lớn, bình quân 1.400 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 – 85%.
Tài nguyên đất: Việt Ngọc có diện tích đất tự nhiên 866,66 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 527,73 ha, chiếm 60,9% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 333,92 ha, chiếm 38,5% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 5,01 ha, chiếm 0,6% tổng diện tích tự nhiên
1.6. Tài nguyên nước: Nước mặt được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên, cùng với Kênh 3 và các ao hồ là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm nhiều, có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: đánh giá sơ bộ cho thấy trữ lượng nước ngầm khá phong phú, mực nước ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Tài nguyên khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn xã không có khoáng sản quý hiếm, chỉ có một số nguyên vật liệu xây dựng như sét, sỏi, cuội.
Tài nguyên nhân văn: Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa của ông cha xưa và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trên địa bàn có Đình Dĩnh, là di tích kiến trúc nghệ thuật, xếp hạng cấp tỉnh theo Quyết định số 2315/QĐ-CT ngày 30/12/2005. Chùa Hương Thịnh, Di tích Lịch sử-Văn hoá, được công nhận theo Quyết định số 2087/QĐ-UBND, ngày 25/12/2006. Đây là lợi thế có thể phát triển du lịch của địa phương.
Hiện trạng môi trường: Nhìn chung, môi trường không khí ở các khu vực nông thôn đến nay chưa bị ô nhiễm về các chất khí độc hại, bụi và tiếng ồn, ngoài một số vị trí và điểm gần cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên các chất thải chăn nuôi đều đổ thẳng ra cống rãnh thoát nước mà không có biện pháp thu gom, xử lý gây ra nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất đặc biệt ở những nơi tập trung cao các trang trại và các hộ chăn nuôi gia đình với quy mô lớn.
Kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2006-2011, việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên nói chung và xã Việt Ngọc nói riêng cơ bản thuận lợi.
Năm 2011, tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 108,3 tỷ đồng tăng gần 1,6 lần so với năm 2006, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 9,4%/năm. Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 74,2 tỷ đồng, tăng 7,2%/năm; công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn đạt 18,1 tỷ đồng, tăng 15,6%/năm; dịch vụ đạt 16 tỷ đồng, tăng 15,1%/năm.
Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo khu vực kinh tế của xã bước đầu đã có sự chuyển dịch tích cực. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là ngành quan trọng, giúp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, song đã và đang giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất; tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp – TTCN – Xây dựng tăng dần tỷ trọng. Năm 2006, lĩnh vực công nghiệp – TTCN – Xây dựng chiếm 12,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 75,8% giá trị sản xuất; lĩnh vực dịch vụ chiếm 11,5%. Năm 2011, cơ cấu của các lĩnh vực tương ứng là công nghiệp - xây dựng chiếm 16,7%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 68,5% và lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 14,8%.
Tình hình đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006-2011 đạt trên 138,7 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư phát triển được tập trung đầu tư chủ yếu cho các lĩnh vực như: Giáo dục, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn. Một số công trình trọng điểm, như: Xây dựng 12 phòng học kiên cố, 4 phòng học cấp 4 của trường THCS; xây dựng mới trường Mầm non khu B; 5 phòng khám của trạm y tế khu A; đầu tư xây dựng đường bê tông xi măng tuyến đường Phố Mới – Phú Thọ, tuyến Cầu Thanh Ba – Đầm Lác, tuyến đường tỉnh 295 – Việt Hùng; xây dựng mới 10 nhà văn hóa các thôn: Phú Thọ, An Lạc I, Phố Mới, Việt Hùng, Tân An, Trại Tón, Nành, Dĩnh, Ngõ Giữa, Ngõ Nành, Đồng và Cầu Trại II. Ngoài ra còn một số các công trình và hạng mục công trình công cộng đã được đầu tư xây mới và nâng cấp.
Dân số, lao động: Năm 2011 dân số của xã là 8.628 người, trong đó Nam chiếm 49,14%, Nữ chiếm 50,86%; mật độ dân số bình quân 996 người/km2. Người dân Việt Ngọc chủ yếu là dân tộc kinh, số người trong độ tuổi lao động lớn (chiếm 60,36%). Toàn xã có 2.380 hộ, trong đó: hộ làm nông nghiệp 1.919 hộ; 189 hộ làm Công nghiệp - TTCN – Xây dựng và 272 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2011 khoảng 5.208 người, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình.
Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
Ngành Công nghiệp – xây dựng: Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống, TTCN chậm phát triển và không tập trung, chủ yếu là các nghề như nghề mộc, cơ khí sửa chữa nhỏ lẻ, chưa có tính chất hàng hóa, vốn đầu tư thấp. Đến nay, trên địa bàn xã có một số doanh nghiệp và HTX đang sản xuất, kinh doanh như Công ty Mai Luận, Công ty điện tử Việt Mỹ. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2006 đạt 8,8 tỷ đồng, năm 2011 đạt 18,1 tỷ đồng.
Ngành Nông - Lâm - Thủy sản: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2011 đạt 966 ha, trong đó diện tích lúa 699,5 ha, ngô 101,2 ha, sắn 43 ha, rau mầu các loại 46,5 ha, lạc 76 ha… Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 5.140 tấn, sản lượng lương thực có hạt bình quân/người/năm đạt trên 595 kg. Đến nay toàn xã có 5 cánh đồng thu nhập cao với diện tích khoảng 16,5 ha, giá trị sản xuất đạt 125 trđ/ha. Nhiều mô hình sản xuất với hệ thống cây trồng phù hợp đã được xây dựng, bước đầu hình thành một số cánh đồng sản xuất cây rau, màu tập trung. Giá trị sản xuất bình quân/1ha đạt trên 55 triệu đồng.
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước hình thành những trang trại nuôi trồng thuỷ sản tập trung, sản lượng cá năm 2011 đạt 90 tấn, chủ yếu là sản lượng thủy sản nuôi trồng.
Về sản xuất lâm nghiệp: Diện tích rừng năm 2011 là 1,43 ha. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trước đây đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn
Năm 2011 bình quân giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp trên 1 lao động nông nghiệp đạt trên 7 triệu đồng. Số hộ trên 200 triệu đồng/năm là 45 hộ.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Việt Ngọc dần có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (năm 2011 chiếm trên 38,6%, giảm 11,2% so với năm 2006); ngành chăn nuôi đang phát triển với trọng tâm phát triển là đàn lợn, đàn gia cầm và đàn bò. Cơ cấu ngành trồng trọt cũng đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các nhóm cây trồng hàng hoá (cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm) năm 2011 đều tăng so với năm 2006.
Ngành thương mại dịch vụ: Trong giai đoạn 2006-2011, kinh tế dịch vụ của xã đã có những bước phát triển, tuy nhiên ở mức độ nhỏ bé và còn chậm. Năm 2006, giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt khoảng 7,9 tỷ đồng theo giá hiện hành, đến năm 2011 giá trị sản xuất đạt 16 tỷ đồng, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân/năm của khu vực dịch vụ đạt 15,1%. Nếu xét về mặt quy mô của khu vực dịch vụ thì giá trị tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, dịch vụ của xã phát triển còn mang tính tự phát là chủ yếu, chưa hình thành nên những ngành dịch vụ “chủ chốt” có tính chất quyết định cho sự phát triển của xã mà còn tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như: thương nghiệp (chủ yếu là bán buôn, bán lẻ, vận tải thô sơ…). Do vậy, mặc dù giá trị sản xuất lĩnh vực dịch vụ năm 2011 có mức tăng khá so với năm 2006 song giá trị còn nhỏ, chiếm 14,8% tổng giá trị sản xuất.
Lao động trong các ngành thương mại dịch vụ của xã: Năm 2011, xã có 5.208 lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế trong đó số lao động đang hoạt động trong các ngành thưong mại dịch vụ là 635 người, chiếm 12,19%. Các loại hình dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là bán buôn, bán lẻ, vận tải thô sơ.
Văn hoá xã hội, an ninh – quốc phòng
Hiện nay, xã có 4 trường là: Mầm non số I, Mầm non số II; Trường Tiểu học và trường THCS đã đạt chuẩn Quốc gia, trong đó trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Tỷ lệ huy động học sinh bậc tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS đạt 97,8%; số học sinh tốt nghiệp THCS đỗ THPT đạt 80%; số trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo 95%, nhà trẻ đạt 27%. Toàn xã có 19 dòng họ xây dựng quỹ khuyến học, góp phần vào phong trào xã hội hóa giáo dục.
Trường mầm non số I hiện nay có 328 cháu với 19 cán bộ, giáo viên; trường Mầm non số II hiện nay có 255 cháu với 15 cán bộ, giáo viên; Trường tiểu học có 650 học sinh, 40 cán bộ, giáo viên; Trường THCS có 492 học sinh với 29 cán bộ, giáo viên.
Công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề được quan tâm. Trong giai đoạn 2006-2011 đã tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ cho gần 2.160 lượt người, mở lớp dạy nghề chăn nuôi qua đó đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 32,7% vào năm 2011.
Hệ thống y tế ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Trên địa bàn hiện có 2 trạm y tế (Khu A và khu B) với tổng diện tích đất là 2.205 m2, đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế vào năm 2006 (theo chuẩn cũ); trang thiết bị y tế được cung cấp, mua sắm tương đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, cán bộ y tế thôn đều đạt trình độ từ sơ cấp trở lên; Trạm y tế hiện có 8 người, trong đó: 1 bác sỹ; 3 y tá, điều dường; 3 y sỹ và 1 nữ hộ sinh, ngoài ra còn có 23 cán bộ y tế thôn.
Năm 2011 có 2.281 người tham gia bảo biểm y tế, đạt 26,4% tổng dân số xã.
Công tác văn hóa, thông tin: Hệ thống đài truyền thanh xã đi vào hoạt động với chất lượng, thời lượng được nâng lên, kịp thời phản ánh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong xã tích cực tham gia. Năm 2011 toàn xã có 1.679 gia đình đạt gia đình văn hóa, 20/23 thôn đạt khu dân cư tiến tiến, 13 thôn và 5 cơ quan đơn vị đạt làng văn hóa và cơ quan văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh.
Các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong giai đoạn 2006-2011 đã xây mới được 10 nhà văn hóa; hiện nay 19/23 thôn có nhà văn hóa, trong đó một số thôn dùng chung nhà văn hóa như thôn Phú Thọ 1-2, thôn Việt Hùng 1-2 (còn thôn Ngõ Đá, thôn Trại Hạ chưa có NVH).
Về mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay trên địa bàn xã có 1 điểm Bưu điện văn hóa xã, 619 máy điện thoại cố định, mật độ điện thoại đạt 7,2 máy/100 dân.
Hệ thống Internet đã được phát triển, hiện nay có 90% các cơ quan, trường học trên địa bàn đã sử dụng Internet vào việc giải quyết công việc..
Đời sống nhân dân và công tác xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 14,5 triệu đồng, bằng 111,5%, tương tương 1,12 lần thu nhập bình quân trung khu vực nông thôn của tỉnh. Công tác xóa đói, giảm nghèo được thường xuyên quan tâm thực hiện, tính đến tháng 10/2011 số hộ nghèo còn 164 hộ, cận nghèo còn 103 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,9%, cận nghèo 4,2%
Công tác quan tâm đời sống đối với người và gia đình có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội luôn kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách. Việc thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã huy động được 59,7 triệu đồng và hàng trăm ngày công lao động để hỗ trợ 9 hộ nghèo cải thiện về nhà ở.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm. Hàng năm có từ 45-50 lao động được đi học nghề và tìm được việc làm; giai đoạn 2006-2011 trên địa bàn xã có 75 lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Không gian kiến trúc
Thôn xóm và nhà ở : Nhà ở, thôn xóm được hình thành theo từng cụm bám theo trục đường giao thông liên thôn, liên xã, không gian sử dụng hình thành từ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất từ lâu đời, cấu trúc không gian đơn giản, kém tiện nghi, kết cấu thô sơ, chủ yếu là nhà 1 tầng, xây dựng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất. Nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, phù hợp với lối sống canh tác tiểu nông, vừa ở vừa kết hợp với sản xuất chăn nuôi. Các hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, các mặt hàng chủ yếu là tạp phẩm phục vụ các nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt của người dân. Các hộ này chủ yếu bám các mặt đường tỉnh lộ và các trục đường chính của xã.
Qua thống kê, trên địa bàn số hộ có nhà ở kiên cố, nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng chiếm trên 76,4%; số hộ có nhà kiên cố song chưa đạt chuẩn chiếm 23,6%, không còn nhà tạm, nhà dột nát.
Các công trình công cộng: Các công trình nhà văn hóa thôn xóm phần lớn được xây dựng tại cạnh các điểm dân cư, một số nằm ở trung tâm thôn xóm, xen kẽ giữa các khu dân cư, giao thông tiếp cận là các đường thôn xóm, bề rộng đường nhỏ hẹp, không đảm lưu thông các phương tiện cơ giới.
Trụ sở UBND xã: Tổng diện tích đất 1.696 m2, công trình trên đất gồm: Khối nhà làm việc 1 tầng diện tích xây dựng 197,2 m2, hội trường 1 tầng, diện tích xây dựng 111,5 m2; các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, nhà để xe diện tích xây dựng 115 m2.
Trạm Y tế xã: Khu A (thôn Dĩnh), tổng diện tích đất 1.762,7 m2, công trình trên đất gồm: 2 dãy nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 230 m2; các công trình phụ trợ như sân, vườn thuốc, nhà vệ sinh...đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trạm y tế khu B, diện tích đất 442 m2, gồm 1 khu nhà 1 tầng diện tích xây dựng 75 m2.
Về hạ tầng chợ: Chợ trung tâm xã tại thôn Dĩnh, diện tích đất 3.504 m2, hiện vẫn chưa được đầu tư xây dựng, do vậy gây khó khăn trong việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương. Trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng mới.
Công trình văn hóa, thể thao và giáo dục: Trên địa bàn xã hiện có hơn 20 công trình văn hóa tín ngưỡng, gồm: 9 chùa, 3 Đình và hơn 10 miếu với tổng diện tích đất 15.000 m2. Các công trình văn hóa, tín ngưỡng đã được xây dựng từ lâu, một số được người dân trùng tu, cải tạo; tuy nhiên hiện nay còn một số công trình đã và đang xuống cấp cần tu sửa, giữ gìn.
- Toàn xã có 19 nhà văn hóa thôn/23 thôn, trong đó có thôn Phú Thọ I + II và thôn Việt Hùng I + II dùng chung nhà văn hóa, với tổng diện tích đất các nhà văn hóa và khuôn viên 17.805 m2, diện tích xây dựng 1.743 m2. Ngoài các nhà văn hóa thôn Ngõ Nành, Cầu Trại II, Trại Tón, An Lạc I, Phố Mới và Việt Hùng có diện tích xây dựng đạt từ 120 m2 trở lên, các nhà văn hóa còn lại đều chưa đủ diện tích xây dựng tối thiểu theo quy định (120 m2, tương đương 80 chỗ ngồi). Hiện tại còn thôn Ngõ Đá và Trại Hạ chưa có nhà văn hóa.
Trường học đã các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, đến nay 4/4 trường đều đã đạt chuẩn quốc gia, riêng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ II. Các công trình có chiều cao chủ yếu từ 1-2 tầng, cụ thể:
Trường trung học cơ sở xây dựng trên khu đất 9.547 m2, diện tích xây dựng 1.321 m2, gồm: Khu nhà lớp học 2 tầng, khu lớp học một tầng, khu hiệu bộ và một số công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, nhà xe, kho, tường bao…trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia.
Trường tiểu học: Trường TH khu trung tâm xã (thôn Dĩnh), xây dựng trên khu đất 12.516 m2, diện tích xây dựng 684 m2, hiện tại một số phòng học đã xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa; điểm trường Tiểu học thôn Phố Mới diện tích đất 3.150 m2, diện tích xây dựng 459 m2, hiện nay nhà trường còn thiếu khu nhà vệ sinh.
+ Trường mầm non số I (thôn Dĩnh): Diện tích đất 2.212,7 m2, diện tích xây dựng 850 m2.
+ Trường Mầm non số II (thôn Phố Mới): Diện tích đất 2.226 m2, diện tích xây dựng 769 m2.
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường sinh thái
Trên địa bàn xã chỉ có hệ thống giao thông đường bộ, gồm: Hệ thống đường tỉnh, đường trục xã, đường thôn xóm và đường nội đồng với tổng chiều dài 111 km, trong đó:
- Đường tỉnh: Gồm 2 tuyến dài 6,8 km, trong đó:
+ Đường tỉnh 295 dài 3 km, gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, nền đường rộng 7 m, lề 2x1,75m, mặt đường rộng 3,5m, mặt đường trải bê tông nhựa. Hiện một số đoạn đã xuống cấp đang được cải tạo sửa chữa.
+ Đường tỉnh 297 dài 3,8 km, gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, nền đường rộng 7,5 m, lề 2x0,75m, mặt đường rộng 6m, mặt đường trải bê tông nhựa.
- Đường trục xã, gồm 8 tuyến, dài 9,8 km, đến nay đã cứng hóa được 56,4%.
- Đường trục thôn: 53 tuyến, dài 40 km. Đến nay mới kiên cố hóa được 11,5 km, bằng 37%; các đoạn còn lại mặt đường là đất cấp phối tự nhiên hoặc đất tự nhiên.
- Đường ngõ xóm: 110 tuyến, dài 27,1 km. Đến nay mới kiên cố hóa được 7,8 km, bằng 28,8%; các đoạn còn lại mặt đường là đất cấp phối tự nhiên hoặc đất tự nhiên.
- Hệ thống đường giao thông nội đồng gồm 103 tuyến dài 36,4 km, được hình thành tự phát, đường nhỏ hẹp, phổ biến từ 2,5÷3m, chất lượng kém. Trên địa bàn không có hệ thống giao thông đường sông, đường sắt và kho tàng bến bãi.
Hiện trạng thoát nước, thủy lợi: Hệ thống thoát nước: Lưu vực thoát nước Xã Việt Ngọc gồm có 2 lưu vực:
(+) Lưu vực thứ nhất gồm các thôn: Phú Thọ 1, 2; An Lạc 1, 2; Đầm Lác, Phố Mới, Việt Hùng 1, 2 và Trại Hạ, hướng thoát nước Tây Bắc – Đông Nam chày dồn về suối Trị Cụ (giáp xã Song Vân).
(+) Lưu vực thứ 2 gồm các thôn: Cầu Trại 1, 2; Thể Hội, Tân An, Nành, Dĩnh, Chính, Ngõ Giữa, Ngõ Đá, Hàng Da, Ngõ Nành, Đồng Xứng, hướng thoát nước Tây Bắc – Đông Nam chảy dồn về ngòi Đồng Xứng.
Thuỷ lợi: Trên địa bàn xã có hệ thống kênh cấp I do Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Sông Cầu quản lý và hệ thống kênh cấp III do xã và thôn quản lý, với tổng chiều dài 59,3 km, trong đó:
+ Kênh cấp I, chiều dài 3,02 km, đã cứng hóa 100% bằng nguồn vốn dự án nâng cấp hệ thống thủy nông sông Cầu.
+ Kênh cấp III (do xã quản lý), chiều dài 5,5 km, đến nay đã KCH được 2,8 km, bằng 50,9%.
+ Kênh cấp III (do thôn quản lý), chiều dài 50,7 km, trong đó đến nay đã KCH được 5,6 km, bằng 11,3%.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung.
Hệ thống điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Việt Ngọc được lấy từ trạm điện trung gian, huyện Hiệp Hòa.
Trên địa bàn xã có 2 loại đường dây: 10 KV và 0,4 KV, cụ thể:
+ Đường dây 10 KV dài 5,7 km.
+ Đường dây 0,4KV dài 25,4 km.
+ Trạm biến áp: Có 5 trạm biến áp với tổng công suất 740 KVA.
Hiện trạng hệ thống thoát nước thải, thu gom rác thải và nghĩa trang: Nhìn chung môi trường Việt Ngọc chưa bị ô nhiễm nặng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Trên địa bàn chưa có bãi rác của xã, 100% các thôn không có địa điểm tập kết rác cũng như các dụng cụ thu gom rác.
Về nghĩa trang: Trên địa bàn có 1 nghĩa trang liệt sỹ; 16 nghĩa trang nhân dân và các khu lẻ với diện tích 9,92 ha. Hiện nay nghĩa trang liệt sỹ được đầu tư xây dựng hạ tầng khá hoàn chỉnh, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với phong tục tập quán của người dân địa phương, vệ sinh môi trường đảm bảo.
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Quy hoạch xã trong mối liên hệ vùng, phát triển đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ với các thị trấn của khu vực như Cao Thượng, Nhã Nam và thị trấn Thắng của huyện Hiệp Hòa.
Quy hoạch sử dụng đất
a) Đất nông nghiệp:
+ Đất lúa: Tổng diện tích lúa nước 326,22 ha, trong giai đoạn tới cần tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, vòng quay của đất, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa 1 vụ sang 2 vụ do đầu tư thuỷ lợi đảm bảo chống ngập úng và nước tưới.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá các loại cây trồng phù hợp với khí hậu thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng cũng như nước tưới của địa phương. Phát triển các loại cây cho năng suất, chất lượng và hiệu quả, phục vụ nhu cầu thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
+ Đất trồng cây lâu năm: Chuyển đổi 12,6 ha diện tích đất trồng cây hàng năm khác ở những vị trí cao sang trồng cây lâu năm, đưa diện tích trồng cây lâu năm đến năm 2025 khoảng 29,8 ha.
+ Đất rừng sản xuất: Lâm nghiệp không phải là thế mạnh của xã Việt Ngọc, với diện tích nhỏ hiện có khoảng 1,43 ha cần duy trì và đưa vào một số loại cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Tận dụng diện tích mặt nước hiện có để phát triển thuỷ sản, chuyển một số diện tích đất trũng, trồng lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng các hồ, đập mới để nuôi thuỷ sản, đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 51,29 ha.
Đất ở: Quy hoạch đất ở mở rộng tại các thôn, đảm bảo diện tích đất dành cho 1.290 người tăng thêm đến năm 2025 so với năm 2011 là 12,23 ha, gồm: đất ở, đất công trình dịch vụ, đất cây xanh, đất hạ tầng, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Các khu cấp mới trên cơ sở hình thành các khu dân cư lớn, không hình thành các khu nhỏ khó quản lý; phải hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại đất có hiệu quả cao vào mục đích đất ở, tận dụng các loại đất kém hiệu quả. Trên cơ sở đó, xác định 29 vị trí tại 23 thôn với tổng diện tích 12,23 ha.
Đất chuyên dùng: Trụ sở UBND xã: Mở rộng thêm ra phía sau 536 m2, diện tích sau mở rộng 2.232 m2, xây dựng nhà làm việc diện tích sàn các hạng mục 1.400 m2.
- Về giáo dục: Trường THCS: Diện tích đất đã đạt chuẩn. Hiện nay khu nhà Hiệu bộ, diện tích 180 m2 đã xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa để đáp ứng điều kiện dạy và học. Trường tiểu học: Diện tích đất đã đạt chuẩn. Hiện nay khu trung tâm cần cải tạo, sửa chữa 6 phòng học; xây nhà vệ sinh khu trung tâm, tổng diện tích xây dựng khoảng 380 m2; điểm trường thôn Phố Mới, xây bổ sung khu nhà vệ sinh, diện tích khoảng 50 m2. Trường mầm non số I: Xây mới 3 phòng chức năng, cải tạo sửa chữa 5 phòng học hiện đã xuống cấp nghiêm trọng; xây khu vệ sinh, nhà để xe và lát sân, tổng diện tích cải tạo và xây mới khoảng 440 m2. Trường Mầm non số II: Hiện trường còn thiếu 2 phòng học cần bổ sung xây dựng mới, diện tích xây dựng khoảng 110 m2.
- Về Y tế: Cần cải tại và bổ sung một số phòng để đạt theo chuẩn mới, cụ thể cải tạo khu nhà hiện có, xây bổ sung mới 2 phòng điều trị nội trú, diện tích khoảng 90 m2, xây dựng khu vệ sinh và tường bao để đảm bảo điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân.
- Về văn hoá: Xây dựng mới nhà văn hoá xã trong khuôn viên trụ sở UBND xã, diện tích xây dựng 420 m2.
Về công trình nhà văn hóa thôn: Bổ sung Quy hoạch và xây dựng mới NVH thôn Ngõ Đá tại khu cửa nhà Ông Đào, diện tích đất 1.000 m2, diện tích xây dựng 120 m2. Bổ sung Quy hoạch và xây dựng mới NVH thôn Phú Thọ I tại khu cửa nhà Ông Thuận, diện tích đất 1.000 m2, diện tích xây dựng 120 m2.
Bổ sung Quy hoạch và xây dựng mới NVH thôn Hàng Gia (cạnh STT và điểm dân cư mới), diện tích đất 2.000 m2, diện tích xây dựng 120 m2.
Bổ sung Quy hoạch và xây dựng mới NVH thôn Chính (cạnh STT), diện tích đất 2.300 m2, diện tích xây dựng 120 m2.
Mở rộng đất NVH thôn Ngõ Nành thêm 534 m2, diện tích sau mở rộng 800 m2.
Mở rộng đất văn hóa Ngõ Giữa thêm 400 m2, diện tích sau mở rộng 601 m2 và xây dựng mới NVH diện tích xây dựng 120 m2.
Mở rộng đất NVH thôn Đồng Xứng thêm 1.000 m2 tại đối diện NVH cũ diện tích sau mở rộng 1.213 m2 và xây dựng mới NVH diện tích xây dựng 120 m2.
Mở rộng đất nhà văn hóa thôn Cầu Trại I thêm 1.689 m2, diện tích sau mở rộng 2.000 m2 và xây dựng mới NVH diện tích xây dựng 120 m2.
Mở rộng đất nhà văn hóa thôn Nành thêm 825 m2, diện tích sau mở rộng 1.465 m2 và cải tạo mở rộng diện tích xây dựng NVH thêm 62 m2.
- Công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Mở rộng diện tích chùa thôn An Lạc II, diện tích sau mở rộng 1.500m2
Đất sản xuất kinh doanh:
Quy hoạch điểm sản xuất CN-TTCN và điểm kinh doanh, dịch vụ thương mại tổng hợp đảm bảo thuận lợi về giao thông, có điều kiện kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhân dân.
(+) Điểm kinh doanh Dịch vụ - Thương mại tổng hợp và bãi đỗ xe: Quy hoạch 2 điểm kinh doanh dịch vụ, thương mại tổng hợp và bãi đỗ xe tập trung với tổng diện tích khoảng 5,51 ha.
(+) Điểm sản xuất CN-TTCN: Quy hoạch 3 điểm sản xuất công nghiệp - TTCN tại thôn Việt Hùng và thôn Trại Hạ, với tổng diện tích 21,7 ha.
+ Đất có mục đích công cộng:
(+) Đất giao thông: Với việc quy hoạch mở rộng các khu dân cư và các tuyến đường đều mở rộng, dự kiến đất giao thông tăng khoảng 12 ha, trong đó: khoảng 60% qua các khu dân cư, 35% đất lúa, 5% đất trồng cây hàng năm.
(+) Thuỷ lợi: Hầu hết các tuyến kênh đều đã có mặt bằng, không phải thực hiện chuyển đổi.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp
- Phá bỏ các bờ thửa nhỏ lẻ, các mương máng, thùng vũng tạo thành những thửa ruộng lớn, thuận lợi cho cơ giới hóa và sản xuất tập trung quy mô lớn.
- Cây lúa: Tổng diện tích trồng lúa nước của xã Việt Ngọc đến năm 2025 khoảng 326,22 ha, trong giai đoan tới cần đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu hạn vào sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Một số vùng sản xuất lúa tập trung lớn như:
(+) Xứ đồng: Ba Mồm, Chuôm, Đám Mạ và Máng cộc.
(+) Xứ đồng: Cây thông, đồng Ram, Chuông Chủ.
(+) Xứ đồng: Cửa làng, Giếng giữa, Đồng mờ, Rộc Đá.
(+) Xứ đồng: Cửa Trại, đồng đá, Đà Lim, bờ Rứa, đồng Lửng.
(+) Xứ đồng: Cây Sòi, lò ngói, Chuôm Thang, sau chùa.
(+) Xứ đồng: Cầu Dĩnh, đồng Lay, Cửa Trầu, mả Vu, Cửa Mường, đồng Ngoài, Cửa Hải, bờ Lược, Cổng Quán, bờ Lũy.
(+) Xứ đồng: Cửa Ngõ, đồng Dộc, mả Lang, Cầu Lôi.
(+) Xứ đồng: Đồi Ngòi, Núi Hiền, bãi Sất, Rừng Cán.
(+) Xứ đồng: Cây dừa, đồng Suối, đồng Gà, đồng Giếng, đồng Trường, Thông Lâm.
(+) Xứ đồng: Cây Thông, đồng Cờ, đồng Tượng, Gò Đông, sau kho, trại Quynh, đồng Cầu, đồng cửa Điếm, đồng Nhòi, dộc Đồng Đăng.
(+) Vùng trồng lúa giống khoảng 28,2 ha, gồm: Khu đồng Bông-đồng-Tượng-cửa Chùa (thôn Chính), diện tích 19,7 ha; Khu đồng Suối (thôn Dĩnh), diện tích 2,6 ha; khu đồng thôn Phú Thọ, diện tích 5,9 ha.
- Vùng trồng mầu: Trọng tâm là phát triển cây ngô, lạc, đỗ, khoai và sắn, quy hoạch 6 vùng trồng mầu, với tổng diện tích khoảng 50,8 ha. Tập trung chủ yếu tại một số khu vực như:
(+) Xứ đồng Cây Sòi, đồng Ngữ (Thôn Hàng Gia);
(+) Xứ đồng mả lang, cửa ngõ (thôn Ngõ Đá);
(+) Xứ đồng Cầu Lội, cửa chùa (thôn Chính);
(+) Xứ đồng Cầu, đồng gốc thông (thôn Nành);
(+) Khu Bãi Lạc (Thôn An Lạc 1);
(+) Khu bãi ông Bộ (Việt Hùng, Trại Hạ);
- Cây ăn quả: Duy trì và phát triển diện tích cây ăn quả hiện có khoảng 29,84 ha; thực hiện cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả.
Khu chăn nuôi tập trung: Quy hoạch 8 trang trại chăn nuôi tập trung với tổng diện tích quy hoạch khoảng 11,1 ha, cụ thể:
(+) Trang trại tập trung (khu nhà Ông Luận, Phú Thọ II);
(+) Trang trại tập trung (khu Đồi Mạ, thôn Trại Hạ);
(+) Trạng trại tập trung (khu Trại Chè, thôn Trại Hạ);
(+) Trang trại tập trung (khu Ao Vu, thôn Phú Thọ I, II);
(+) Trang trại tập trung tại cạnh nghĩa trang Gò Tròn (Việt Hùng II);
(+) Trang trại tập trung cạnh nghĩa trang QH và khu đồi Bà Sính (An Lac I);
(+) Trang trại tập trung (Ô Nảy, thôn Tân An);
(+) Trang trại tập trung (Ô Liệu, thôn Ngõ Đá);
Khu nuôi trồng thủy sản: Định hướng thời gian tới tiếp tục chuyển đổi khoảng 21,17 ha đất trồng lúa tại các vị trí trũng sang nuôi thuỷ sản, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 51,29 ha, quy hoạch 7 khu vực nuôi trồng thủy sản lớn, cụ thể:
(+) Khu nuôi trồng thủy sản, khu cửa miếu (An Lạc I);
(+) Khu nuôi trồng thủy sản, sau đường tỉnh 295 (Ngõ Đá);
(+) Khu nuôi trồng thủy sản (Khu lò dầu, khu Tân An Việt Hùng);
(+) Khu đồng cửa (Khu cửa Ông Ha, thôn Trại Hạ);
(+) Khu nuôi trồng thủy sản (Khu thùng đấu, làng Hội; cửa làng Hà thôn Thể Hội);
(+) Khu nuôi trồng thủy sản (Khu đồng Ram, thôn Cầu Trại I);
(+) Khu nuôi trồng thủy sản (Khu đồng trũng, thôn Cầu Trại II).
d) Khu trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản:
Quy hoạch 8 khu trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích khoảng 13,8 ha.
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu Ao Vu, An Lạc II, Phố Mới);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu ông Hữu thôn Đầm Lác);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu Bờ Lược, thôn Đồng Xứng);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu Cầu Nội, thôn Đồng Xứng);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu đồng sắn thôn Chính);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (khu đồng Đàng, thôn Nành);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (Khu cửa chùa Hội, thôn Thể Hội);
(+) Trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản (Khu nhà ông Bẩy, thôn Tân An).
Quy hoạch điểm sản xuất công nghiệp, TTCN và ngành nghề nông thôn
Quy hoạch 3 điểm sản xuất công nghiệp - TTCN tại thôn Việt Hùng và Trại Hạ, với tổng diện tích 21,7 ha, trong đó:
(+) Điểm thứ nhất: Khu đồi thương binh, thôn Việt Hùng, diện tích 11 ha.
(+) Điểm thứ hai: Khu đồi tròn, thôn Việt Hùng, diện tích 7,63 ha.
(+) Điểm thứ ba: Khu trại chè, thôn Trại Hạ, diện tích 3,07 ha.
Quy hoạch điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, bãi đỗ xe
- Chợ xã: Xây dựng trên vị trí hiện hữu thuộc thôn Dĩnh, diện tích đất 3.504 m2, diện tích xây dựng 1.200 m2.
- Điểm kinh doanh Dịch vụ - Thương mại – Bãi đỗ xe: Quy hoạch 2 điểm kinh doanh dịch vụ, thương mại tập trung với tổng diện tích khoảng 5,51 ha, gồm:
(+) Điểm thứ nhất tại khu đồng Suối, thôn Dĩnh, giáp đường tỉnh 295, diện tích khoảng 0,81 ha.
(+) Điểm thứ hai tại Khu đồng sau chùa, chuôm Thang (thôn Ngõ Giữa) cạnh ĐT 295; Khu đồng Mờ (thôn Ngõ Nành) cạnh ĐT 295 và 297, diện tích khoảng 4,05 ha.
(+) Bãi đỗ xe tập trung, diện tích 0,65 ha.